Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Tác hại không ngờ của thuốc ngủ

Chủ nhật, 07-08-2016 09:18 AM

Mục lục [Ẩn]

Vai trò quan trọng của giấc ngủ đối với mỗi người là không thể phủ nhận. Mất ngủ sẽ khiến cơ thể nhanh chóng rơi vào trạng thái mệt mỏi, suy nhược, lâu dài sẽ làm cơ thể tăng nguy cơ mắc các bệnh béo phì, huyết áp, tim mạch. Tuy nhiên, với sự phát triển của xã hội cùng những áp lực công việc, stress, rối loạn tâm lý… ngày càng có nhiều người bị rơi vào tình trạng mất ngủ. Thay vì điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, nhiều người tìm đến thuốc ngủ như 1 giải pháp quen thuộc giúp lấy lại giấc ngủ mà không hề lường tới những hậu quả mà thuốc ngủ mang lại. Vậy những tác hại của thuốc ngủ tới sức khỏe là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

 

tác hại của thuốc ngủ

Dùng thuốc ngủ lâu dài gây hậu quả khôn lường

 

Mất ngủ là tình trạng như thế nào?

Mất ngủ (insomnia) là một rối loạn giấc ngủ phổ biến. Người bị mất ngủ sẽ khó vào giấc, ngủ không sâu/khó duy trì giấc ngủ hoặc cả hai.

Những người bị mất ngủ có thể cảm thấy không hài lòng với giấc ngủ và thường gặp một hoặc nhiều triệu chứng như: Mệt mỏi, năng lượng thấp, khó tập trung, rối loạn tâm trạng và giảm hiệu suất trong công việc, học tập.

Mất ngủ thường được chia thành 2 nhóm:

- Mất ngủ thoáng qua hay mất ngủ cấp tính (mất ngủ kéo dài trong thời gian trong thời gian dưới 1 tháng).

- Mất ngủ mãn tính (mất ngủ/ rối loạn giấc ngủ kéo dài trong 1 tháng hoặc lâu hơn)

Tác hại của việc mất ngủ kéo dài

Giấc ngủ điều chỉnh đồng hồ sinh học của cơ thể, giúp cho bộ não được nghỉ ngơi, loại trừ stress, tăng cường khả năng tập trung, trí nhớ và sự sáng suốt. Nếu mất ngủ kéo dài sẽ gây ra nhiều tác hại nguy hiểm cho sức khỏe của chúng ta.

  • Mất ngủ làm mất tập trung

Nếu giấc ngủ thường xuyên bị gián đoạn, bộ não dành rất ít thời gian cho giai đoạn ngủ sâu và mơ màng trong khi đây là giai đoạn rất quan trọng. Kết quả, con người sẽ cảm thấy chậm chạp và gặp khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ và ghi nhớ mọi thứ.

  • Mất ngủ làm tăng cân

Khi thiếu ngủ, cơ thể chúng ta sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, các cơ quan không đảm trách được chức năng vốn có của cơ thể, khiến cho lượng calo không thể tiêu hao, tăng lượng mỡ tích tụ, dẫn đến tăng cân không kiểm soát.

  • Mất ngủ làm tăng huyết áp

Khi thiếu ngủ, cơ thể sẽ đối mặt với nguy cơ tăng huyết áp. Nghiên cứu cho thấy kích thích tố căng thẳng có xu hướng gia tăng ở những người bị thiếu ngủ. Tăng nội tiết tố này có thể dẫn đến sự gia tăng tạm thời huyết áp và sau đó sẽ trở thành vĩnh viễn sau một khoảng thời gian.

  • Mất ngủ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch

Khi thiếu ngủ, hệ thần kinh giao cảm hoạt động nhiều hơn, mạch máu co lại, huyết áp tăng, tạo áp lực thêm cho trái tim. Hơn nữa, khi ngủ ít, cơ thể cần nhiều insulin hơn để duy trì mức độ đường huyết bình thường, do đó có tác động xấu tới mạch máu và tim.

  • Mất ngủ làm giảm hiệu suất công việc

Thiếu ngủ có thể làm giảm hiệu suất công việc. Một giấc ngủ trưa ngắn có thể thúc đẩy tâm trạng và hiệu suất công việc, giúp giảm cảm giác buồn ngủ, lấy lại tinh thần sảng khoái, hồi phục năng lượng nhanh và có thể giúp tỉnh táo để bắt tay vào công việc ngay. 

