Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Rơi ‘vật thể lạ’ trong khi khiêu vũ, người phụ nữ được chẩn đoán sa tử cung

Thứ tư, 11-03-2020 10:45 AM

Mục lục [Ẩn]

   Một căn bệnh phổ biến, thường xảy ra ở những phụ nữ đã sinh con nhiều lần hoặc phụ nữ lớn tuổi đó là bệnh sa sinh dục, căn bệnh khiến cho phụ nữ gặp khó khăn trong cuộc sống hàng ngày và khi quan hệ tình dục.   

Đang khiêu vũ bỗng thấy "miếng thịt" rơi ra khỏi "vùng kín"

   Bệnh nhân họ Vương, 60 tuổi đến từ Tô Châu, tỉnh Giang Tô. Bà này đến tìm bác sĩ trong tình trạng lo lắng, bối rối và hỏi: “Bác sĩ ơi, có phải tôi sắp chết. Tôi thấy có miếng thịt rơi ra từ cơ thể, có phải là khối u không?”

 

dấu hiệu căn bệnh đáng sợ sa tử cung

Bệnh nhân họ Vương, 60 tuổi gặp "tai nạn bất ngờ" khi đang khiêu vũ

 

  Theo lời bệnh nhân kể, vào tối hôm trước trong lúc đang khiêu vũ với những người bạn già ở quảng trường, bà bỗng dưng thấy khó chịu bụng, nước tiểu hơi rỉ và nhận ra có một thứ gì đó vừa rơi ra từ "vùng kín". Sau khi vào nhà vệ sinh kiểm tra, bà Vương nhận ra vật lạ trông giống "miếng thịt", quá sợ hãi nên bà đã tìm đến bác sĩ để thăm khám.

   Sau khi kiểm tra, bác sĩ Song nhận ra vật lạ rớt từ "vùng kín" của bà Vương thực sự có đường kính 5,6cm, nó không phải khối u mà chính là tử cung. Bà Vương được bác sĩ chẩn đoán bị sa tử cung và tiểu không tự chủ, cần phải được phẫu thuật.

Bệnh nhân 70 tuổi có "vật lạ" lòi ra khỏi âm đạo suốt nhiều năm.

    Trong nhiều năm công tác, bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung (Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp Hà Nội) đã từng tiếp nhận khám chữa cho nhiều bệnh nhân mắc bệnh sa tử cung.

   Trong đó, trường hợp mà bác sĩ nhớ nhất là một bệnh nhân đã ngoài 70 tuổi. Bệnh nhân này thấy có "vật lạ" lòi ra khỏi âm đạo của mình suốt nhiều năm nhưng vì xấu hổ không dám đi khám.

dấu hiệu bệnh sa tử cung

Bệnh nhân này thấy có "vật lạ" lòi ra khỏi âm đạo của mình suốt nhiều năm nhưng không dám đi khám.

 

   Đến khi không còn chịu được, bệnh nhân mới đến tìm gặp bác sĩ Dung để thăm khám và được chẩn đoán mắc bệnh sa tử cung. Vì bệnh nhân tuổi đã cao, không còn nhu cầu về tình dục nên bác sĩ đưa ra phương án khâu bịt lỗ âm đạo.

   Theo bác sĩ, cách can thiệp này được đưa ra bởi bệnh nhân đã không còn nhu cầu tình dục, tùy thuộc vào mức độ bệnh và từng độ tuổi mà các bác sĩ sẽ có những phương án can thiệp khác nhau.

Mời các bạn theo dõi thêm thông tin về hiện tượng sa tử cung sau sinh ở phần dưới đây: 

Hiện tượng sa tử cung sau sinh là gì?

   Sa tử cung (hay còn gọi là sa sinh dục, sa dạ con, sa thành âm đạo) là hiện tượng thường xảy ra ở phụ nữ sau sinh, khi thành tử cung tụt xuống vào trong ống âm đạo, thậm chí có trường hợp tử cung lộ ra ngoài âm đạo. Nguyên nhân sa tử cung là do cơ sàn chậu và dây chằng căng ra quá mức, dẫn đến không thể nâng đỡ tử cung. Bên cạnh đó, hẹp khung xương chậu là một trong những bất thường về khung xương dẫn tới hiện tượng sa thành tử cung.

   Biểu hiện sa tử cung được chia ra thành nhiều cấp độ khác nhau. Biểu hiện nhẹ là khi tử cung sa xuống nhưng vẫn nằm bên trong ống âm đạo. Mức độ nặng nhất là toàn bộ tử cung tụt xuống và sa hẳn ra ngoài cửa âm đạo.

Đối tượng dễ bị sa thành tử cung

 

đối tượng dễ bị sa tử cung

Sa thành tử cung thường xảy ra nhiều hơn ở phụ nữ sau sinh

 

   Sa thành tử cung có thể gặp ở bất cứ phụ nữ nào, tuy nhiên căn bệnh này thường xảy ra nhiều hơn đối với những đối tượng sau:

  • Phụ nữ sau sinh, đặc biệt là những thai phụ sinh con qua đường âm đạo, thai nhi quá lớn hoặc thời gian chuyển dạ quá lâu.

