Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Suy tĩnh mạch chi dưới và cách điều trị

Thứ ba, 25-08-2020 11:35 AM

Mục lục [Ẩn]

 

   Trong suy giãn tĩnh mạch, hay gặp nhất là suy giãn tĩnh mạch chi dưới bởi chi dưới là nơi có hệ thống tĩnh mạch dài, phức tạp và thường xuyên phải chịu áp lực lớn từ cơ thể. Vậy suy giãn tĩnh mạch chi dưới là gì? Nguyên nhân do đâu? Hay gặp ở đối tượng nào? Cách điều trị ra sao?

   Bài viết dưới đây sẽ trả lời tất cả các câu hỏi đó cho các bạn. Mời các bạn cùng tìm hiểu.

 

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là gì?

   Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là tình trạng hệ thống tĩnh mạch ở chân bị giãn nở quá mức do nguyên nhân nào đó khiến van tĩnh mạch hư hại, thành tĩnh mạch suy yếu, làm máu chảy ngược chiều về tim, tăng áp lực trong lòng mạch, khiến máu ứ lại.

 

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới

 

   Đây là bệnh lý mãn tính, nếu không có cách điều trị phù hợp sẽ rất dễ bị tái lại, gây nhiều phiền toái cho người bệnh.

 

Nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch chi dưới

   Suy giãn tĩnh mạch chi dưới xảy ra khi hệ thống tĩnh mạch chi dưới chịu áp lực lớn, van tĩnh mạch và thành tĩnh mạch bị suy yếu gây ra. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là:

  • Tuổi cao: Càng về già, các cơ quan trong cơ thể càng lão hóa, suy giảm chức năng, trong đó có hệ thống tĩnh mạch chi dưới.
  • Lười vận động, đứng lâu hay ngồi nhiều: các tư thế này đều tạo áp lực lớn cho hệ thống tĩnh mạch chi dưới, từ đó gây suy giãn tĩnh mạch.

 

Đứng lâu hay ngồi nhiều đều dễ suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Đứng lâu hay ngồi nhiều đều dễ suy giãn tĩnh mạch chi dưới

 

  • Thừa cân hoặc béo phì: Khối lượng cơ thể quá lớn sẽ làm tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch, đặc biệt là hệ thống tĩnh mạch chi dưới, dễ gây suy giãn tĩnh mạch.
  • Yếu tố di truyền: Gia đình có người bị suy giãn tĩnh mạch sẽ tăng nguy cơ cao mắc bệnh này.
  • Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như mang vác nặng, bệnh lý về thận, mang thai...

 

Dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch chi dưới và các biến chứng

   Khi bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới, người bệnh sẽ nhận thấy ngay các dấu hiệu như sau:

  • Da dễ bầm, chỉ cần tác động nhẹ như gãi sẽ xuất hiện những đốm đỏ li ti do mao mạch bị giãn, vỡ ra gây xuất huyết.
  • Chân xuất hiện dấu hiệu tê bì, nặng nề khi đứng lâu hoặc ngồi nhiều. Người bệnh thường cảm thấy rõ dấu hiệu này khi về chiều tối. Tình trạng tê, nặng chân sẽ đỡ khi người bệnh nằm nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng.
  • Hay chuột rút về đêm, cảm giác như kiến cắn, kiến bò trong bắp chân, dưới da chân rất khó chịu.
  • Xuất hiện các mạch máu nổi trên da, có thể là hệ thống tĩnh mạch nhỏ đường kính dưới 1mm, nổi lên xanh tím như mạng nhện hoặc là tĩnh mạch to, nổi rõ ngoằn ngoèo đường kính trên 3mm. Thường thấy ở bắp chân.

​​​​​​​

Dấu hiệu dễ nhận biết của suy giãn tĩnh mạch

Dấu hiệu dễ nhận biết của suy giãn tĩnh mạch

 

   Khi có những dấu hiệu trên mà người bệnh không điều trị kịp thời, suy giãn tĩnh mạch sẽ tiến triển nặng thành các biến chứng nguy hiểm như là:

  • Chân phù nề, căng tức, sưng đau, da sạm, viêm loét không liền sẹo.
  • Máu ứ lại tạo cục máu đông gây huyết khối tĩnh mạch sâu, nguy cơ gây tắc mạch phổi, nhồi máu cơ tim, tắc mạch máu não gây đột quỵ.