Thiếu ngủ khiến cơ thể không sản sinh ra hormon sinh trưởng mà tạo ra nhiều cortisol, một loại hormon căng thẳng, có thể phá vỡ nhiều collagen trong cơ thể. Loại hormon căng thẳng này làm tăng tình trạng viêm do mụn và hơn hết, có thể làm làn da hình thành nếp nhăn sớm.

  • Mất ngủ gây rối loạn tâm lý

Thiếu ngủ, bộ não sẽ có những phản ứng tiêu cực. Nó thường dẫn đến tình trạng rối loạn, lo âu, cáu gắt, uể oải, mệt mỏi… Đồng thời gây nảy sinh rất nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm, tự kỷ… 

  • Mất ngủ làm suy giảm trí nhớ

Thiếu ngủ là nguyên nhân dẫn tới suy giảm hoạt động của não bộ, gây suy giảm trí nhớ. 

  • Mất ngủ làm giảm khả năng phục hồi da và gây lão hóa da

Theo nghiên cứu từ Đại học Wisconsin (Mỹ), thiếu ngủ và các bệnh mạn tính về da có liên hệ mật thiết. Khi tiếp xúc với mặt trời hoặc các nhân tố có hại khác, da không thể phục hồi tốt và cho thấy nhiều dấu hiệu bị lão hóa hơn.

Thiếu ngủ cũng được coi là một trong những nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ ung thư. Lý do là khi mất ngủ, lượng hormone melatonin bị hạn chế rất nhiều. Đây là hormone được sản xuất ra trong khi ngủ có thể chống lại sự tăng trưởng của các tế bào khối u và khi thiếu ngủ, hormone này bị hạn chế rất nhiều.

Mất ngủ uống thuốc gì?

Các thuốc Tây y điều trị mất ngủ là các thuốc có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, từ đó tạo ra cảm giác buồn ngủ và duy trì giấc ngủ.

Ở liều thấp, thuốc có tác dụng an thần, liều trung bình gây ngủ, liều cao gây mê, liều độc sẽ gây hôn mê và chết.

Dưới đây là một số loại thuốc thường được dùng trong điều trị mất ngủ:

  • Thuốc bình thần gây ngủ:

Gồm có các thuốc như Diazepam, Bromazepam, Clonazepam,... Tác dụng của các thuốc này là giúp các người bệnh có giấc ngủ gần như ngay lập tức.

Tuy nhiên, các thuốc này chỉ nên áp dụng cho các trường hợp mất ngủ ngắn và mức độ bệnh chưa trầm trọng, bởi việc dùng thuốc bình thần lâu ngày sẽ gây quen thuốc. Khi này, dù tăng liều thuốc thì người bệnh vẫn bị mất ngủ.

Lưu ý, mất ngủ uống thuốc gì thì cũng không nên sử dụng nhóm thuốc bình thần nhiều quá 3 ngày. Bởi thuốc có tác dụng phụ là làm suy giảm trí nhớ và gây suy gan.

  • Thuốc an thần gây ngủ:

Thuốc an thần là nhóm thuốc làm chậm hoạt động của não bộ, còn được gọi là thuốc an thần kinh hoặc thuốc chống trầm cảm. Thuốc an thần có tác dụng làm dịu thần kinh và làm bạn dễ ngủ ngon hơn. Thuốc an thần gồm 3 loại chính: Barbiturat, Benzodiazepin, các thuốc ngủ “thuốc Z” như Ambien, Lunesta, Sonata…

Đây là nhóm thuốc có tác dụng mạnh, tuy nhiên, chúng cũng rất dễ gây quen thuốc tương tự như thuốc bình thần. Do đó, nhóm thuốc này chỉ được sử dụng trong trường hợp mất ngủ ngắn và không trầm trọng.

Lưu ý, cũng không nên dùng nhóm thuốc này nhiều quá 3 ngày. Khi sử dụng, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như chóng mặt, nhức đầu hay rối loạn tiêu hóa... 

