Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Rối loạn hỗn hợp lo âu, trầm cảm gây ảnh hưởng tới cơ thể như thế nào?

Thứ hai, 03-01-2022 15:32 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Hiện nay, xã hội phát triển nhanh đồng nghĩa với những áp lực trong công việc, cuộc sống tăng lên đáng kể. Khi không thể cân bằng, thích nghi được với những căng thẳng, áp lực, con người sẽ dễ mắc các bệnh lý tâm thần như rối loạn hỗn hợp lo âu, trầm cảm dẫn đến mất ngủ kéo dài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Vậy cụ thể rối loạn hỗn hợp lo âu, trầm cảm là gì? Vì sao lại gây mất ngủ và đâu là giải pháp khắc phục hiệu quả? Xin mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây.

 

Rối loạn hỗn hợp lo âu, trầm cảm là gì?

   Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm là một trạng thái bao gồm cả triệu chứng lo âu và trầm cảm nhưng không có triệu chứng nào được ghi nhận một cách riêng biệt là đủ nặng để chẩn đoán phân biệt là trầm cảm hay lo âu.

   Trong đó, biểu hiện chủ đạo của rối loạn lo âu là lo lắng, lo sợ quá mức, còn trầm cảm là giảm khí sắc, buồn bã, chán nản, giảm quan tâm với tất cả mọi vấn đề xung quanh.

 

Rối loạn hỗn hợp lo âu, trầm cảm

Rối loạn hỗn hợp lo âu, trầm cảm

 

Phân biệt triệu chứng lo âu và trầm cảm

 

 

Vì sao rối loạn hỗn hợp lo âu, trầm cảm gây mất ngủ?

   Bệnh nhân rối loạn hỗn hợp lo âu, trầm cảm sẽ có những triệu chứng của cả lo âu và trầm cảm, trong đó rối loạn giấc ngủ là triệu chứng thường xuyên được ghi nhận nhất.

   Rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân rối loạn hỗn hợp lo âu, trầm cảm là do:

- Thứ nhất: Tình trạng căng thẳng, lo lắng, chán nản kéo dài lâu ngày khiến cơ thể tăng tiết cortisol, một loại hormone giúp cơ thể tỉnh táo, chống lại stress, căng thẳng. Việc gia tăng quá mức nồng độ hormone này sẽ khiến cơ thể khó đi vào giấc ngủ.

- Thứ hai: Nguyên nhân khiến lo âu và trầm cảm thường hay song hành cùng nhau đó là các nhà khoa học nhận thấy ở cả lo âu và trầm cảm đều có sự suy giảm serotonin, đây được coi là “hormone hạnh phúc” của cơ thể giúp giảm tình trạng căng thẳng, stress. Ngoài ra serotonin còn là tiền chất của melatonin – một hormone do tuyến tùng tiết ra giúp điều hòa giấc ngủ của cơ thể. Vì vậy, khi nồng độ serotonin giảm sẽ làm giảm tổng hợp melatonin khiến chúng ta khó đi vào giấc ngủ hơn.

 

Melatonin – Hormone của giấc ngủ

Melatonin – Hormone của giấc ngủ

 

   Rối loạn hỗn hợp lo âu, trầm cảm gây mất ngủ, ngược lại mất ngủ cũng khiến chúng ta càng trở nên căng thẳng, lo lắng không những thế còn ảnh hưởng rất nhiều tới hệ thống các cơ quan khác trong cơ thể. Điều này tạo nên một vòng xoắn bệnh lý khiến bệnh tình ngày càng trở nặng nếu không được kiểm soát kịp thời.

 

Mất ngủ gây ảnh hưởng như thế nào tới cơ thể

Não bộ

    Mất ngủ do rối loạn lo âu, trầm cảm làm gia tăng sự hình thành các gốc tự do có hại. Từ đó gây thoái hóa và hủy hoại các tế bào thần kinh. Điều này khiến tình trạng mất ngủ trầm trọng hơn, não bộ hoạt động kém linh hoạt, tư duy kém nhạy bén, dẫn đến suy giảm khả năng tập trung, ghi nhớ, khả năng phán đoán và giải quyết vấn đề… gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả công việc và kết quả học tập.

    Bên cạnh đó, mất ngủ do rối loạn lo âu, trầm cảm còn gây ức chế nặng nề vùng não bộ chi phối cảm xúc, tâm trạng, khiến người bệnh thường xuyên có suy nghĩ tiêu cực, cảm thấy chán nản, mất ý chí và niềm tin vào cuộc sống. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến tự sát.

Tim mạch, chuyển hóa

    Mất ngủ do rối loạn lo âu,trầm cảm khiến cơ thể tăng tiết adrenalin, cortisol làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp gây cảm giác hồi hộp, bồn chồn. Kết hợp với đó, người bệnh rối loạn hỗn hợp lo âu, trầm cảm có xu hướng lười vận động, vì vậy càng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như cao huyết áp, bệnh mạch vành, các bệnh lý chuyển hóa như tiểu đường, rối loạn lipid máu.

 

 Mất ngủ làm tăng nguy cơ, hoặc trầm trọng thêm bệnh lý tim mạch

 Mất ngủ làm tăng nguy cơ, hoặc trầm trọng thêm bệnh lý tim mạch

 

   Ngoài ra, khi mất ngủ, cơ thể tăng tiết 1 loại hormone tên là Ghrelin – hormone gây cảm giác đói khiến người bệnh có thể ăn nhiều hơn từ đó tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa.

Hô hấp

   Sự gia tăng nồng độ adrenalin khiến hơi thở trở nên gấp gáp, không sâu. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu tới hệ hô hấp đặc biệt là với những bệnh nhân mắc các bệnh lý nền đường hô hấp như COPD, hen phế quản sẽ rất dễ tái phát các đợt cấp và tăng mức độ nặng của các đợt cấp.

Hệ tiêu hóa

   Hệ thần kinh trung ương chỉ huy mọi hoạt động của cơ thể, trong đó có hệ tiêu hóa. Khi bạn bị mất ngủ do rối loạn lo âu, trầm cảm cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng, stress kéo dài, trục thần kinh não ruột sẽ bị tác động gây rối loạn các hoạt động tiêu hóa. Bệnh nhân sẽ cảm thấy ăn không ngon miệng, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu,... đồng thời có nguy cơ cao mắc một số bệnh lý như: Đau dạ dày, viêm dạ dày, viêm loét đại tràng, hội chứng ruột kích thích…

 

Mất ngủ gây ảnh hưởng tới hệ thống đường tiêu hóa

Mất ngủ gây ảnh hưởng tới hệ thống đường tiêu hóa

 

Da, tóc

   Việc mất ngủ kéo dài làm tăng hình thành các gốc tự do, tăng hoạt động tuyến bã nhờn từ đó thúc đẩy quá trình lão hóa khiến da trở nên nhăn nheo, kém mịn màng, thô ráp, tóc dễ rụng và bạc nhanh.

 

Bệnh nhân rối loạn hỗn hợp lo âu, trầm cảm cần làm gì để lấy lại được giấc ngủ

   Rối loạn hỗn hợp lo âu, trầm cảm là một trong những rối loạn tâm lý phổ biến. Chính vì vậy nguyên tắc điều trị hàng đầu đó là giải quyết các vấn đề tâm lý mà bệnh nhân gặp phải. Người bệnh có thể:

- Tâm sự nhiều hơn với người mà mình tin tưởng hoặc tìm tới các chuyên gia tâm lý để tìm được vấn đề mình gặp phải và hướng khắc phục hiệu quả.

- Sắp xếp công việc hợp lý, tránh căng thẳng, stress quá độ.

- Dành nhiều thời gian cho bản thân, bạn có thể áp dụng các biện pháp giúp giải tỏa căng thẳng, thư giãn tinh thần trước khi đi ngủ như ngâm chân nước ấm, nghe bản nhạc nhẹ nhàng, tập yoga, ngồi thiền,...

 

Ngồi thiền - Biện pháp hiệu quả giúp giải tỏa căng thẳng, stress

Ngồi thiền - Biện pháp hiệu quả giúp giải tỏa căng thẳng, stress

 

- Xây dựng một không gian sinh sống, làm việc, không gian ngủ thoải mái: điều này giúp bạn giải tỏa bớt căng thẳng trong suốt một ngày và khi đi ngủ cũng sẽ dễ vào giấc ngủ hơn.

 

Không gian ngủ thoải mái

Không gian ngủ thoải mái

 

- Hạn chế một số thói quen xấu cho giấc ngủ: ăn quá no, uống cà phê, sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ.

- Bổ sung biện pháp từ thảo dược giúp cải thiện tình trạng mất ngủ: nổi bật nhất hiện nay là viên uống BoniSleep+ của Mỹ.

 

BoniSleep+ - Sản phẩm giúp lấy lại giấc ngủ từ Mỹ

 

 

   Với công thức toàn diện, BoniSleep+ bao gồm:

- Lactium: Theo nghiên cứu của nhà khoa học Soken tại Nhật Bản năm 2006, Lactium - hoạt chất được tinh chế từ casein sữa giúp cải thiện 66% giấc ngủ sau 4 tuần với liều 150mg/ngày trên 44 người tình nguyện. Lactium tác động lên các thụ thể GABA - A của não bộ giúp nuôi dưỡng hệ thần kinh, làm dịu những stress căng thẳng, lo âu, mang đến giấc ngủ sinh lý tự nhiên, tinh thần thoải mái, tràn đầy năng lượng.

- Melatonin là hormon do tuyến tùng tiết ra, giúp kiểm soát chu kỳ giấc ngủ theo nhịp ngày đêm, điều hòa nhịp sinh học của cơ thể.

- Những thảo dược giúp an thần, gây ngủ mà an toàn bao gồm: cây nữ lang, hoa cúc, hoa bia, lạc tiên, nhân sâm Ấn Độ, cây rễ vàng.