 

Đối tượng hay bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới

   Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng hay gặp nhất là các đối tượng sau:

  • Người già.
  • Phụ nữ có thai.
  • Những nhóm người có tính chất công việc phải đứng lâu, ngồi nhiều, ít vận động như: dân văn phòng, giáo viên, tài xế…
  • Người mắc bệnh lý về thận, người béo phì.
  • Phụ nữ thường hay mắc bệnh nhiều hơn nam giới bởi hay đi giày cao gót, mặc quần áo bó sát, ít vận động.

 

Cách điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Hiện nay có khá nhiều cách điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới như phương pháp điều trị nội khoa hoặc phương pháp phẫu thuật ngoại khoa.

Các phương pháp đó đều giải quyết nhanh tĩnh mạch bị suy giãn, tính thẩm mỹ cao, tuy nhiên mỗi phương pháp đều có hạn chế riêng.

Các phương pháp điều trị nội khoa:

  • Dùng tất và băng ép y khoa: Cấu tạo của tất và băng ép y khoa rất đặc biệt, bó chặt ở gần cổ chân và lỏng dần khi lên cao, ôm lấy chân và đẩy máu theo các tĩnh mạch chân lên tim.

​​​​​​​

Tất y khoa

Tất y khoa

 

Hạn chế của phương pháp này là phải lựa chọn tất hay băng ép có độ áp lực phù hợp mới có tác dụng. Tất và băng ép y khoa chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng, nếu ngừng sử dụng bệnh sẽ tái phát lại như cũ. Do đó phương pháp này gây nhiều khó chịu cho người dùng bởi phải đeo liên tục nhất là mùa hè nóng bức.

  • Các phương pháp gây xơ hóa tĩnh mạch bị giãn như: Laser nội tĩnh mạch, sóng radio, chích xơ tạo bọt. Hạn chế của các phương pháp này là chỉ loại bỏ được những tĩnh mạch bị giãn quá mức, không tác động vào nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch nên bệnh dễ tái phát. Đồng thời gây xơ hóa còn có thể khiến người bệnh mắc một số di chứng như dị ứng với thuốc gây xơ, hoại tử da, tiêm thuốc nhầm vào động mạch gây hậu quả nghiêm trọng, có thể phải cắt cụt chi.

Các phương pháp điều trị ngoại khoa:

Hiện nay, phương pháp điều trị ngoại khoa phổ biến để điều trị suy giãn tĩnh mạch là phẫu thuật Stripping và Muller.

Ưu điểm của 2 loại phương pháp này là:

  • Nhanh chóng loại bỏ tĩnh mạch bị giãn, hết hẳn triệu chứng của bệnh.
  • Tính thẩm mỹ cao.

Tuy nhiên 2 phương pháp phẫu thuật này cũng có những nhược điểm như:

  • Không tác dụng vào nguyên nhân gây bệnh nên không phòng ngừa được bệnh. Do vậy chỉ 1 thời gian sau suy giãn tĩnh mạch sẽ dễ bị tái phát.
  • Người bệnh có thể gặp một số biến chứng sau phẫu thuật như: Nhiễm trùng, tổn thương thần kinh, động mạch...

Từ hạn chế đáng ngại của các cách điều trị suy giãn tĩnh mạch, người bệnh chỉ nên áp dụng các cách điều trị đó khi tĩnh mạch suy giãn ở mức độ nặng, nguy cơ thành biến chứng nguy hiểm như huyết khối.

 

Cải thiện suy giãn tĩnh mạch chi dưới từ thay đổi thói quen lối sống hằng ngày.

Khi phát hiện sớm dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch, người bệnh có thể xây dựng thói quen, lối sống phù hợp để cải thiện tốt tình trạng bệnh như sau:

Tạo thói quen tốt:

  • Ngồi đúng tư thế, tránh đè ép lên mặt dưới đùi, hạn chế ngồi bắt chéo chân.
  • Mang giày đế mềm, gót thấp, hạn chế đi giày cao gót, quần áo bó sát.
  • Vận động nhiều, tập luyện những môn thể thao nhẹ nhàng thường xuyên như đi bộ nhẹ nhàng, bơi lội, đạp xe đạp…
  • Tập các bài tập chân để tăng cường lưu thông máu như xoay tròn bàn chân, nhịp chân, nhón gót, massage chân.
  • Sau khi tắm xong nên xối chân bằng nước lạnh.
  • Kê cao chân khi ngủ, tốt nhất là nên kê cao chân hơn tim khoảng 15cm.

​​​​​​​

Kê cao chân khi ngủ rất tốt cho người suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Kê cao chân khi ngủ rất tốt cho người suy giãn tĩnh mạch chi dưới

 

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý:

  • Người suy giãn tĩnh mạch cần uống nhiều nước hằng ngày, bổ sung các thực phẩm giúp tăng cường sức bền thành mạch, bổ sung nhiều vitamin và dưỡng chất thiết yếu, đặc biệt là các thức ăn giàu chất xơ, vitamin C, vitamin E…
  • Các thực phẩm nên bổ sung thường xuyên là măng tây, quả bơ, củ cải đường, cam quýt, dâu tây, việt quất, nho, chanh, dầu thực vật, rau bina, củ cải xanh…
  • Các loại thực phẩm người bệnh nên hạn chế càng nhiều càng tốt là thực phẩm giàu chất béo bão hòa, đồ ăn chiên rán, chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa nhiều đường, bánh kẹo, nước ngọt có ga, bia rượu và đồ uống có chất kích thích…

 

Cải thiện suy giãn tĩnh mạch nhờ thảo dược

Bên cạnh việc xây dựng thói quen, lối sống phù hợp, người bệnh có thể kết hợp dùng thảo dược để tăng hiệu quả cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch.

Một số loại thảo dược hay dùng để cải thiện suy giãn tĩnh mạch là:

Cao Bạch quả: Hoạt chất của lá Bạch quả là terpene lactones giúp đưa máu và oxy tới các bộ phận của cơ thể, tăng cường tính đàn hồi, dẻo dai của mạch máu. Do đó nó hỗ trợ cải thiện tốt tình trạng suy giãn tĩnh mạch, giảm các triệu chứng như sưng, đau, chuột rút.

 

Lá Bạch quả tươi

Lá Bạch quả tươi

 

Hoa hòe: Giúp bảo vệ thành tĩnh mạch, tăng sức chịu đựng của tĩnh mạch, phòng ngừa mạch máu nứt, vỡ nhờ hoạt chất Rutin- thành phần chính của loại dược liệu này.

Cây Chổi đậu: Theo nghiên cứu, cây Chổi đậu kích hoạt các receptor giải phóng noradrenalin làm tăng trương lực mạch máu và co mạch. Từ đó nó có một số tác dụng với người suy giãn tĩnh mạch như:

  • Hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu, giảm tình trạng ứ máu.
  • Cải thiện vi tuần hoàn, bảo vệ thành tĩnh mạch.
  • Giảm tình trạng căng tức, sưng chân, chuột rút.

Ngoài ra còn một số loại thảo dược khác như hạt Dẻ ngựa, vỏ cam chanh, lý chua đen...đều có tác dụng tốt cho tình trạng suy giãn tĩnh mạch.

 

Thoát khỏi suy giãn tĩnh mạch chi dưới nhờ Bonivein

   Với mục đích phát huy tối đa công dụng của các thảo dược, giúp người dùng đạt hiệu quả toàn diện, không còn nỗi lo suy giãn tĩnh mạch chi dưới: Các nhà khoa học Canada và Mỹ đã nghiên cứu kỹ lưỡng và cho ra đời Bonivein- sản phẩm kết hợp hoàn hảo các loại thảo dược quý dành cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch.