  • Thuốc kháng histamin:

Gồm có các thuốc như Promethazine, Dimedrol, Clorpheniramin... Đây là các thuốc kháng histamin thế hệ cũ, chống dị ứng và gây ngủ khá mạnh. Thuốc thường được chỉ định dùng đối với các bệnh nhân mất ngủ do ngứa, gãi nhiều như tổ đỉa, hắc lào, eczema,... Thuốc gây ra một số tác dụng phụ như khô miệng, khô mũi, mệt mỏi, ảnh hưởng đến trí não... Khi sử dụng, người bị bệnh mất ngủ uống thuốc gì thì cũng lưu ý không nên lạm dụng mà phải dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng, đa vòng:

Gồm có các thuốc như Mirtazapine, Clomipramine,... Bệnh nhân có thể uống thuốc này bởi chúng tác động đúng cơ chế của giấc ngủ là hệ Serotonin trong não. Sử dụng trong thời gian dài không gây ra tình trạng quen thuốc. Tuy nhiên, thuốc lại không có tác dụng ngay lập tức. Thường sau 3 - 4 tuần điều trị, giấc ngủ mới được cải thiện rõ ràng. Ngoài ra, nhóm thuốc này gây ra một số tác dụng phụ như khô miệng, đắng miệng, táo bón, gây bí tiểu ở bệnh nhân có u xơ tiền liệt tuyến. Thuốc thường được chỉ định dùng để điều trị mất ngủ do trầm cảm, lo âu, mất ngủ tiên phát, mất ngủ do đau (chấn thương, ung thư, đau dây thần kinh).

  • Thuốc an thần kinh mới:

Gồm  Amisulpride, Olanzapine, Quetiapine,... Đây là các thuốc có tác dụng gây ngủ rất mạnh. Nếu sử dụng lâu dài thì sẽ gây béo do người bệnh do người bệnh cảm thấy ăn ngon miệng, do đó ăn nhiều hơn. Thuốc được chỉ định dùng cho trường hợp bị mất ngủ đối với các bệnh chán ăn tâm lý, trầm cảm, lo âu lan tỏa. Lưu ý, mất ngủ uống thuốc gì để tránh bị tăng cân thì khi dùng các thuốc này, bệnh nhân nên kiêng các chất dễ gây tăng cân như chất bột đường, chất ngọt, chất béo, ngoài ra, cần tích cực tập thể dục và vận động cơ thể.

Hiện tại các bác sĩ thường phối hợp các loại với nhau tùy theo tình trạng của từng bệnh nhân.

 

thuốc tây điều trị mất ngủ

Thuốc tây y điều trị mất ngủ

 

Các tác hại của thuốc ngủ

Thuốc ngủ giúp đem lại giấc ngủ cho bạn nhưng bên cạnh đó, nó đem lại nhiều nguy cơ tiềm ẩn do giấc ngủ có được từ thuốc ngủ là giấc ngủ ép.

Đối với bất cứ loại thuốc nào cũng vậy, nếu như quá lạm dụng thì chắc chắn chúng ta cũng sẽ gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn. Và sau đây chúng tôi sẽ đề cập đến các thông tin giải đáp cho thắc mắc uống thuốc ngủ nhiều có hại gì không?

  • Mệt mỏi, không tỉnh táo

   Sử dụng thuốc ngủ với liều lượng cao thường gây cảm giác buồn ngủ mỗi khi thức dậy. Thuốc ngủ cũng khiến tinh thần khó tập trung, tốc độ phản ứng chậm chạp, giảm khả năng quan sát, làm ảnh hưởng đến học tập và làm việc. Đặc biệt, buồn ngủ khi lái xe là vô cùng nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng con người.

  • Rối loạn giấc ngủ

   Một số loại thuốc ngủ có thể gây rối loạn giấc ngủ, dẫn đến tình trạng mộng du, nghiến răng, nói mơ, hay nghiêm trọng hơn là bị mất trí nhớ.

  • Gây nghiện thuốc, nhờn thuốc

    Thuốc ngủ có có đặc tính giống như một chất gây nghiện, một khi bệnh nhân đã phụ thuộc vào thuốc sẽ rất khó bỏ, thiếu thuốc dễ bị nhức đầu, mệt mỏi, thậm chí mất ngủ hoàn toàn. Bên cạnh đó, dùng thuốc ngủ lâu dài sẽ gây nhờn thuốc, người dùng phải tăng liều mới ngủ được, khiến các tác dụng phụ của thuốc ngủ gây ra càng lớn. Bởi vậy, việc lạm dụng thuốc ngủ sẽ khiến quá trình điều trị mất ngủ càng trở nên phức tạp và khó khăn.

