Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Phòng chống loãng xương ở phụ nữ mãn kinh bằng đậu nành

Thứ bảy, 26-10-2019 10:12 AM

đậu nành chống mãn kinh

 

Chị em phụ nữ khi bước vào giai đoạn mãn kinh phải đối mặt với cơn ác mộng về bệnh loãng xương và mất xương. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh vai trò của chế độ ăn uống giàu protein và isoflavones từ đậu nành giúp cải thiện rõ rệt tình trạng này.

 

1. Loãng xương ở tuổi mãn kinh

 

Loãng xương là một bệnh lý của xương, được đặc trưng bởi sự giảm khối lượng xương và chất lượng của hệ thống xương, dẫn đến giảm sức chống đỡ và chịu lực của xương, khi đó, xương sẽ mỏng mảnh, dễ gãy, dễ lún xẹp, đặc biệt là các vị trí chịu lực của cơ thể như cột sống, cổ xương đùi, đầu dưới xương quay…

Loãng xương làm xương trở nên yếu dần, giòn và dễ gãy hơn. Theo thống kê loãng xương gây ra hơn 9 triệu ca gãy xương hàng năm trên toàn thế giới, tương đương cứ 3 giây lại có 1 người bị gãy xương.

Nguyên nhân chính dẫn tới loãng xương là sự mất cân bằng tạo xương của cơ thể, quá trình tiêu xương diễn ra nhanh và mạnh hơn quá trình tạo xương. Đặc biệt, khi phụ nữ đến thời kỳ mãn kinh thì quá trình mất xương diễn ra càng mạnh vì nồng độ estrogen trong cơ thể người phụ nữ giảm mạnh.

Estrogen là hormone giúp giữ cho xương chắc khỏe, chống lại tình trạng mất xương. Lượng estrogen suy giảm dẫn đến tình trạng mất chất xương. Tỉ lệ bị mất chất xương trung bình khoảng 1%/ năm ở người trưởng thành. Trong thời kì mãn kinh, tỉ lệ này có thể cao đến 3-5%/năm. Việc giảm mật độ xương dẫn đến loãng xương và còn nguy hiểm hơn nữa là loãng xương hầu như không gây ra bất cứ triệu chứng nào cho tới khi xảy ra gãy xương.

Liệu pháp hormone thay thế (HRT) là nhóm thuốc có khả năng làm giảm tỉ lệ mất xương và phòng chống gãy xương ở phụ nữ sau thời kì mãn kinh. Tuy nhiên, khi dùng HRT lâu năm có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư vú, bệnh tim mạch. Từ đó, một trong những hướng nghiên cứu mới là tìm một phương pháp điều trị khác an toàn hơn, vừa giảm nguy cơ gãy xương lại vừa không làm tăng nguy cơ ung thư vú hay các phản ứng phụ.

 

2. Đậu nành và loãng xương tuổi mãn kinh

 

Sữa đậu nành là một sản phẩm thực vật tự nhiên. Thành phần của sữa đậu nành rất phong phú và có giá trị dinh dưỡng cao như: protein, lipid béo không no, chất khoáng… Trong thành phần protein của sữa đậu nành có chứa hàm lượng cao phytoestrogen (1 loại isoflavones, còn gọi là estrogen thực vật) có cấu trúc và tính năng như 17b-estradiol có thể ngăn ngừa tình trạng mất chất xương ở phụ nữ sau mãn kinh.

Nhiều nghiên cứu gần đây đã chứng minh được vai trò của isoflavones đậu nành trong cải thiện rõ rệt mật độ xương.

  • Nghiên cứu của Morabito năm 2002 tại Italia

  • Nghiên cứu đã tiến hành một thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên, với 90 phụ nữ khỏe mạnh có tuổi từ 47- 57.

  • Tiến hành:

Chia làm 3 nhóm:

+ 30 người dùng giả dược

+ 30 người được điều trị bằng HRT 1mg/ngày

+ 30 người được điều trị bằng phytoestrogen (isoflavones) 54 mg/ngày.

  • Kết quả:

Sau 12 tháng điều trị kết quả cho thấy mật độ xương đùi trong nhóm được điều trị bằng phytoestrogen (isoflavones) tăng 3.6%; trong khi đó, nhóm được điều trị bằng HRT tỉ lệ tăng là 2.4%; và nhóm chứng dùng giả dược mật độ xương giảm 0.7%.

  • Nghiên cứu của Tiến sĩ Thozhukat Sathyapalan và cộng sự, trình bày trong Hội nghị Society for Endocrinology tại Edinburgh.

  • Nghiên cứu trong 6 tháng trên một nhóm phụ nữ uống bổ sung protein đậu nành, isoflavone

  • Kết quả: những phụ nữ uống bổ sung protein đậu nành và isoflavone có nồng độ βCTX thấp hơn đáng kể so với những người chỉ uống bổ sung protein đậu nành.

βCTX là một loại protein- dấu hiệu của sự tiêu xương, được hình thành trong quá trình xương bị tiêu hủy và giải phóng các chất khoáng của nó vào máu.

Nồng độ βCTX thấp hơn kéo theo tỷ lệ mất xương thấp hơn; do đó làm giảm nguy cơ phát triển bệnh loãng xương ở những phụ nữ này. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn lưu ý thêm rằng bổ sung protein đậu nành và isoflavones giúp hạn chế các dấu hiệu nguy cơ của bệnh tim mạch.

