Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Phân loại mức độ nặng của đợt cấp COPD và biện pháp ngăn ngừa đợt cấp tái phát

Thứ ba, 14-06-2022 16:23 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Đối với người bệnh COPD, những đợt cấp là nỗi sợ luôn chực chờ vì nó có thể tái phát bất cứ lúc nào. Hiện nay, nhiều tiêu chuẩn đã được đặt ra nhằm phân loại mức độ nặng của COPD, cũng như giúp việc điều trị thuận lợi hơn. Vậy, mức độ nặng của đợt cấp COPD được phân loại như thế nào? Biện pháp nào giúp ngăn ngừa đợt cấp tái phát hiệu quả? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

 

Mức độ nặng của đợt cấp COPD được phân loại theo tiêu chuẩn nào?

Mức độ nặng của đợt cấp COPD được phân loại theo tiêu chuẩn nào?

 

Phân loại mức độ nặng của đợt cấp COPD theo Anthonisen

   Tiêu chuẩn Anthonisen được đưa ra lần đầu tiên vào năm 1987. Tiêu chuẩn này chia mức độ nặng của đợt cấp COPD theo 3 mức độ như sau:

- Đợt cấp COPD nhẹ: Người bệnh có 1 trong 3 triệu chứng nặng là khó thở; đờm nhiều; đờm màu đục, vàng và các triệu chứng đi kèm khác như: Ho, khó thở, sốt không lý do. Trong 5 ngày trước đó có xảy ra hiện tượng nhiễm khuẩn đường hô hấp. Nhịp thở, nhịp tim tăng > 20% so với ban đầu.

- Đợt cấp COPD trung bình: Người bệnh có 2 trong 3 triệu chứng nặng sau: Khó thở; đờm nhiều; đờm màu đục, vàng. Lúc này, người bệnh có thể sử dụng kháng sinh nếu màu sắc của đờm thay đổi.

- Đợt cấp COPD nặng: Người bệnh có cả 3 triệu chứng kể trên và được khuyến nghị dùng kháng sinh.

 

Khó thở tăng, thở rít là dấu hiệu của đợt cấp COPD

Khó thở tăng, thở rít là dấu hiệu của đợt cấp COPD

 

Phân loại mức độ nặng của đợt cấp COPD theo ATS/ERS sửa đổi

    Đây là tiêu chí được đưa ra bởi Hiệp hội lồng ngực Hoa Kỳ (ATS) và  Hiệp hội hô hấp châu Âu (ERS) dùng để đánh giá mức độ nặng của cả COPD và hen phế quản. Với tiêu chí này, mức độ nặng của đợt cấp COPD sẽ được phân loại như sau:

- Đợt cấp COPD nhẹ: Người bệnh cảm thấy khó thở khi đi nhanh, leo cầu thang; nhịp thở bình thường; không xảy ra hiện tượng co kéo cơ hô hấp và hõm ức; có 1 trong 4 triệu chứng sau: Đờm mủ, sốt, tím tái và/hoặc phù mới xuất hiện hoặc nặng lên. Mức độ này có thể được kiểm soát bằng việc tăng liều các thuốc điều trị hàng ngày.

- Đợt cấp COPD trung bình: Người bệnh thấy khó thở khi đi chậm ở trong phòng; nhịp thở 20 - 25 lần/phút; thường có hiện tượng co kéo cơ hô hấp và hõm ức; có 2 trong 4 triệu chứng sau: Đờm mủ, sốt, tím tái và/hoặc phù mới xuất hiện hoặc nặng lên. Người bệnh cần được điều trị bằng corticoid toàn thân hoặc thuốc kháng sinh.

- Đợt cấp COPD nặng và rất nặng: Người bệnh khó thở ngay cả khi đang nghỉ ngơi; khó thở dữ dội, thở ngáp; nói chậm từng từ hoặc không nói được; tri giác: ngủ gà, lẫn lộn, hôn mê; nhịp thở 25 - 30 lần/phút hoặc chậm, thậm chí ngừng thở; chuyển động ngực – bụng nghịch thường; xuất hiện co kéo cơ hô hấp và hõm ức; có 3 hoặc cả 4 triệu chứng sau: đờm mủ, sốt, tím tái và/hoặc phù mới xuất hiện hoặc nặng lên. Người bệnh lúc này cần sớm nhập viện hoặc khám cấp cứu để được can thiệp kịp thời.