 

XEM THÊM: Bỏ hết thuốc tây, hồi phục sức khỏe nhờ giấc ngủ ngon

 

  • Suy giảm chức năng gan

   Một trong những loại thuốc ngủ phổ biến nhất hiện nay là seduxen (hoạt chất là diazepam). Diazepam đứng thứ 11 trong bảng các thuốc gây ngộ độc cho gan, Diazepam dễ gây tổn thương gan, gây viêm gan cấp và các bệnh đường mật.

  • Khó thở

Một tác dụng khác của thuốc ngủ là gây ức chế hô hấp. Vậy nên, những bệnh nhân bị bệnh tim mạch, bệnh đường hô hấp hay hội chứng ngưng thở khi ngủ nhất định phải nói rõ cho bác sĩ về tình trạng cơ thể trước khi sử dụng thuốc ngủ và tuân thủ sự chỉ dẫn của bác sỹ, không được tự tiện tăng liều lượng.

  • Ung thư, chết sớm

Một nghiên cứu của Đại học California đã chỉ ra rằng việc lạm dụng thuốc ngủ có thể rút ngắn tuổi thọ của người sử dụng. Các kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí BMJ cho thấy những người hay sử dụng thuốc ngủ dễ mắc bệnh về ung thư và có nguy cơ chết sớm hơn so với người bình thường.

    Ngoài ra, sẽ rất nguy hiểm nếu sử dụng kèm thuốc ngủ với rượu và các chất kích thích vì sẽ làm tăng tác động của cả 2 loại. Điều đó có nghĩa là thuốc sẽ tác dụng lâu hơn, bạn sẽ cảm thấy lơ mơ, chuệnh choạng khi thức giấc. Nếu sử dụng thuốc ngủ với liều lượng cao rồi uống rượu, bạn sẽ cảm thấy khó thở và rất có thể phải đi cấp cứu.

    Chính vì vậy, thuốc ngủ chỉ là liệu pháp điều trị mang tính chất nhất thời và chỉ được phép sử dụng trong một thời gian ngắn. Không nên sử dụng lâu dài và lạm dụng thuốc ngủ.

Chứng mất ngủ cần phải điều trị hợp lý, tuyệt đối không lạm dụng thuốc ngủ

Theo một nghiên cứu mới của Cục Lạm dụng chất gây nghiện và Dịch vụ sức khỏe tâm thần, Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ thì số lượng bệnh nhân đi cấp cứu vì quá liều zolpidem - một thành phần hoạt tính có trong một số loại thuốc ngủ kê đơn ở Mỹ đã tăng gần gấp đôi từ giữa năm 2005 tới năm 2010. Phụ nữ chiếm 2/3 số người vào viện. Theo bác sĩ Carl Bazil ở ĐH Columbia, đúng là thuốc ngủ có thể giúp bạn nhanh chóng chìm vào giấc ngủ nhưng chúng không phải là giải pháp lâu dài để giải quyết những rối loạn giấc ngủ và có thể gây nguy hiểm nếu sử dụng không đúng cách.

Bác sĩ Phạm Văn Hậu, Bệnh viện 103 cho rằng, thuốc ngủ chỉ có tác dụng tạm thời chứ không chữa được bệnh mất ngủ. Trên thị trường có nhiều loại thuốc ngủ nhưng không có một loại thuốc an thần nào tốt cho tất cả các bệnh nhân mất ngủ, không phải ai mất ngủ cũng phải uống thuốc ngủ mới ngủ ngon. Vì vậy, việc xác định nguyên nhân mất ngủ rất quan trọng trong điều trị chứng mất ngủ.

Bác sĩ Hậu cũng cho biết thêm bản chất thuốc ngủ tồn tại trong cơ thể lâu hơn nhiều so với thời gian gây ngủ. Nó được chuyển hóa ở gan và bài tiết qua thận vì vậy, nếu chức năng gan, thận càng suy yếu, thuốc ngủ sẽ tồn tại trong cơ thể càng lâu. Đó là lý do tại sao người cao tuổi hoặc người mắc bệnh gan, thận nên hạn chế dùng loại thuốc này.

Xu hướng mới trong điều trị mất ngủ hiện nay là hạn chế sử dụng thuốc tây và sử dụng các loại sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên như thực phẩm chức năng BoniSleep của Canada và Mỹ, do công ty Botania phân phối.

BoniSleep- Sự kết hợp hoàn hảo các loại thảo dược để cải thiện mất ngủ

BoniSleep có sự kết hợp toàn diện của các loại thảo dược, vitamin và nguyên tố vi lượng,  các chất dẫn truyền thần kinh cùng thành phần đặc biệt nhất là lactium – hoạt chất nuôi dưỡng não bộ, mang lại giấc ngủ sinh lý. Thành phần của BoniSleep được chia thành các nhóm cụ thể sau:

  • Lactium 90%: Lactium là hoạt chất được tinh chế từ casein sữa đã được xác nhận trong các thử nghiệm lâm sàng tại Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc có tác động như một dưỡng chất nuôi dưỡng thần kinh, giúp thư giãn, tái tạo sức sống của não bộ, làm dịu những căng thẳng, lo âu và mang đến giấc ngủ sinh lý, tự nhiên, trọn vẹn. Nghiên cứu của các nhà khoa học soken tại Nhật năm 2006 trên 44 người tình nguyện với liều 150mg/ngày sau 4 tuần cho thấy lactium có tác dụng giúp cải thiện 66% giấc ngủ: giúp dễ ngủ, đi vào giấc ngủ tự nhiên, ngủ sâu hơn, ngon giấc, kéo dài thời gian ngủ, giúp cơ thể tỉnh táo tràn đầy năng lượng vào buổi sáng hôm sau.

  • Melatonin:  Melatonin là hormone do tuyến tùng tiết ra, giúp kiểm soát chu kỳ giấc ngủ theo nhịp ngày đêm, điều hòa nhịp sinh học của cơ thể. Melatonin hỗ trợ điều trị mất ngủ theo mùa, mất ngủ do làm việc ca đêm, thay đổi múi giờ.

  • Nhóm thảo dược: Cây nữ lang, Hoa cúc, Ashwagandha, Rhodiola rosea, Ngọc trai, Lạc tiên, Hoa bia: Những thảo dược trên đều có tác dụng an thần, giảm bồn chồn, lo âu, giúp dễ ngủ ngon giấc.

  • Nhóm vi chất: Magie oxid, Vitamin B6

  • Magie là một chất quan trọng trong cơ thể, nó có tác dụng trấn tĩnh tế bào thần kinh, làm dịu thần kinh, giảm tính hưng phấn quá mức của hệ giao cảm.

  • Vitamin B6 là chất dinh dưỡng quan trọng hỗ trợ toàn bộ hệ thần kinh. Vitamin B6 giúp sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh làm dịu căng thẳng trong não bộ như GaBa và serotonin.

  • Nhóm các chất dẫn truyền thần kinh và tăng nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh: GABA, L-Theanin, 5-HTP

  • Trong đó GABA có tác dụng ức chế hệ thần kinh, đảm bảo duy trì sự hoạt động bình thường của não bộ đặc biệt là các neuron thần kinh. GABA giúp ngăn cản các dẫn truyền căng thẳng và bất an đến vùng thần kinh trung ương bằng cách chiếm giữ và khống chế các vùng tiếp nhận thông tin.

  • 5-HTP , L- Theanin làm tăng nồng độ chất dẫn truyền thần kinh serotonin, kích thích sản xuất các sóng não alpha, tạo ra trạng thái thư giãn sâu và tinh thần tỉnh táo, làm dịu tình trạng căng thẳng.

Để sản phẩm BoniSleep phát huy được hiệu quả nhất, người bệnh nên tuân thủ đúng liều lượng, liệu trình cụ thể như sau:

Uống 2-4 viên/ngày trước khi đi ngủ 30 phút, hiệu quả rõ rệt thường sau 1-2 tuần sử dụng tùy tình trạng mất ngủ.

 

XEM THÊM: “Ánh sáng cuối đường hầm” cho bệnh nhân mất ngủ 

 

Đánh giá của bệnh nhân sử dụng BoniSleep

BoniSleep được người bệnh đánh giá rất cao khi đã giúp họ ngủ ngon giấc cả đêm. Dưới đây là chia sẻ của bệnh nhân đã dùng sản phẩm:

  • Cô Đầu Thị Việt, 60 tuổi, ở thôn Hồng Lam, xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, điện thoại: 0852.613.047.

