Mục lục [Ẩn]
Suy thận là một biến chứng vô cùng nguy hiểm của bệnh tiểu đường ở thận. Bệnh có nguy cơ xảy ra rất cao nếu bệnh nhân tiểu đường không kiểm soát tốt đường huyết. Vậy: “Nguyên nhân gây ra biến chứng tiểu đường suy thận là gì? Biện pháp nào giúp phòng ngừa biến chứng này?”, mời quý bạn đọc tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết dưới đây:
Những điều cần biết về bệnh tiểu đường
Tiểu đường là một bệnh lý mãn tính có biểu hiện đặc trưng là lượng đường trong máu của bệnh nhân luôn ở mức cao hơn bình thường do cơ thể thiếu hụt insulin hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.
Người bệnh có thể nhận biết sớm bệnh tiểu đường thông qua các dấu hiệu sau đây:
Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường
- Cơ thể mệt mỏi, đói bụng, thèm ăn: Thức ăn đưa vào cơ thể không được chuyển hóa thành năng lượng để cung cấp cho các tế bào, tạo cảm giác đói cồn cào, thèm ăn, mệt mỏi, sức khỏe suy kiệt.
- Thường xuyên đi tiểu kèm khát nước: Nồng độ đường trong máu tăng cao, không được chuyển hóa hết sẽ bị tồn đọng trong máu. Điều này bắt buộc thận phải hoạt động hết công suất để đào thải lượng đường dư thừa ra khỏi cơ thể nên tạo ra nhiều nước tiểu hơn. Hệ quả là các mô tế bào bị mất dịch gây cảm giác khát.
- Sút cân bất thường: Cơ thể không thể chuyển hóa năng lượng từ thức ăn nên buộc phải lấy năng lượng từ các mô mỡ và các cơ, kèm theo đó là quá trình tiêu protein, tiêu mỡ, tất yếu sẽ dẫn đến sụt cân.
- Mờ mắt: Đường huyết tăng cao gây nhiều tổn thương trên mắt, trong đó mờ mắt là triệu chứng thường thấy ở những bệnh nhân tiểu đường.
Bệnh nhân tiểu đường nếu không có các biện pháp can thiệp kịp thời để kiểm soát đường huyết thì sẽ dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm trên tim, gan, thận, mắt, thần kinh. Trong đó, thận là một trong những cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất khi bị bệnh tiểu đường và suy thận là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh tiểu đường ở thận.
Nguyên nhân gây ra biến chứng tiểu đường suy thận
Nguyên nhân gây biến chứng tiểu đường suy thận
Thận là một cơ quan vô cùng quan trọng trong cơ thể người, có nhiệm vụ lọc máu để loại bỏ các chất cặn bã, các chất độc hại ra ngoài qua đường nước tiểu. Quá trình lọc máu diễn ra tại cầu thận nhờ màng lọc cầu thận. Các chất đi qua được màng lọc cầu thận bao gồm: Nước, các chất điện giải (natri, kali), các chất thải trong quá trình chuyển hóa (ure, acid uric,...). Protein và các chất có trọng lượng phân tử lớn không qua được màng lọc cầu thận và được giữ lại trong máu nên bình thường sẽ không có protein trong nước tiểu.
Ở bệnh nhân tiểu đường, nồng độ đường trong máu tăng cao khiến dòng máu đến thận có độ nhớt lớn cùng áp suất cao. Do đó, khi máu đi qua thận sẽ làm tăng áp lực lên màng lọc cầu thận khiến thận phải làm việc quá sức. Quá trình này diễn ra liên tục kéo dài sẽ khiến cầu thận bị tổn thương và suy giảm chức năng. Hệ thống lọc của thận bắt đầu bị phá hủy, các lỗ lọc dần trở nên to hơn khiến protein bị lọt ra ngoài. Thời gian đầu, protein sẽ xuất hiện trong nước tiểu một lượng rất nhỏ. Nếu bệnh nhân được phát hiện và điều trị trong giai đoạn này sẽ giúp làm chậm quá trình suy giảm chức năng thận, ngăn ngừa tiến triển thành suy thận.
Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì các tổn thương thận sẽ ngày càng nặng hơn, hậu quả là có nhiều protein bị lọt ra nước tiểu, chức năng thận suy giảm dần. Cuối cùng, thận mất hoàn toàn chức năng, được gọi là suy thận giai đoạn cuối. Khi đó, nồng độ các chất thải độc hại trong cơ thể như ure, creatinin tăng lên rất cao, đe dọa đến tính mạng bệnh nhân. Lúc này, người bệnh buộc phải được điều trị bằng cách lọc máu thường xuyên để đẩy bớt chất độc ra ngoài, kéo dài sự sống.
Biểu hiện của biến chứng tiểu đường suy thận
Trong giai đoạn đầu, biến chứng tiểu đường suy thận thường có biểu hiện không rõ ràng. Bệnh nhân tăng cân nhẹ, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, suy giảm trí nhớ, có thể phù mắt cá chân, huyết áp tăng cao.
Khi bệnh tiến triển nặng hơn, bệnh nhân sẽ có những triệu chứng như: Buồn nôn hoặc nôn, cơ thể suy nhược, thiếu máu, nghiêm trọng hơn là nước tiểu sủi bọt, phù to toàn thân, tràn dịch màng tim, tràn dịch màng phổi....
Biện pháp phát hiện sớm biến chứng tiểu đường suy thận
Để phát hiện sớm các biến chứng tiểu đường ở thận, người bệnh cần thăm khám định kỳ, thực hiện một số xét nghiệm lâm sàng để đánh giá chức năng thận và mức độ tổn thương thận:
Thăm khám định kỳ
- Xét nghiệm albumin trong nước tiểu: Bình thường, nước tiểu không chứa albumin - một thành phần protein quan trọng và chiếm phần lớn trong tổng số protein toàn phần của cơ thể do được thận giữ lại. Do đó, sự hiện diện của protein trong nước tiểu là một trong những dấu hiệu của tổn thương ở thận.
- Xét nghiệm ure máu: Mục đích là để kiểm tra nồng độ nitơ ure trong máu là bao nhiêu. Bởi vì nitơ ure hình thành khi protein bị phá vỡ nên nồng độ nitơ ure trong máu cao hơn so với mức bình thường có thể là một dấu hiệu của tình trạng suy thận.
- Xét nghiệm creatinin trong máu: Đây là xét nghiệm đặc trưng để đánh giá chức năng thận. Bình thường, creatinin trong cơ thể được thận lọc và loại bỏ ra ngoài thông qua đường nước tiểu. Do đó, nồng độ creatinin tăng cao trong máu đồng nghĩa với chức năng thận đang bị suy giảm. Đây cũng có thể là một trong những dấu hiệu của biến chứng tiểu đường suy thận.
5 biện pháp giúp phòng ngừa biến chứng tiểu đường suy thận
Kiểm soát đường huyết thật tốt
Đối với bệnh nhân tiểu đường, đường huyết tăng cao kéo dài và không ổn định là nguyên nhân chính dẫn đến suy thận. Do đó, bệnh nhân cần phải thường xuyên kiểm tra nồng độ đường trong máu để có những biện pháp kiểm soát mức đường huyết ổn định như: Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ đúng liều, đúng thời gian quy định, điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp… Mức đường huyết mục tiêu là: < 7 mmol/l khi đói và < 10 mmol/l sau ăn 2 giờ.
Kiểm soát đường huyết thật tốt
Đồng thời, bệnh nhân nên định kỳ 3 tháng kiểm tra thêm chỉ số HbA1c - chỉ số phản ánh đường huyết trung bình trong 3 tháng. Thông thường, HbA1c mục tiêu ở bệnh nhân tiểu đường là < 6,5%.
Kiểm soát tốt huyết áp
Đối với bệnh nhân tiểu đường, huyết áp tăng cao là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các cơn đau tim, đột quỵ và suy thận. Do đó, để phòng ngừa biến chứng tiểu đường suy thận, bệnh nhân cần kiểm soát thật tốt huyết áp của mình. Huyết áp mục tiêu ở bệnh nhân tiểu đường cần đạt dưới 140 mmHg (tốt nhất là dưới 130/80 mmHg).
Xây dựng và duy trì chế độ ăn uống khoa học
- Hạn chế dùng các thực phẩm giàu tinh bột như cơm, mì, miến, khoai nước…
- Hạn chế đồ ngọt như bánh, kẹo, nước có ga... vì chúng dễ làm tăng đường huyết.
- Tăng cường bổ sung rau xanh trong bữa ăn hàng ngày: Chất xơ trong các loại rau giúp cơ thể bạn chậm hấp thu đường từ hệ tiêu hóa, đồng thời giúp tạo cảm giác no mà không gây tích lũy và dư thừa năng lượng.
Rau xanh tốt cho bệnh nhân tiểu đường
- Bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể từ các loại hoa quả: Lựa chọn những loại trái cây ít ngọt như: Cam, bưởi, táo, lê,..., hạn chế những loại trái cây như: Mít, sầu riêng, vải, nhãn, chôm chôm, chuối,... để tránh làm tăng đường huyết.
- Giảm muối trong chế độ ăn hàng ngày. Không nên ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối như mì tôm, thịt muối, xúc xích, lạp xưởng…
- Hạn chế chất đạm trong khẩu phần ăn theo chỉ định của bác sĩ như trứng, nội tạng động vật… Hạn chế sử dụng mỡ động vật, bơ động vật.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như: Rượu, bia, cà phê, thuốc lá,...
- Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, không nên ăn quá no nhưng vẫn đảm bảo đủ năng lượng cho các hoạt động của cơ thể.
- Uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày, uống nhiều hơn trong những ngày nóng hoặc vận động ra nhiều mồ hôi.
Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên
Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên
Tập thể dục đều đặn hàng ngày là một trong những biện pháp quan trọng giúp kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường hiệu quả. Thói quen này sẽ giúp các tế bào trở nên nhạy cảm với insulin hơn, đồng thời làm tăng khả năng hấp thu, sử dụng đường làm năng lượng cho cơ thể mà không làm tăng nhu cầu sử dụng insulin. Người bệnh nên lựa chọn các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe,... Tuy nhiên, bệnh nhân nên kiểm tra đường huyết, huyết áp trước khi tập luyện để lựa chọn các bài tập phù hợp, vừa sức.
Sử dụng các sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên giúp phòng ngừa các biến chứng tiểu đường
Các nhà khoa học hàng đầu thế giới tại Mỹ đã dày công nghiên cứu và tìm ra chìa khóa giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường là các nguyên tố vi lượng như Magie, Kẽm, Selen, Crom, từ đó phát triển sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên và bổ sung thêm các nguyên tố vi lượng, giúp phòng ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường nói chung và biến chứng tiểu đường suy thận nói riêng một cách an toàn và hiệu quả. BoniDiabet + đến từ Mỹ là một sản phẩm như vậy. Sản phẩm đã và đang được rất nhiều bệnh nhân tiểu đường tin tưởng sử dụng.
BoniDiabet + - Giải pháp giúp phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường an toàn và hiệu quả
Công thức vượt trội của BoniDiabet +
BoniDiabet + là sản phẩm đến từ Mỹ, được sản xuất tại hệ thống nhà máy J&E International đạt tiêu chuẩn GMP, thuộc tập đoàn Viva Nutraceuticals - tập đoàn sản xuất dược phẩm, thực phẩm chức năng uy tín hàng đầu thế giới. Đặc biệt, BoniDiabet + được sản xuất bằng công nghệ- Microfluidizer Công nghệ này giúp các phân tử hạt trong viên uống BoniDiabet + có kích thước siêu nano, đồng thời loại bỏ nguồn ô nhiễm, từ đó giúp cơ thể hấp thu nhanh và đạt hiệu quả sử dụng cao nhất.
BoniDiabet + nổi bật với công thức được bổ sung các nguyên tố vi lượng như Magie, Kẽm, Selen, Crom giúp ổn định đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường trên tim, gan, thận, mắt, thần kinh, cụ thể là:
- Magie: Magie đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành insulin và giảm đề kháng insulin, từ đó giúp ổn định đường huyết, làm giảm nguy cơ mắc biến chứng tiểu đường.
- Kẽm, Crom: Kẽm và Crom phối hợp cùng insulin giúp glucose dễ dàng vào trong tế bào, từ đó giúp hạ đường huyết, ngăn ngừa biến chứng trên tim mạch.
- Selen giúp ngăn ngừa biến chứng trên mạch máu.
Đồng thời, BoniDiabet + còn là sự kết hợp hoàn hảo của các loại thảo dược giúp hạ đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường như: Dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi,...
Ngoài ra, BoniDiabet + còn có chứa thành phần acid alpha lipoic giúp bảo vệ đáy mắt và cầu thận trước nguy cơ biến chứng mù mắt, suy thận; acid folic giúp giảm nguy cơ biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường.
Nhờ có công thức toàn diện như vậy, BoniDiabet + vừa giúp hạ đường huyết, làm giảm các triệu chứng như mệt mỏi, khát nước, tiểu nhiều, sụt cân vừa giúp ổn định đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Phản hồi của các bệnh nhân đã sử dụng BoniDiabet +
Sau nhiều năm có mặt trên thị trường Việt Nam, BoniDiabet + đã và đang là một trong những sản phẩm được đông đảo người bệnh tiểu đường tin tưởng sử dụng. Dưới đây là phản hồi của những bệnh nhân đã sử dụng BoniDiabet +:
Chú Hoàng Văn Hải (52 tuổi). Địa chỉ: Trại Mới, Giáp Sơn, Lục Ngạn, Bắc Giang. Số điện thoại: 0983.090.165.
Chú Hoàng Văn Hải (52 tuổi)
“Chú bị tiểu đường 4 năm rồi, khi đó đường huyết của chú khá cao khoảng 12 mmol/l nên chú được bác sĩ cho dùng 2 viên thuốc tây mỗi ngày. Chú uống thuốc tây đều đặn nhưng cơ thể vẫn thường xuyên mệt mỏi và xuất hiện biến chứng tê bì chân tay. Tình cờ, chú được biết đến sản phẩm BoniDiabet +của Mỹ nên mua về dùng với liều 4 viên/ngày, kết hợp cùng thuốc tây. Sau 2 tháng sử dụng như vậy, đường huyết của chú đã về ngưỡng an toàn khoảng 6 mmol/l. Chú kiên trì dùng thêm thì sau 4 tháng, triệu chứng tê bì tay chân cũng giảm hẳn. Thấy vậy, bác sĩ đã giảm cho chú nửa liều thuốc tây rồi. Bây giờ chú uống BoniDiabet + còn 2 viên mỗi ngày mà đường huyết vẫn duy trì ổn định như vậy. Chú hài lòng lắm!”
Anh Trần Văn Sang (50 tuổi). Địa chỉ: số nhà 56, tổ 4, ấp Mướp Sát, xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Số điện thoại: 0989.640.379.
Anh Trần Văn Sang (50 tuổi)
“Anh bị tiểu đường năm 47 tuổi, đường huyết của anh lúc đó không quá cao khoảng 8,7 mmol/l nhưng sức khỏe lại yếu đi rõ rệt. Người anh lúc nào cũng mệt mỏi, chân tay thường xuyên tê bì, mắt mờ hẳn đi. Anh dùng thuốc tây đều đặn theo chỉ định của bác sĩ kết hợp với ăn uống kiêng khem thì đường huyết về mức 7,5 mmol/l, nhưng các biến chứng không những không giảm mà ngày càng nặng thêm. May mắn là sau đó anh biết đến sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ nên mua về dùng ngay với liều 4 viên/ngày, kết hợp với thuốc tây. Sau 2 tháng sử dụng đều đặn như vậy, đường huyết của anh ổn định ở mức 6 mmol/l, HbA1c là 5,8% nên bác sĩ đã giảm cho anh nửa liều thuốc tây rồi. Anh duy trì dùng BoniDiabet + thêm một thời gian nữa thì các triệu chứng tê bì chân tay, mờ mắt cũng đã giảm rõ rệt. Công nhận BoniDiabet + hiệu quả thật!”
Cô Nguyễn Thu Hà (52 tuổi). Địa chỉ: Số 11/13A, quốc lộ 50, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TPHCM. Số điện thoại: 0935.535.493.
Cô Nguyễn Thu Hà (52 tuổi)
“Năm 2018, cô phát hiện mình bị tiểu đường, đường huyết của cô lúc đó khoảng 12,7 mmol/l. Cô dùng đều đặn 2 viên thuốc tây mỗi ngày theo đơn của bác sĩ nhưng đường huyết vẫn hơn 10 mmol/l. Sau này, cô biết đến sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ nên mua về dùng kết hợp với thuốc tây thì thấy người khỏe hẳn ra. Sau 3 tháng sử dụng, cô đi khám lại thì đường huyết chỉ còn 5.6 mmol/l, HbA1c về 6%. Thấy vậy, bác sĩ đã giảm cho cô 1 viên thuốc tây. Đến giờ, các triệu chứng tê bì chân tay và mờ mắt cũng đã giảm hẳn. Cô rất tin tưởng và sẽ duy trì sử dụng BoniDiabet + thật lâu dài.”
Mong rằng những thông tin hữu ích từ bài viết trên đây đã giúp quý bạn đọc có cái nhìn toàn diện về biến chứng tiểu đường suy thận và tìm ra cho mình những biện pháp giúp phòng ngừa biến chứng tiểu đường phù hợp và hiệu quả. Nếu còn thắc mắc nào khác, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn các bạn!
XEM THÊM:
- Bệnh tiểu đường có lây không? Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?
- Sữa cho người tiểu đường: Những điều cần biết