   Nhờ sự phối hợp hiệp đồng của các thảo dược Bạch quả, Hoa hòe và cây Chổi đậu, Bonivein giúp người bệnh tác động toàn diện, cải thiện tốt tình trạng suy giãn tĩnh mạch chi dưới như:

  • Tăng sức bền, sức chịu đựng của tĩnh mạch, bảo vệ thành tĩnh mạch, hỗ trợ khắc phục nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch.
  • Giảm triệu chứng khó chịu của suy giãn tĩnh mạch như giảm sưng, đau, căng tức, giảm tình trạng chuột rút.
  • Hoạt huyết, tăng cường lưu thông mạch máu, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của suy giãn tĩnh mạch là huyết khối.

​​​​​​​

Thành phần chính của Bonivein: Bạch quả, Hoa hòe, cây Chổi đậu

Thành phần chính của Bonivein: Bạch quả, Hoa hòe, cây Chổi đậu

 

   Ngoài ra, Bonivein còn kết hợp thêm các loại thảo dược khác nhằm làm tăng hiệu quả của BoniVein, giúp người bệnh nhanh chóng đạt được hiệu quả như mong muốn trong thời gian ngắn, đó là các thảo dược: hạt Dẻ ngựa, Diosmin và Hesperidin từ vỏ cam, chanh, Lý chua đen, vỏ Thông, hạt Nho.

   Thêm nữa, Bonivein được sản xuất tại hệ thống nhà máy của tập đoàn Viva Nutraceuticals - tập đoàn sản xuất dược phẩm, thực phẩm chức năng uy tín hàng đầu thế giới, đạt tiêu chuẩn cGMP của:

  • FDA (Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ)
  • Health Canada ( Bộ y tế Canada)
  • NSF International ( Trung tâm hợp tác về an toàn thực phẩm và nước uống của tổ chức y tế thế giới WHO).

 

Hệ thống tập đoàn đa quốc gia ViVa Nutraceuticals

Hệ thống tập đoàn đa quốc gia ViVa Nutraceuticals

 

Bonivein được các chuyên gia hàng đầu khuyên dùng như:

  • Thầy thuốc nhân dân, PGS.TS Trần Quốc Bình – Nguyên giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền TW
  • Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn trưởng khoa Đông y bệnh viện Quân Đội 108.

Bonivein đã giúp hàng triệu người thoát khỏi sự khó chịu của suy giãn tĩnh mạch chi dưới:

 

Bác Hoàng Sơn trú tại 5/43A Thủ Khoa Huân, tp Vũng Tàu, điện thoại: 0708.670.572:

 

Bác Hoàng Sơn

Bác Hoàng Sơn

 

   “Bác bị suy giãn tĩnh mạch ở chân, hay tê mỏi, đau nhức, đi lại vất lắm. Buổi tối ngủ không ngon vì hay chuột rút. Đến đầu năm 2017 chân bác bị sưng phù như chân trâu, gân xanh nổi lên to như con giun ấy.”

   “Bác dùng thuốc Tây nhiều lắm mà không đỡ mấy, vậy mà dùng BoniVein bệnh thuyên giảm rất nhanh, các triệu chứng như chân nặng nhức mỏi, tê bì, chuột rút giảm sau 1 tháng sử dụng, càng dùng lâu dài thì phần da bị sạm thâm do tĩnh mạch vỡ cũng dần trở lại như trước rồi. Bây giờ bệnh đã ổn định nhưng bác vẫn duy trì uống BoniVein để phòng tái phát vì suy giãn tĩnh mạch là bệnh mãn tính mà”.

   Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm kiến thức hữu ích cho các bạn về căn bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới cũng như cách điều trị, cải thiện tốt tình trạng bệnh. Nếu còn câu hỏi gì về suy giãn tĩnh mạch chi dưới hay cần tư vấn thêm sản phẩm Bonivein, hãy gọi tới 1800 1044 để các chuyên gia hỗ trợ cho bạn nhé.

 

 

XEM THÊM:

 

​​​​​​​

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

250.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc