Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của làn da

Thứ hai, 23-12-2019 10:02 AM

Mục lục [Ẩn]

 

Hàng ngày, chúng ta đều được tiếp xúc với làn da nhưng lại ít người hiểu được làn da có cấu tạo ra sao và nó có nhiệm vụ, chức năng gì. Hiểu được cấu tạo và chức năng của làn da cũng là một trong những thông tin quan trọng đầu tiên chúng ta cần biết để có thể chăm sóc và bảo vệ làn da đúng cách, hướng tới mục tiêu có một làn da khỏe và đẹp. Bài viết hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Da là gì?

Da bao bọc toàn bộ cơ thể và là cơ quan lớn nhất của cơ thể, chiếm 16% trọng lượng cơ thể và diện tích da của 1 người lớn lên đến 1,6m2.

Da là ranh giới ngăn cách cơ quan bên trong cơ thể với môi trường bên ngoài, có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại các tác động của môi trường bên ngoài (tia cực tím, chất ô nhiễm, vi khuẩn…).

Cấu tạo của da. 

Là cơ quan luôn luôn thay đổi, làn da có cấu tạo phức tạp gồm 3 lớp chính: lớp bảo vệ ngoài cùng có thể nhìn thấy được là lớp biểu bì, một lớp cấu trúc được gọi là lớp hạ bì và cuối cùng là lớp đáy, lớp sâu nhất của làn da.

Ngoài ra, da có chứa các thành phần khác: tuyến mồ hôi, lông tóc, móng, thần kinh

cấu trúc tế bào của da

Hình ảnh: Cấu trúc da

 

Lớp biểu bì

   Biểu bì là lớp da ở phía ngoài cùng mà chúng ta có thể nhìn và chạm vào được, lớp biểu bì bảo vệ chúng ta tránh khỏi các độc tố, vi khuẩn là tránh mất các chất lỏng cần thiết. Nó bao gồm 5 lớp tế bào. Năm lớp tế bào trong cấu trúc của biểu bì:

  • Lớp sừng: Là lớp ngoài cùng của da giúp bảo vệ da với môi trường bên ngoài. Gồm những tế bào đã chết thường bị phân hủy thành những hạt bụi rất nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy được. Lớp sừng rất mỏng nên chỉ bảo vệ da ở mức tương đối. Theo chu kỳ từ 10 – 30 ngày lớp sừng bị thoái hóa và già đi và trở thành lớp tế bào chết.

  • Lớp sáng: Gồm những tế bào không nhân có màu sáng. Các tế bào bị ép nhẹ, trở nên bằng phẳng và không thể phân biệt được.

  • Lớp hạt: Quá trình sừng hóa bắt đầu – các tế bào sản sinh ra các hạt nhỏ và các hạt này di chuyển lên trên, biến đổi thành chất sừng và các lipid biểu bì.

  • Lớp gai: Là lớp dày nhất gồm các tế bào nằm chồng lên nhau và liên kết với nhau một cách chặt chẽ bởi cầu nối hóa học nên gọi là lớp Malpighi

  • Lớp tế bào đáy: Có một lớp duy nhất nhưng rất đặc biệt vì có khả năng sản sinh ra các lớp trên (khả năng tái tạo da mới) khi bị chấn thương, trầy xước nhẹ lớp ngoài da sẽ không để lại sẹo. Nằm trong tế bào đáy có chứa các hạt melanin với số lượng, kích thước khác nhau quyết định màu da của mỗi người.

 

cấu trúc của biểu bì

Hình ảnh: Cấu trúc biểu bì da

​​​​

Lớp trung bì

Nằm kế tiếp lớp thượng bì là lớp trung bì, có độ dày trung bình 1 – 2mm, gồm 2 phần cơ bản:

  • Lớp nhú: Là lớp nuôi dưỡng, rất mỏng chỉ khoảng 0,1 mm. Được hình thành bởi các mô liên kết lỏng lẻo là các sợi collagen, sợi chun, sợi vòng và các mao mạch máu. Trên bề mặt có những gai hình nón, ăn sâu vào trong lòng thượng bì. Tùy từng vùng da mà có thể tồn tại hoặc không.

  • Lớp lưới: Đây là lớp chống đỡ, dày khoảng 0,4mm. Được cấu tạo nhiều bó liên kết chằng chịt lấy nhau, lớp trung bì chứa phần phụ của da, tuyến mồ hôi, tuyến bã, nang lông, vi thể thần kinh thị giác, áp lực, nhiệt, đau… Được cấu tạo từ những sợi Elastin hay còn gọi là sợi keo, bó sợi và sợi đàn hồi (Collagen). Các bó sợi này liên kết chặt chẽ với nhau giúp da săn chắc và đàn hồi ở người trẻ. Càng lớn tuổi, collagen này càng bị phá hủy nhiều, da sẽ mất đi độ đàn hồi và là nguyên nhân chính dẫn đến sự nhăn nheo trên da. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến quá trình lão hóa xuất hiện ở người lớn tuổi.

​​​​​​​Hạ bì

Hạ bì là lớp tổ chức liên kết dưới da nằm phía trong cùng. Đây là nơi tạo ra năng lượng của cơ thể, đồng thời tạo thành vách ngăn chia mô mỡ thành các thùy và nối tiếp các cân, bao cơ và màng xương, hoạt động như một tấm đệm và cách nhiệt cho cơ thể. Lớp hạ bì bao gồm:

  • Các tế bào mỡ: gắn kết lại với nhau thành nhóm như một lớp đệm.

  • Các mạch máu: Số lượng các tế bào chất béo ở mô dưới da khác nhau ở các vùng trên cơ thể. Hơn nữa, sự tạo thành các tế bào này cũng khác nhau giữa nam và nữ, cũng như cấu trúc của các bộ phận khác của da.

Chức năng của da

Chức năng bảo vệ

  • Về phương diện cơ học: Nhờ lớp sừng, da có khả năng chống lại các tác động cơ học lên cơ thể. Lớp mỡ và tính đàn hồi của da có thể chống lại các chấn thương từ ngoại cảnh. Lớp sừng ở những vùng thường xuyên hoạt động và dễ xây xát sẽ được bố trí dày hơn.
  • Về phương diện vật lý: Da có chức năng làm giảm tác động của bức xạ mặt trời đến mức thấp nhất nhờ sắc tố melanin ở thượng bì.

  • Về mặt hóa học: lớp “phim mỡ” trên bề mặt thượng bì gồm: acid béo triglyceride, cholesterol, chất bã, có chức năng giữ cho nhiệt độ ở mức ổn định và chống lại các tác nhân gây hại xâm lấn từ môi trường.

Chức năng cảm giác

  • Các tận cùng thần kinh cảm giác (các tiểu thể thần kinh) được phân bố dày đặc trong các lớp da, giúp bộ não con người có thể cảm nhận được đau, nóng, lạnh, tác động ngoại lực.
  • Nhờ có chức năng cảm giác từ da, cơ thể có thể thích ứng với những thay đổi từ bên ngoài môi trường. Đây là một trong những chức năng vô cùng quan trọng của da.

Chức năng điều nhiệt

  • Nhờ hệ số dẫn nhiệt của lớp sừng và của tổ chức mỡ dưới da tương đối thấp, nên đối với thời tiết lạnh, da có chức năng giữ nhiệt và ngăn không cho nhiệt độ môi trường tác động vào cơ thể. Đối với thời tiết nóng, da cũng có chức năng giảm tác động nhiệt độ từ môi trường. Để có thể giữ thân nhiệt ở mức 36,5 – 37 độ C da thực hiện 2 quá trình chính, đó là: ra mồ hôi và phản ứng vận mạch.
  • Giãn mạch với mục đích làm cho máu dồn ra ngoại vi nhằm tăng tỏa nhiệt, đồng thời tăng tiết mồ hôi là hoạt động của da khi nhiệt độ môi trường tăng cao. Và bằng cách co mạch máu dưới da, dồn máu vào bên trong, hạn chế tỏa nhiệt, đồng thời giảm tiết mồ hôi là quá trình làn da giữ nhiệt khi nhiệt độ môi trường hạ thấp.

Chức năng dự trữ và chuyển hóa

  • Da là nơi dự trữ nước, mỡ, đường muối, máu và một số vitamin… khi cơ thể thừa và cung cấp khi cơ thể cần thiết.
  • Da tham gia vào quá trình chuyển hóa vitamin D nhờ ánh sáng mặt trời, giúp cho sự tăng trưởng của cơ thể. Ngoài ra, da tham gia vào quá trình tạo ra chất sừng.

Chức năng bài tiết và đào thải

  • Trên da có vô số các tuyến mồ hôi tham gia vào quá trình bài tiết nước và một số chất có hại như ure. Ngoài ra, da còn tham gia vào đào thải các khí CO2 cùng với phổi. Có thể nói, da là cơ quan hỗ trợ của thận và phổi trong nhiệm vụ đào thải chất độc.

Chu kỳ thay da

Chu kỳ thay da là quá trình phát triển của lớp sừng để tạo nên một làn da mới. Thông thường, ở người trưởng thành thì một chu kỳ thay da hoàn chỉnh mất khoảng 28 - 30 ngày. 14 ngày đầu là quá trình hình thành lớp sừng (các tế bào ở lớp đáy phân hoá và di chuyển dần lên tạo thành tế bào ở lớp trên, cuối cùng trở thành lớp tế bào sừng) 14 ngày sau là quá trình bong tróc lớp sừng (tế bào sừng này sẽ già cỗi và bong tróc ra khỏi da) để tạo nên một làn da mới.

 

chu kỳ thay da

 

  Nếu chu kỳ thay da chậm, lớp sừng già chết nằm chồng chất lên nhau, da sẽ trở nên sần sùi và kém săn chắc.

   Nếu chu kỳ thay da nhanh, da sẽ trở nên mỏng và dễ mẫn cảm

Càng lớn tuổi thì chu kỳ thay da này sẽ càng chậm lại, ở độ tuổi 40 trở lên chu kỳ sẽ từ 40 đến 55 ngày. Chính vì thế làn da của người lớn tuổi thường bị xỉn màu, già cỗi hơn. Do đó đừng quên tẩy tế bào chết thường xuyên để kích thích tái tạo da mới và rút ngắn chu kỳ sừng hóa này khi bước vào độ tuổi 20+ nhé!

Hy vọng các thông tin về cấu tạo và chức năng của làn da trong bài viết trên có ích với bạn. Nếu quý bạn đọc có bất kỳ khó khăn hay thắc mắc nào liên quan đến làn da, hãy gọi điện tới tổng đài tư vấn miễn cước 18001044 để được hỗ trợ.

 

XEM THÊM:

Danh sách nhà thuốc