 

 Người bệnh COPD cần được nhập viện điều trị khi đợt cấp trở nặng

Người bệnh COPD cần được nhập viện điều trị khi đợt cấp trở nặng

 

Phân loại mức độ nặng của đợt cấp COPD theo GOLD 2017

   GOLD là một tổ chức phi lợi nhuận do Tổ chức Y tế Thế giới và Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia Hoa Kỳ sáng lập và bắt đầu hoạt động từ năm 1997 nhằm cải thiện việc chăm sóc người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Hiện nay, tiêu chuẩn của GOLD được sử dụng rộng rãi nhất trên toàn thế giới.

    Mức độ nặng của COPD theo GOLD 2017 được phân loại như sau:

- Đợt cấp COPD nhẹ: Người bệnh chỉ cần dùng thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn (SABDs).

- Đợt cấp COPD trung bình: Người bệnh điều trị với SABDs + kháng sinh và/hoặc corticosteroid đường uống.

- Đợt cấp COPD nặng: Bệnh nhân đợt cấp nặng có thể có suy hô hấp cấp. Do đó, người bệnh cần phải nhập viện hoặc đến khám cấp cứu để được can thiệp kịp thời.

 

Các loại thuốc được dùng trong điều trị đợt cấp COPD

   Hầu hết các trường hợp người bệnh đều được điều trị đợt cấp COPD tại nhà bằng các loại thuốc, cùng với đó là hạn chế tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ và các bài tập trị liệu. Những loại thuốc được sử dụng trong điều trị đợt cấp COPD có thể kể đến như:

- Thuốc giãn phế quản giúp làm giãn cơ trơn bao quanh các phế quản, làm tăng khẩu kính đường thở, không khí sẽ dễ dàng đi qua đường thở và người bệnh sẽ thấy dễ thở hơn.

- Thuốc kháng sinh được khuyến cáo sử dụng cho đợt cấp từ mức độ trung bình, khi bệnh nhân có nhiều đờm mủ. Người bệnh sẽ được điều trị bằng kháng sinh trong vòng từ 10 – 14 ngày. Điều trị dự phòng kháng sinh lâu dài chỉ được khuyến cáo đối với những người bệnh có cấu trúc phổi bị thay đổi như giãn phế quản.

- Corticoid có tác dụng chống viêm mạnh, giúp giảm phù nề và ngăn ngừa bùng phát các đợt cấp.

- Thuốc kháng cholinergic thường được sử dụng đồng thời hoặc xen kẽ với các thuốc kích thích beta, có tác dụng giãn phế quản.

- Thuốc cường beta 2 adrenergic có tác dụng giãn phế quản và được sử dụng theo hình thức khí dung, xịt, uống hoặc truyền tĩnh mạch.

 

Thuốc giãn phế quản giúp người bệnh sẽ dễ thở hơn

Thuốc giãn phế quản giúp người bệnh sẽ dễ thở hơn

 

   Đợt cấp COPD thường đem lại nhiều phiền toái và mệt mỏi cho người bệnh. Người bệnh sẽ phải dùng nhiều thuốc hơn và làm gia tăng áp lực lên các cơ quan trong cơ thể như gan, thận,... Do đó, cách tốt nhất để đối phó với những đợt cấp này là phòng tránh từ sớm, không để chúng tái phát nhiều lần.

 

Những cách ngăn ngừa đợt cấp COPD tái phát thường xuyên

   Đối với người bệnh COPD, để ngăn ngừa những đợt cấp tái phát thường xuyên, bạn nên thực hiện những biện pháp như:

- Tránh tiếp xúc với các tác nhân độc hại có thể gây khởi phát các đợt cấp như: Bụi bẩn, không khí ô nhiễm, khói thuốc,...

- Hạn chế tiếp xúc ở nơi đông người, đặc biệt trong mùa lạnh để ngăn ngừa nhiễm cúm hoặc các bệnh về đường hô hấp.

- Uống nhiều nước để làm đờm nhầy không trở nên quá đặc.

- Tiêm phòng cúm hàng năm để ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp.

- Tuân thủ phác đồ điều trị COPD và tái khám định kỳ thường xuyên.

- Rèn luyện và tập cho bản thân các thói quen tốt như: Ngủ đủ giấc vào ban đêm, ăn uống lành mạnh, hạn chế căng thẳng, stress.

- Bỏ thuốc lá và tránh đến nơi có nhiều khói thuốc.

- Rửa tay thường xuyên và sử dụng nước rửa tay để ngăn ngừa sự lây lan của vi vi khuẩn, virus.

- Thực hiện chế độ ăn ít chất béo, đa dạng, nghỉ ngơi nhiều và tập thể dục nhẹ nhàng, tập thở, giảm cân nếu đang thừa cân.

 

Người bệnh COPD cần chú ý tiêm phòng đầy đủ

Người bệnh COPD cần chú ý tiêm phòng đầy đủ

 

   Bên cạnh đó, người bệnh nên sử dụng những sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ phục hồi chức năng phổi, tăng cường sức khỏe của phổi để kiểm soát bệnh hiệu quả. Hiện nay, BoniDetox của Mỹ chính là một sản phẩm với những công dụng này.

 

BoniDetox - Sản phẩm giúp kiểm soát COPD toàn diện

    BoniDetox có chứa 10 loại thảo dược tự nhiên giúp kiểm soát các triệu chứng của COPD và hạn chế đợt cấp tái phát một cách hiệu quả. Thành phần của BoniDetox gồm có:

- Xuyên tâm liên, cam thảo Italia, Baicalin, chiết xuất lá Oliu giúp giải độc phổi, làm sạch chất độc trong phổi, giảm xơ hóa, chống oxy hóa và thúc đẩy của các tế bào phổi bị tổn thương do ô nhiễm, hóa chất, vi khuẩn, virus,...

- Cúc tây, xuyên bối mẫu giúp tăng cường sức đề kháng của phổi, bảo vệ phổi khỏi những tác nhân gây độc mới.

- Tỳ bà diệp, chiết xuất bạch đàn, bồ công anh giúp giãn phế quản, chống viêm, kháng khuẩn, kiểm soát tế bào viêm và ức chế giải phóng các chất trung gian gây viêm, giảm tiết chất nhầy và tống đờm ra ngoài.

- Fucoidan (chiết xuất tảo nâu) giúp tăng cường hoạt động của tế bào diệt tự nhiên NK - tế bào có khả năng nhận diện và tiêu diệt những tế bào lạ, giúp phòng ngừa u bướu phổi.

 

Thành phần và công dụng của BoniDetox

Thành phần và công dụng của BoniDetox

 

Chia sẻ của khách hàng sau khi sử dụng BoniDetox

   Qua nhiều năm, BoniDetox đã giúp đã giúp hàng ngàn người bệnh COPD có thể hít thở dễ dàng và phòng chống những biến chứng nguy hiểm.

   Bác Nguyễn Duy Tuyên, 78 tuổi, ở 148 Trung Phụng, Đống Đa, Hà Nội, điện thoại: 0912.175.893.

   Bác Tuyên chia sẻ: “Bác bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD do hút thuốc lá lâu năm cộng thêm công việc hít nhiều hóa chất độc hại. Ban đầu, cứ mỗi lần thay đổi thời tiết thì bác lại bị khó thở khò khè. Thời gian sau, ngay cả khi ngồi bình thường bác cũng thấy khó thở như có ai ép phổi mình lại, bác còn bị khạc đờm liên tục. Bác uống thuốc đầy đủ theo đơn nhưng bệnh chẳng cải thiện chút nào.”

   “Tình cờ, bác gặp được BoniDetox của Mỹ. Chỉ sau 1 tuần sử dụng sản phẩm này, cơn ho ngớt hẳn, dù vẫn còn ho nhưng không nặng như trước, đờm long dễ hơn, bớt khò khè. Sau nửa tháng tiếp theo, bác thấy rõ phổi nhẹ nhõm, không còn tức ngực và khó thở như trước nữa. Tin tưởng dùng BoniDetox đến giờ, tình trạng của bác đã ổn định, ho, đờm, khó thở cũng chưa tái phát lại.”

 

Chia sẻ của bác Nguyễn Duy Tuyên, 78 tuổi

 

   Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp thêm những thông tin cần thiết về các tiêu chuẩn phân loại mức độ nặng của đợt cấp COPD và biện pháp ngăn ngừa đợt cấp tái phát. BoniDetox sẽ giúp bảo vệ phổi, giải độc phổi và phục hồi chức năng hô hấp hiệu quả. Nếu có bất kỳ băn khoăn gì, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp. Cảm ơn quý độc giả!

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniDetox 30v

360.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc