Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Thử nghiệm sử dụng tế bào gốc iPS chữa bệnh Parkinson

Thứ tư, 19-02-2020 16:18 PM

Bệnh Parkinson là tình trạng thoái hóa thần kinh, khiến các tế bào thần kinh sản xuất dopamine trong não chết dần đi và ảnh hưởng đến hệ thống cử động của cơ thể, điển hình là gây rung lắc ở tay và chân, thân thể cứng đờ và di chuyển khó khăn. Các phương pháp điều trị hiện nay chủ yếu làm giảm các triệu chứng, chứ không thể chữa khỏi bệnh.

 

   Một nhóm nhà khoa học thuộc Đại học Kyoto, Nhật Bản cho biết thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân mắc bệnh Parkinson sử dụng tế bào gốc được tái lập trình hiện đang tiến triển tốt. Bài viết sau chúng ta cùng tìm hiểu về bệnh Parkinson và  thử nghiệm sử dụng tế bào gốc trong điều trị Parkinson nhé.

 

bệnh parkinson

 

Triệu chứng bệnh Parkinson

   Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh Parkinson có thể khác nhau tùy vào mỗi người. Các dấu hiệu và triệu chứng sớm có thể nhẹ và không được chú ý. Các triệu chứng thường xuyên bắt đầu ở một bên của cơ thể và tiếp tục nặng hơn ở bên đó, ngay cả sau khi các triệu chứng bắt đầu ảnh hưởng đến cả hai bên.

 

Một số dấu hiệu và triệu chứng phổ biến khác của bệnh Parkinson có thể bao gồm:

 

Run

Một cơn run hoặc lắc thường bắt đầu ở chân tay, thường là tay hoặc ngón tay. Bạn có thể nhận thấy cơn run di chuyển qua lại giữa ngón tay cái và ngón trỏ. Một đặc trưng của bệnh Parkinson là run tay khi nó được nới lỏng.

 

Vận động chậm

   Bạn không có khả năng di chuyển hoặc khả năng di chuyển bị chậm lại. Bạn có thể cảm thấy khá khó khăn để thực hiện những nhiệm vụ đơn giản. Các bước đi có thể trở nên ngắn hơn khi bạn đi bộ hoặc bạn có thể nhận thấy việc khó khăn khi cố ra khỏi ghế.

 

Cơ bắp cứng

Cứng khớp có thể xảy ra trong bất kỳ phần nào của cơ thể. Các cơ bắp cứng có thể giới hạn phạm vi chuyển động và làm bạn đau đớn.

 

Tư thế bị khiếm khuyết và mất cân bằng

Khi mắc bệnh Parkinson, tư thế của bạn có thể bị bẻ cong hoặc bạn có thể có vấn đề về mất cân bằng.

 

Mất các chuyển động tự động, vô thức

 Khi mắc bệnh Parkinson, bạn có thể giảm khả năng thực hiện các động tác vô thức, bao gồm cả chớp mắt, mỉm cười hoặc đung đưa cánh tay khi đi bộ.

 

Thay đổi cách nói chuyện

  Bạn có thể có vấn đề rắc rối về ngôn ngữ khi mắc bệnh Parkinson. Bạn có thể nói chuyện nhẹ nhàng, nhanh chóng hoặc ngần ngại trước khi nói chuyện.

 

Thay đổi cách viết

Bạn có thể gặp khó khăn để viết và chữ viết có thể nhỏ đi.

 

Đối tượng có nguy cơ cao của bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson thường có nguy cơ cao ở những người cao tuổi, tăng dần theo độ tuổi, đặc biệt từ 60 tuổi trở lên. Xét về giới tính, nam giới có khả năng mắc bệnh Parkinson cao hơn nữ giới.

 

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh Parkinson như: tuổi tác, yếu tố di truyền, giới tính, tiếp xúc với độc tố.

 

Các biện pháp điều trị bệnh Parkinson

Biện pháp để điều trị bệnh Parkinson chủ yếu dựa vào thuốc và luyện tập phục hồi. Trong một số trường hợp phải phẫu thuật não để chữa trị. Đơn thuốc được điều chỉnh dựa vào tình trạng bệnh.

 

Phòng ngừa bệnh Parkinson

Các biện pháp phòng ngừa bệnh Parkinson như sau:

 

  • Tắm nắng thường xuyên để bổ sung đủ vitamin D cho cơ thể. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh Parkinson đều có nồng độ Vitamin D thấp.

 

  • Uống trà xanh hàng ngày có tác dụng ngăn không cho độc tố có thể giết chết tế bào thần kinh thâm nhập vào não.

 

  • Sử dụng cà phê hợp lý giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

 

  • Tránh xa môi trường độc hại, đặc biệt thuốc diệt trừ sâu…

 

  • Bổ sung nguồn dinh dưỡng từ những loại hoa quả giàu flavonoid.

 

  • Có chế độ tập thể dục khoa học.

 

Thử nghiệm sử dụng tế bào gốc iPS chữa bệnh Parkinson

   Trong một nghiên cứu tiền lâm sàng trên khỉ kết thúc hồi năm 2017, các nhà khoa học tại Đại học Kyoto thông báo những con khỉ mắc các triệu chứng Parkinson đã phục hồi đáng kể khả năng cử động sau khi được cấy vào não tế bào Pluripotent Stem (iPS). Họ cũng khẳng định các tế bào iPS không biến đổi thành khối u trong 2 năm sau khi cấy ghép.

 

  Về cơ bản, tế bào iPS được tạo ra bằng cách kích thích các tế bào trưởng thành, đã chuyên biệt hóa, trở lại trạng thái chưa trưởng thành – nói cách khác là nhân bản mà không cần đến phôi thai. Những tế bào “trẻ hóa” này có khả năng phát triển thành bất kỳ tế bào nào trong cơ thể và đã được sử dụng nhiều trong lĩnh vực nghiên cứu y học. Ngoài ra, các tế bào iPS có thể được trích xuất từ bệnh nhân nên ít có nguy cơ bị đào thải, đồng thời cũng tránh được lo ngại về mặt đạo đức so với việc lấy tế bào từ phôi thai.

 

Các nhà khoa học tại Đại học Kyoto (Nhật Bản) đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng sử dụng tế bào gốc đa năng cảm ứng (iPS) để chữa trị cho các bệnh nhân mắc bệnh Parkinson.

 

Kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy các bệnh nhân Parkinson đang tiến triển tốt. 

 

Cuối năm ngoái, nhóm cũng thực hiện quá trình tương tự với hai bệnh nhân khác. Nhóm nghiên cứu cho biết cả 3 bệnh nhân đều không gặp phản ứng phụ như việc tế bào cấy ghép biến thành tế bào ung thư.

 

Dự kiến, trong năm  2020 (bắt đầu từ tháng 4 tới), sẽ có thêm 4 bệnh nhân tham gia thử nghiệm lâm sàng. Mục tiêu của nhóm nghiên cứu là tạo ra một phương pháp điều trị được phổ biến rộng rãi và được bảo hiểm chi trả.

 

  Thử nghiệm sử dụng tế bào gốc iPS chữa bệnh Parkinson đang mang lại niềm hy vọng mới cho bệnh nhân Parkinson. Liệu pháp hứa hẹn sẽ đem đến những kết quả tốt đẹp trong tương lai. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.

 

XEM THÊM:

Danh sách nhà thuốc