  • Phụ nữ thường xuyên vận động, mang vác nặng sau khi sinh thay vì phải nghỉ ngơi, kiêng cữ. Điều này khiến cho vùng đáy bụng phải co bóp nhiều, gây ra tổn thương và dẫn đến sa tử cung.

  • Phụ nữ tiền mãn kinh, phụ nữ lớn tuổi, cơ và dây chằng trở nên suy yếu, lão hóa.

  • Ngoài ra, những yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ xảy ra sa tử cung sau sinh ở sản phụ:

  • Mang thai đôi hoặc đa thai

  • Tuổi cao

  • Thai nhi quá lớn

  • Thai phụ đã mang thai nhiều lần

  • Sinh khó, dẫn đến co thắt tử cung quá lâu

  • Bất thường ở nhau thai

  • Trải qua phẫu thuật tử cung.

Nguyên nhân sa tử cung

Sa tử cung có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân cơ bản sau đây:

  • Chấn thương tại vùng cơ đáy xương chậu, các mô giúp nâng đỡ tử cung hoặc cổ tử cung giãn quá mức trong khi sinh, đặc biệt là khi thai phụ sinh con quá to hoặc thời gian chuyển dạ lâu.

  • Thai phụ lao động quá sức sau khi sinh, khiến cho các cơ, dây chằng nâng đỡ tử cung bị tổn thương, trong khi các cơ quan này chưa phục hồi hoàn toàn sau khi sinh, dẫn tới thành tử cung bị sa xuống.

  • Dị tật bẩm sinh ở tử cung cũng có thể là nguyên nhân sa tử cung, chẳng hạn như tử cung 2 buồng, kích thước cổ và eo tử cung bất thường,...

  • Phụ nữ sau sinh bị táo bón hoặc rối loạn đại tiện, dẫn đến tăng áp lực trong ổ bụng và gây ra bệnh.

  • Can thiệp Y khoa trong khi sinh: bao gồm phẫu thuật nội soi, sinh mổ, bỏ nhau thai bằng tay hoặc sử dụng thuốc oxytocin.

 

nguyên nhân sa tử cung

Sa tử cung có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân

Biểu hiện của sa tử cung

      Sa tử cung biểu hiện qua những cơn đau bụng lâm râm ở vùng tử cung, kèm theo dấu hiệu xuất huyết trong ổ bụng, nhất là trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, biểu hiện đau tử cung có thể không đủ hoặc không cụ thể để bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh chính xác. Vì trên thực tế cơ thể thai phụ thường sẽ bị đau ở một vài vị trí để thích ứng với thời kỳ mang thai.

    Những triệu chứng khác của sa tử cung bao gồm:

  • Tim đập nhanh

  • Huyết áp thấp (mức độ nhẹ gây ra choáng, mạnh có thể dẫn đến sốc tim)

  • Ngừng cơn co tử cung

  • Đau tử cung dữ dội

  • Mất cảm giác với thai nhi trong bụng.

Can thiệp bệnh sa tử cung như thế nào?

Theo các bác sĩ sản phụ khoa, việc can thiệp như thế nào còn phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của người bệnh. Cụ thể:

  • Mức độ 1 (nghĩa là chỉ bị kéo giãn, thấp hơn một chút so với ban đầu và vẫn nằm trong âm đạo): Không cần phải phẫu thuật, chỉ cần kiên trì luyện tập 1 số bài tập cho vùng xương chậu nâng khả năng đàn hồi của tử cung thì nó sẽ dần quay lại vị trí ban đầu.

  • Mức độ 2 (tử cung giãn sệ xuống khe hở của âm đạo, mỗi khi rặn hoặc đi vệ sinh, một phần tử cung sẽ bị đẩy ra ngoài): Nghỉ ngơi hợp lý, tử cung sẽ tự co vào bên trong.

  • Mức độ 3 (tử cung chảy hết ra ngoài âm đạo và không tự co vào được, kèm theo viêm tấy).

Ở mức 2 và 3, nếu tử cung vẫn không thể tự co vào thì cần phải can thiệp phẫu thuật. Nếu bệnh nhân còn nhu cầu sinh đẻ, bác sĩ sẽ tiến hành thủ thuật treo tử cung lên, làm hẹp âm đạo để giữ chức năng sinh sản.

   Tình trạng sa tử cung sau sinh ngày càng được quan tâm hơn vì những bất tiện và ảnh hưởng của bệnh đối với cuộc sống người phụ nữ. Ngay khi phát hiện bản thân có triệu chứng của bệnh, bệnh nhân  nên thăm khám ngay để phát hiện sớm bệnh và có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh trường hợp để quá muộn sa tử cung có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Hy vọng thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc.

 

XEM THÊM:

Tags: sa tử cung

Danh sách nhà thuốc