“Cô bị mất ngủ nặng từ 10 năm trước, giấc ngủ cứ giảm dần, cuối cùng chỉ còn có 1 tiếng 1 đêm.  Vừa mệt mỏi, vừa căng thẳng, hồi hộp, tim đập nhanh, trong lòng luôn cảm thấy bất an, cả ngày cả đêm lúc nào đầu cũng căng ra để suy nghĩ, thậm chí chỉ là những chuyện tào lao, vớ vẩn. May mà con gái cô tìm hiểu và mua cho cô BoniSleep của Mỹ và Canada, chỉ sau nửa tháng, giấc ngủ của cô tăng lên 4 tiếng 1 đêm, sau 3 tháng, cô bỏ hẳn được thuốc an thần tây y mà ngủ được hẳn 7 tiếng 1 đêm.”

 

cô đầu thị việt dùng bonisleep

 

  • Chú Nguyễn Đại Phong, 63 tuổi, địa chỉ: thôn Tân Xuyên, xã Tân Hợp, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, SĐT 0942.043.345

“Chú bị mất ngủ cách đây hơn 10 năm, nguyên nhân là do có quá nhiều bệnh tật trong người gây đau đớn, từ thoái hóa cột sống cổ, gai cột sống, đau vai gáy tới thoát vị đĩa đệm, dạ dày, đại tràng, đêm nào cũng đau vã cả mồ hôi, ngồi xoa bóp chân tay cả đêm thì làm sao mà ngủ được. Chú có dùng thuốc tây theo đơn của bác sĩ nhưng giấc ngủ cải thiện kém mà lại hay bị đau đầu, chóng mặt nên chú không dùng nữa. May thay, chú được ông bạn giới thiệu sản phẩm BoniSleep của Canada và Mỹ. Chú dùng liều 4 viên/ngày, dùng hết hộp thứ 2, chú bắt đầu có cảm giác buồn ngủ. Hết hộp thứ 3, các triệu chứng được cải thiện rõ rệt hơn, đỡ mệt, đỡ đau đầu chú đã ngủ được tầm 3-4 tiếng mỗi đêm. Sau 3 tháng, mỗi đêm chú ngủ được từ 6-7 tiếng, sâu và ngon, ngưng BoniSleep rồi chú vẫn ngủ được như thế, sáng dậy rất thoải mái, nhẹ nhàng, giống hệt giấc ngủ sinh lý của mình vậy.”

 

chú nguyễn đại phong dùng bonisleep

 

  • Anh Tăng Phước Trường (40 tuổi, ở số 1/68/15/1 Nguyễn Trãi, phường Thới Bình, Ninh Kiều, tp Cần Thơ).

  “Anh làm ở trên phà nên đêm ngày lênh đênh trên sóng nước, nhịp sinh hoạt ăn ngủ thất thường, lại hay phải thức đêm, đầu óc căng thẳng nên lâu dần bị mất ngủ, cả tuần chỉ ngủ được 1-2 đêm, mỗi đêm được 1-2 tiếng, còn đâu là thức trắng. May quá, anh đọc được bài báo của bác sĩ Hoàng Khánh Toàn trưởng khoa đông y Bệnh viện 108 giới thiệu BoniSleep.  Sau 2 tuần anh ngủ được 5 tiếng/ đêm, giấc ngủ rất sâu và ngon nhé, sáng dậy anh thấy thoải mái, tỉnh táo dễ chịu vô cùng.  Khoảng 2 tháng dùng BoniSleep là giấc ngủ trọn vẹn cả đêm, ngủ ngon những 8 tiếng liền đấy. ”

 

chú tăng phước trường dùng bonisleep

 

Mất ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của những người mắc phải. Tuy nhiên, những tác hại của thuốc ngủ vô cùng khôn lường, việc sử dụng thuốc ngủ để có giấc ngủ nhanh không phải là giải pháp lâu dài. Chính vì vậy, để lấy lại giấc ngủ ngon, người bệnh nên tìm đến các sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên như BoniSleep. Nếu có bất kỳ khó khăn, thắc mắc gì về tình trạng mất ngủ của mình, hãy gọi điện tới tổng đài tư vấn miễn cước 18001044 để được hỗ trợ. 

 

    

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniSleep+ 30V

405.000đ

BoniHappy+ 60V

405.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc