Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Phát hiện mới: Con người có khả năng tái tạo giống như kỳ nhông

Thứ sáu, 21-02-2020 11:22 AM

Kỳ nhông luôn bí ẩn với các nhà khoa học vì có khả năng tái sinh nhiều bộ phận của cơ thể. Khi mất một chi, một phần của trái tim, hoặc thậm chí phần lớn của bộ não thì chúng vẫn có thể tái tạo lại.

 

Không giống như vậy, con người được cho là không có khả năng tái tạo lại chi sau khi bị mất. Nhưng một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ cho thấy cơ thể chúng ta có thể phục hồi.

 

Đây là một phát hiện quan trọng giúp tìm ra phương pháp điều trị các bệnh xương khớp trong tương lai.

 

Nghiên cứu của các nhà khoa học

    Theo nghiên cứu của các nhà khoa học từ Đại học Duke, Mỹ: Cơ thể con người hóa ra vẫn nắm giữ một cơ chế tái sinh của loài kỳ nhông cách chúng ta 400 triệu năm tiến hóa, chỉ có điều chúng ta chưa khám phá ra cơ chế đó. Các phát hiện cho thấy sụn trong khớp của con người cũng có khả năng tái sinh giống kỳ nhông mỗi khi bị thương hoặc phải làm việc quá sức.

 

kỳ nhông có khả năng tái tạo sự sống

 

Phát triển thử nghiệm

    Các nghiên cứu trước đây cho thấy, một số loài động vật như kỳ nhông, ngựa vằn có thể tái tạo các chi của chúng là do microRNA - là những phân tử kiểm soát tập hợp lớn các gen khi tham gia vào quá trình tái tạo mô. Và trong nghiên cứu mới này, các nhà khoa học cũng tìm thấy microRNA trong con người, tuy nhiên, chúng không hoạt động mạnh mẽ ở tất cả các bộ phận cơ thể. Qua quá trình tiến hóa, con người vẫn giữ lại microRNA giúp tái sinh sụn đặc biệt ở khu vực sụn mắt cá chân, sụn đầu gối và hông. Sử dụng kỹ thuật quang phổ khối trên 18 mẫu vật, các nhà khoa học có thể xác định cơ chế mà cơ thể chúng ta sửa chữa các mô quanh mắt cá chân, đầu gối và hông - tương tự cơ chế lưỡng cư sử dụng để tái tạo chân mới. Đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu thực hiện cuộc nghiên cứu quy mô lớn, toàn diện để phát hiện các dấu hiệu tái tạo trong mô người và dường như ở một số khớp “cơ thể chúng ta sửa chữa sụn tốt hơn bất kỳ loài vật nào trước đây”. Nhà sinh lý học Virginia Byers - tác giả chính cho biết: “Chúng tôi tin rằng sự hiểu biết về khả năng tái tạo “giống kỳ nhông” này ở người có thể là nền tảng cho các phương pháp mới để sửa chữa các mô khớp và thậm chí cả chi của con người”.

 

phát triển thử nghiệm

 

   Các nhà nghiên cứu đã thu thập các mẫu mô khớp từ hông, đầu gối hoặc mắt cá chân của những người bệnh đã trải qua phẫu thuật. Sau đó, họ đặt mô vào máy quang phổ khối và đo số lượng protein trong mẫu. Họ phát hiện ra rằng tuổi sụn chủ yếu phụ thuộc vào nơi nó trú ngụ trong cơ thể. Các nhà khoa học tiến hành phân tích bằng cách xác định tuổi của protein mô sụn và sụn mắt cá chân (ankle cartilage) là loại trẻ nhất sau đó đến sụn gối (cartilage in the knee) và sụn hông (cartilage in the hips) là già nhất. Điều này hoàn toàn phù hợp với những quan sát của chúng ta trên các loài động vật có khả năng tái sinh. Theo đó, chúng có thể mọc lại đuôi nhanh nhất, sau đó mới đến chi sau và chi trước. Đồng nghĩa với việc càng xa cơ thể, tuổi của các cơ quan có vẻ càng trẻ và chúng tái sinh càng tốt. Ở người, mức độ hoạt động của microRNA và tuổi sụn cũng giải thích tại sao chấn thương mắt cá chân nhanh lành hơn chấn thương đầu gối và hông. Ngoài ra, chúng ta cũng ít bị viêm mắt cá chân hơn 2 khu vực còn lại. GS. Ming - Feng Hsueh - Đại học Duke cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng khi biết rằng các yếu tố điều khiển sự tái sinh chi ở kỳ nhông cũng là yếu tố điều khiển quá trình phục hồi mô sụn khớp ở chi của con người. Chúng tôi gọi đó là “năng lực kỳ nhông bên trong” của con người.

 

Phát triển phương pháp trị bệnh về xương khớp

Các nhà nghiên cứu cho rằng sự hiện diện của microRNA có thể bắt nguồn từ một thời điểm nào đó trong lịch sử tiến hóa của loài người. Theo kết quả nghiên cứu, các phân tử microRNA hoạt động mạnh hơn ở mắt cá chân so với đầu gối và hoạt động mạnh hơn ở đầu gối so với hông. Việc trộn microRNA với các hợp chất khác được sử dụng làm thuốc hoặc có thể tiêm microRNA vào khớp để thúc đẩy quá trình tái sinh sụn, đẩy lùi viêm khớp.