 

  • Vai trò của sữa đậu nành trong bệnh loãng xương ở phụ nữ ở tuổi mãn kinh

  • Cơ chế tác động của isoflavones đậu nành lên mật độ xương: isoflavones đậu nành bao gồm 3 thành phần là genistein, daidxein và glycitein. Geinistein có tác dụng kích thích tạo cốt bào tăng sản xuất osteoprotogerin (OPG) là một chất ức chế yếu tố RANK, từ đó ức chế hoạt động hủy cốt bào, làm giảm quá trình hủy xương. Geinistein còn ức chế hoạt động của yếu tố hoại tử u Kb (NF-Kb), ức chế enzyme tyrosine kinase, từ đó ức chế sản xuất interleukin-6 (IL-6, là một cytokine gây viêm và kích hoạt hủy cốt bào) do đó làm giảm quá trình hủy xương. Chất daidzein được chứng minh làm tăng hoạt động tạo cốt bào, tăng tạo protein, chất collagen, phosphatase kiềm, từ đó tăng quá trình tạo xương.

  • Ngoài tác dụng tích cực trên mật độ xương ở phụ nữ sau mãn kinh, sữa đậu nành còn có vai trò làm giảm các triệu chứng tiền mãn kinh như: cơn bốc hỏa, tình trạng khô âm đạo, rối loạn kinh nguyệt…làm giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư tử cung, các biến cố bệnh tim mạch.

  • Sử dụng nhiều đậu nành có tốt?

Dù đậu nành cho tác dụng tốt với bệnh nhân loãng xương như vậy nhưng không phải cứ ăn thật nhiều đậu nành là tốt.

Khi ăn quá nhiều đậu nành thì hợp chất oxalates có trong đậu nành làm vô hiệu hóa tác dụng của calci. Thậm chí có nghiên cứu còn cho rằng đậu nành gây ảnh hưởng đến độ cứng của xương.

Những ai có thói quen ăn nhiều đậu nành thì mỗi ngày cần bổ sung thêm khoảng 100mg calci.

 

Xem thêm: Thực phẩm dành cho phụ nữ, ăn gì để khỏe đẹp

 

3. Lời khuyên cho phụ nữ mãn kinh để chống loãng xương

 

 

chống loãng xương bằng đậu nành

 

 

Để giữ cho xương luôn chắc khỏe, hạn chế nguy cơ loãng xương ở giai đoạn mãn kinh, chị em phụ nữ có thể tham khảo một số bí quyết đơn giản như sau:

  • Về chế độ ăn uống:

Bổ sung canxi trong chế độ ăn uống hàng ngày với các loại thực phẩm giàu canxi như hải sản (tôm, cua, cá…), sữa và các loại sản phẩm làm từ sữa như sữa chua, phô mai…

Việc bổ sung protein đậu nành và isoflavone từ chế độ ăn uống là một lựa chọn an toàn và hiệu quả trong việc cải thiện sức khỏe xương ở phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh sớm.

  • Chế độ ăn tránh các loại thực phẩm làm giảm hấp thu canxi và vitamin D:

Hạn chế uống nhiều rượu, bia, chè, cà phê, hạn chế ăn mặn… vì các thực phẩm này sẽ cản trở hấp thu canxi và làm hao hụt nhanh chóng lượng canxi trong cơ thể.

  • Tắm nắng thường xuyên:

Nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên cho cơ thể chủ yếu là tổng hợp qua da dưới tác động của ánh sáng mặt trời. Tắm nắng thường xuyên vào sáng sớm hay chiều muộn, thời gian tiếp xúc với nắng ít nhất 15 phút, với diện tích da hở ít nhất 15% diện tích da (da mặt, cánh, cẳng tay hai bên) sẽ giúp cơ thể tăng cường hấp thu vitamin D.

  • Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên:

Sự vận động sẽ giúp kích thích sự tạo xương và tăng khối lượng xương, đồng thời còn giúp tăng sức mạnh của cơ và giảm nguy cơ ngã.

Có thể dành khoảng 30 phút mỗi ngày để chạy bộ hoặc đi bộ nhẹ nhàng vào sáng sớm để giúp cơ xương khớp dẻo dai hơn, đồng thời giúp cơ thể hấp thu vitamin D từ mặt trời.

  • Khám sức khỏe định kỳ:

Khi bước vào tuổi mãn kinh, phụ nữ nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần và đo mật độ xương 3 tháng 1 lần để phát hiện sớm loãng xương và có biện pháp xử trí kịp thời.

 

Như vậy, đậu nành, đặc biệt là sữa đậu nành có tác dụng cải thiện sức khỏe xương ở phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh. Việc bổ sung đậu nành vào chế độ ăn uống là một lựa chọn an toàn và hiệu quả trong việc cải thiện sức khỏe và đặc biệt hạn chế loãng xương ở phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh. Ngoài ra phụ nữ thời kỹ mãn kinh cần áp dụng thêm một số biện pháp phòng chống loãng xương đã nêu ở trên để giảm nguy cơ mắc loãng xương sớm.

Danh sách nhà thuốc