Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Phụ nữ mang thai bị cúm ảnh hưởng thế nào đến thai nhi?

Thứ hai, 09-03-2020 14:24 PM

Mục lục [Ẩn]

Bệnh cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, do virus gây ra. Bệnh cúm rất dễ lây từ người này sang người khác, qua các hạt nước nhỏ có chứa virus do người bị bệnh ho hoặc hắt hơi hay có thể lây do tiếp xúc trực tiếp như bắt tay, tiếp xúc với đồ vật có virus.

     Với phụ nữ mang thai, khi hệ miễn dịch suy giảm cùng với những thay đổi trong cơ thể có nguy cơ làm bệnh cúm lâu khỏi hoặc trầm trọng hơn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, phụ nữ mang thai cần tìm hiểu và thực hiện các biện pháp phòng ngừa và điều trị cúm đúng cách.

   Phụ nữ khi mang thai dễ bị lây nhiễm cúm hơn và khi bị cúm thì thường nặng hơn người khác. Điều này có thể lý giải là do cơ thể của thai phụ đặc biệt nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh, hơn nữa, hệ thống miễn dịch suy giảm khi phụ nữ bắt đầu mang thai khiến họ dễ bị nhiễm trùng, mắc ho, cảm lạnh và cúm. Điều đáng lo ngại là không chỉ cúm mà hầu hết những bệnh do virus gây ra ở phụ nữ mang thai thường kéo dài hơn ở những phụ nữ khác. Trung bình một trường hợp bệnh cúm có thể kéo dài từ 3 - 4 ngày. Nhưng với phụ nữ mang thai có thể lâu hơn vài ngày. Một nguy cơ của bệnh cúm đó là có thể dẫn đến viêm phổi do virus. Vì phụ nữ mang thai có nhu cầu oxy lớn hơn bình thường trong khi hệ miễn dịch yếu đi, do đó, viêm phổi ở phụ nữ mang thai nguy hiểm hơn rất nhiều. 

 

thai phụ bị cúm

Phụ nữ khi mang thai dễ bị lây nhiễm cúm hơn và khi bị cúm thì thường nặng hơn người khác.

Triệu chứng của bệnh cúm

Người mắc virus cúm thường có các biểu hiện như: sốt tương đối cao (trên 39 độ), lúc nóng, lúc lạnh, đau đầu, toàn thân nhức mỏi, thường thì sau khi hạ sốt sẽ có các triệu chứng như ngạt mũi, chảy nước mũi, đau họng... khiến cho thể lực của người bệnh tiêu hao lớn và hồi phục chậm.

Cúm nguy hiểm với thai nhi thế nào?

Phụ nữ mang thai bị cúm có thể gây ra một số nguy cơ đối với thai nhi. Khi thai phụ sốt cao cộng với độc tính của virus cũng có thể kích thích co bóp tử cung gây nên hiện tượng sảy thai, thai chết lưu hoặc đẻ non. Ngoài ra, thai phụ bị cúm trong 3 tháng đầu có thể dẫn đến những dị tật bẩm sinh ở thai nhi như hở hàm ếch. Các nhà nghiên cứu cho rằng não bộ của thai nhi rất dễ bị tổn thương do bệnh cúm của người mẹ trong 5 tháng đầu. Nguyên nhân của hiện tượng này là: Các kháng thể cúm của mẹ lọt qua nhau thai và tác động xấu đến hệ miễn dịch còn non nớt của bào tha,  sự hiện diện của những chất liệu gene của virus cúm, thân nhiệt của mẹ tăng cao, các thuốc trị cúm có ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh trung ương của thai nhi. Do vậy, có mối tương quan giữa sự nhiễm cúm của người mẹ trong thời kỳ mang thai với nguy cơ rối loạn tâm thần khi bé trưởng thành.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu mắc cúm

   Khi mang thai, đặc biệt là trong thời kỳ ốm nghén, chị em thường cảm thấy rất mệt mỏi và cảm giác đó càng tăng lên nếu bị nhiễm cúm. Tuy nhiên, vì sức khỏe của em bé và của chính mình, bà bầu vẫn nên cố gắng ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là bổ sung thêm thực phẩm chứa nhiều vitamin C. Các món ăn bà bầu nên sử dụng khi bị cảm cúm tấn công là các loại súp, cháo, rau xanh và hoa quả. Trong đó, cháo hành tía tô chính là sự lựa chọn hoàn hảo nhất giúp giải cảm, đồng thời cũng có tác dụng chống động thai tốt đối với các mẹ bầu.

   Bên cạnh đó, mẹ bầu đang nhiễm cúm có thể tráng miệng bằng những loại hoa quả tươi mát: 1 ly nước cam, vài miếng ổi thơm giòn, những tép bưởi đào căng mọng... Nhâm nhi chút nho khô, nhấp một ngụm trà thơm chát nhẹ cũng là một cách hay cung cấp cho cơ thể bà bầu rất nhiều vitamin C nhằm tăng cường hệ thống miễn dịch, đẩy lùi cơn cảm cúm và phục hồi nhanh hơn.

Phòng tránh cảm cúm cho thai phụ

Tiêm phòng cúm

 

iêm phòng vaxin cho thai phụ

Tiêm vắc-xin cúm được chứng minh là an toàn cho mẹ bầu và thai nhi.

 

   Mùa cúm có thể bắt đầu sớm nhất là vào tháng 10 và kéo dài vào cuối tháng 5. Tháng 10 hoặc tháng 11 là thời điểm tốt nhất để tiêm chủng ngừa cúm. Tiêm vắc xin sẽ bảo vệ cả bạn và em bé khỏi bị cúm trong 6 tháng khi bạn sinh con. Điều này đặc biệt quan trọng vì mũi tiêm phòng cúm không an toàn cho trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi.

   Nếu mẹ bầu tiếp xúc với người bị cúm thì có thể dùng thuốc kháng virus như biện pháp để phòng ngừa cúm. Hiện nay chưa có thuốc chủng ngừa cho bệnh cảm cúm thông thường. Cách ngăn ngừa cúm là tiêm phòng cúm. Việc chủng ngừa bệnh cúm là an toàn trong bất kỳ giai đoạn mang thai nào từ vài tuần đầu tiên cho đến ngày dự sinh.

Không tiếp xúc với nguy cơ lây nhiễm cúm

    Các virus gây cảm cúm có thể lây lan qua không khí khi một ai đó bị bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Ngoài ra nó cũng lây lan bằng tay khi sử dụng chung đồ dùng với người bị nhiễm bệnh, sau đó mẹ chạm vào mũi, miệng hoặc mắt của mình.

   Vì cảm cúm lan truyền dễ dàng, việc ngăn ngừa tốt nhất là tránh xa bất cứ ai có triệu chứng cảm cúm. Để tránh bị nhiễm virus gây cảm cúm khi mang thai, bạn nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm, hoặc sử dụng chất rửa tay có chất cồn, tránh chạm mũi, mắt và miệng.

Một số hoạt động khác có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:

  • Rửa tay thường xuyên

  • Ngủ đủ giấc

  • Chế độ ăn uống lành mạnh

  • Tập thể dục thường xuyên

  • Giảm căng thẳng, giải tỏa stress.

Khi bị mắc cúm thì thai phụ cần kịp thời có biện pháp khống chế bệnh, không để lây lan sang người khác, loại trừ mầm bệnh, đồng thời áp dụng các biện pháp hạ sốt thích hợp cho mình như: dùng khăn mát lau người hoặc chườm lên vùng trán, uống nhiều nước ấm, chú ý nghỉ ngơi, giữ ấm cho cơ thể... Khi thai phụ có những triệu chứng của mắc cảm cúm, cần đi khám bác sĩ ngay để có hướng điều trị cụ thể, không được tự ý dùng thuốc bừa bãi. Hy vọng thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc.

 

XEM THÊM:

Tags: bệnh cúm

Danh sách nhà thuốc