 

Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh xương khớp ngày càng gia tăng, đồng thời các bệnh xương khớp cũng đang dần trẻ hóa về độ tuổi. Những tổn thương ở xương khớp thường khó có thể hồi phục, để lại di chứng nặng nề và ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe cũng như sinh hoạt bình thường của người bệnh.  Vì vậy nghiên cứu này mở ra một hy vọng mới cho các bệnh nhân mắc các bệnh về xương khớp.

 

Một số bệnh về xương khớp phổ biến

  1. Thấp khớp

 

ảnh thấp khớp

 

   Thấp khớp là căn bệnh liên quan tới hệ thống tự miễn dịch mà nguyên nhân chính là do sự viêm nhiễm mạn tính ở phần dịch khớp gây ra. Bệnh thấp khớp rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khớp khác. Đây cũng là căn bệnh rất khó điều trị vì nó liên quan tới hệ thống tự miễn, tức là do cơ thể tự sinh ra những chất chống lại chính khớp và gây đau. Việc điều trị thấp khớp thường là kéo dài từ 1-2 tháng đến vài năm, thậm chí có khi là điều trị suốt đời.

 

   Bệnh thấp khớp chủ yếu gặp ở nữ giới, biểu hiện là các đợt sưng, nóng, đỏ, đau ở nhiều khớp. Trong đó, các bộ phận thường gặp nhất là khớp nhỏ ở bàn tay, khớp cổ tay, khuỷu, gối, cổ chân, bàn ngón chân cả 2 bên. Nếu bệnh không được điều trị thì các khớp sẽ nhanh chóng bị biến dạng, dính khớp. Ở giai đoạn muộn, bệnh thường gặp ở các khớp như vai, háng, cột sống cổ với biểu hiện như đau và cứng tại các khớp bị viêm, khó vận động vào buổi sáng, sau khi mới ngủ dậy.

 

  1. Bệnh gout

 

bệnh gout

 

   Gout là một loại bệnh viêm khớp khá phổ biến ở nước ta, gặp chủ yếu ở những người trên 40 tuổi và chiếm tỉ lệ cao nhất là người cao tuổi. Bệnh Gout chia thành các giai đoạn cấp tính và mạn tính. Nguyên nhân của bệnh là do sự rối loạn chuyển hóa, trong đó có tình trạng tăng acid uric trong máu. Bệnh thường gặp ở nam giới và có liên quan tới chế độ ăn uống của người bệnh như ăn quá nhiều chất đạm, uống quá nhiều bia, rượu…

 

   Biểu hiện của bệnh Gout là các khớp xương bị viêm, sưng tấy, nóng, đau nhức. Bên cạnh đó, sự tăng nồng độ acid uric trong máu sẽ gây ra tình trạng hình thành sạn thận, sỏi thận. Hầu hết các bệnh nhân Gout có các cơn đau tái phát trong vòng vài năm, tùy theo thể trạng và lối sống.

 

3. Thoát vị đĩa đệm

 

Kết quả hình ảnh cho thoái vị đĩa đệm

 

    Thoát vị đĩa đệm là do nhân nhầy đĩa đệm ở cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường. Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm do các yếu tố di truyền, sai tư thế trong lao động, vận động, thoái hóa tự nhiên hay bị tai nạn, chấn thương cột sống… Người bị thoát vị đĩa đệm thường tập trung ở các dạng chính như: thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm mất nước.

 

   Bệnh gây ra các triệu chứng tê nhức lan dọc từ thắt lưng xuống mông và chân, hoặc đau từ vùng cổ, gáy rồi lan ra hai vai, lan xuống cánh tay, bàn tay,… Ngoài ra, bệnh còn gây đau cột sống và đau rễ thần kinh với mỗi đợt đau có thể kéo dài từ 1- 2 tuần. Giai đoạn đầu có thể bị đau âm ỉ nhưng càng về sau thì càng đau nhiều và dữ dội hơn.

 

4. Thoái hóa khớp

   Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương phần sụn khớp và xương dưới sụn, kèm theo các phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch khớp. Tuổi tác, tình trạng béo phì hay những chấn thương nhẹ hoặc mãn tính ở khớp là các yếu tố quan trọng liên quan đến thoái hóa khớp. Thoái hóa khớp bao gồm cả sụn, khớp, cả những tổn thương thoái hóa tại các đĩa liên đốt. Đặc trưng của căn bệnh là sự thoái hóa của sụn và sự phì đại xương tại các diện khớp.

 

   Biểu hiện của tình trạng thoái hóa khớp là đau âm ỉ ở phần tiếp nối giữa hai đầu xương và cứng khớp, sưng tấy tại một hoặc nhiều khớp, nghe có tiếng lạo xạo, lụp cụp khi co duỗi khớp gối, càng vận động thì càng đau nhiều. Thoái hóa khớp thường xảy ra ở cột sống cổ, cột sống thắt lưng, khớp gối, khớp háng, khớp ngón tay,…

 

Phát hiện mới của các nhà khoa học đang mở ra những hy vọng mới trong việc điều trị các bệnh về xương khớp. Hy vọng thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc.

 

XEM THÊM:

Danh sách nhà thuốc