- Đặc biệt, có một chất rất đặc biệt, là món quà của thiên nhiên cho giấc ngủ chính là ngọc trai. Không chỉ để làm đẹp, trong đông y, ngọc trai còn là 1 vị thuốc. Theo sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam” của giáo sư Đỗ Tất Lợi, Ngọc trai là vị thuốc thiên nhiên có tác dụng an thần, thanh nhiệt, trừ đờm, dịu căng thẳng.

- Bên cạnh đó, người bị stress, mất ngủ cũng cần được bổ sung các nguyên tố vi lượng, vitamin như Magie, vitamin B6.

- Ngoài ra, khi bổ sung thêm các chất dẫn truyền thần kinh sẽ giúp cơ thể thư giãn , giảm stress và dễ ngủ hơn như GABA, L-Theanin, 5-HTP.

 

Đánh giá của người dùng về BoniSleep+

Cô Bùi Thu Trâm, trú tại số 19/15B, đường Bình Thới, phường 10, quận 11, điện thoại  0773717992

 

Cô Bùi Thu Trâm, 63 tuổi

Cô Bùi Thu Trâm, 63 tuổi

 

   “Bệnh mất ngủ của tôi bắt đầu từ tháng 11 năm 2019, lúc đó tôi vừa đi mổ túi mật ở bệnh viện về. Phần vì lo lắng bệnh tật, rồi phần có lẽ là do tuổi già, sức khỏe yếu nên cứ thế là mất ngủ. Giấc ngủ của tôi không giảm từ từ như người ta mà đã mất ngủ là tôi thức trắng đêm, không ngủ được chút nào.”

   “Sau khoảng 1 tháng vật vã với bệnh mất ngủ, tôi mới vô bệnh viện Vạn Hạnh để khám thì bác sĩ bảo tôi bị mất ngủ do rối loạn lo âu, trầm cảm và kê cho rất nhiều thuốc tây, đơn thuốc dài mà tôi nhìn cũng phát hoảng.

   Và từ đó là ngày nào tôi cũng phải dùng thuốc ngủ vì không dùng thì không ngủ được. Thuốc ngủ chẳng khác gì thuốc mê, nó làm mình chìm mê mệt trong giấc ngủ, tới sáng ngủ dậy thì tôi chẳng muốn làm gì hết trơn, đầu óc cứ mơ mơ màng màng, người nó cứ làm sao ấy, chẳng giống người của mình mà cứ như người đi mượn.’’

 “Tôi tự mình vô mạng lên google coi rồi xem tivi trên VTV ấy thì thấy giới thiệu sản phẩm BoniSleep+ của Mỹ nên mua về dùng thử.

   Thời gian đầu tôi dùng cùng thuốc tây thì thấy ngủ ngon hơn, giấc ngủ tự nhiên hơn nên cứ thế tôi giảm dần liều thuốc tây xuống. Tới khi đủ liệu trình thì tôi đã bỏ được hoàn toàn thuốc tây. Một đêm, tôi có thể ngủ đủ 7 tiếng, buổi trưa cũng được khoảng 30 phút, mà rất dễ đi vào giấc ngủ. Giấc ngủ rất tự nhiên, nhẹ nhàng, không bị nặng nề như trước.”

Bác Tăng Thanh Bình, 67 tuổi, ở số 8, ngõ 187 Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội, sđt: 0966.388.019

 

Bác Tăng Thanh Bình, 67 tuổi

Bác Tăng Thanh Bình, 67 tuổi

 

   “Năm 2001, vì một tai nạn nghề nghiệp, cộng thêm rất nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình làm nhà nước nên thần kinh của tôi bị căng thẳng đến mức mất ngủ. Mà đã mất ngủ là tôi thức trắng đêm chứ không có chuyện ngủ được vài tiếng như người ta. Đi khám thì được bác sĩ chẩn đoán là mất ngủ do rối loạn hỗn hợp lo âu, trầm cảm. Dùng thuốc ngủ thì cũng ngủ được một chút nhưng lại khiến mình đờ đẫn ra, quên hết mọi thứ.”

   “Tôi lên mạng tìm hiểu thì biết tới sản phẩm BoniSleep+ của Mỹ và mua về dùng. Thời lượng giấc ngủ của tôi cứ thế tăng dần theo thời gian sử dụng BoniSleep+. Tới bây giờ tôi đã ngủ được 7-8 tiếng mỗi đêm, ngủ dậy tôi thấy rất thoải mái, thư thái chứ không như trước kia.”

   Qua bài viết hy vọng các bạn đã biết rối loạn hỗn hợp lo âu, trầm cảm ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe đặc biệt là với giấc ngủ và đâu là giải pháp giúp bệnh nhân lấy lại được giấc ngủ sinh lý của mình. Nếu còn bất kì thắc mắc nào, các bạn có thể liên hệ tới số điện thoại 1800 1044 (miễn cước) để được tư vấn. Cám ơn các bạn đã chú ý đón xem!

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniSleep+ 30V

405.000đ

BoniHappy+ 60V

405.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc