Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Mặc cảm khi bị suy giãn tĩnh mạch tay

Thứ bảy, 18-02-2017 15:14 PM

Mục lục [Ẩn]

Bị nổi gân xanh ở tay hoặc một số vị trí khác trên cơ thể như chân, vùng đầu, cổ là tình trạng rất thường gặp ở nhiều người, nhất là những ai có thân hình gầy gò hoặc nước da trắng thì rất dễ thấy. Tuy nhiên tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm như suy giãn tĩnh mạch. Do đó, tình trạng nổi gân xanh ở tay không chỉ gây mất thẩm mỹ, giảm tự tin khi giao tiếp mà còn cảnh báo tình trạng bệnh lý của cơ thể. Vậy gân tay nổi nhiều phải làm sao? Mời quý độc giả đọc bài viết dưới đây để có câu trả lời.

 

https://tinhhoathaoduoc.net/upload/images/mac-cam-khi-bi-suy-gian-tinh-mach-tay.jpg

Hình ảnh: Nổi gân xanh ở tay của bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch

 

Nguyên nhân gây ra tình trạng nổi gân xanh ở tay?

Một số nguyên nhân gây nổi gân tay bao gồm:

  • Tuổi tác:

Tuổi tác là một yếu tố quan trọng gây nên sự xuất hiện giãn các tĩnh mạch ở tay. Khi đó da bắt đầu mỏng và mất tính đàn hồi. Trong các tĩnh mạch, máu lưu thông chậm hơn do lực bơm từ các van yếu hơn. Máu chậm lưu thông có thể làm cho các tĩnh mạch dày hơn, dẫn đến tình trạng giãn to và xuất hiện rõ rệt hơn.

  • Tập thể dục:

Trong khi tập thể dục, huyết áp tăng cao hơn. Khi huyết áp tăng, tĩnh mạch căng giãn và nổi lên. Trong hầu hết các tình huống, tĩnh mạch sẽ trở lại bình thường sau khi cơ thể được nghỉ ngơi.

Tuy nhiên nếu một người tập thể dục thường xuyên, tĩnh mạch có thể giãn to vĩnh viễn ở tay và các khu vực khác thường xuyên chịu áp lực trên cơ thể. Tình trạng này đặc biệt có khả năng xuất hiện ở những người thường xuyên nâng tạ nặng.

  • Nhiệt độ:

Khi trời nóng, cơ thể sẽ bơm thêm máu đến các tĩnh mạch gần bề mặt da nhằm làm mát cơ thể. Điều này có thể làm giãn các tĩnh mạch ở vùng tay. Ngược lại, các tĩnh mạch ít nhìn thấy hơn khi tiếp xúc với môi trường nhiệt độ thấp.

  • Thiếu cân:

Lớp mỡ dưới da khiến các tĩnh mạch ít được nhìn thấy hơn. Những người thiếu cân hoặc bàn tay gầy có thể nhìn thấy tĩnh mạch rõ ràng hơn.

  • Di truyền:

Gen cũng có thể quyết định trong sự xuất hiện của các tĩnh mạch tay.

  • Viêm tĩnh mạch:

Trong một số trường hợp, viêm tĩnh mạch là nguyên nhân gây ra nổi tĩnh mạch ở tay.

Viêm tĩnh mạch thường có liên quan đến một số tình trạng bệnh lý khác như nhiễm trùng, rối loạn tự miễn hoặc chấn thương.

  • Suy giãn tĩnh mạch:

Suy giãn tĩnh mạch có triệu chứng phổ biến là ở chân, nhưng cũng có thể xảy ra ở tay. Giãn tĩnh mạch hình thành do các van trong các mạch này không hoạt động không hiệu quả.

Giãn tĩnh mạch làm cho máu lưu thông khó khăn hơn. Tình trạng này có thể gây ra khó chịu, phì đại và có thể gây đau tĩnh mạch.

Trong các nguyên nhân gây ra tình trạng nổi gân xanh ở tay, suy giãn tĩnh mạch là nguyên nhân phổ biến nhất. Cùng tìm hiểu về bệnh lý suy giãn tĩnh mạch ở dưới đây.

Biểu hiện của suy giãn tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch thường xuất hiện ở chân do đây là vị trí xa tim nhất của cơ thể, đồng thời, đây lại là nơi chịu sức nặng của toàn bộ cơ thể. Vì vậy mà máu đi từ hệ thống tĩnh mạch chân về tim mất rất nhiều sức. Đó chính là lý do mà trong các trường hợp mắc suy giãn tĩnh mạch, có đến 70% trường hợp mắc suy giãn tĩnh chân hay suy giãn tĩnh mạch chi dưới.

Suy giãn tĩnh mạch chân thường có triệu chứng nổi gân xanh, tím ở chân, phù chân, đau nhức chân, chuột rút về đêm…

Bên cạnh suy giãn tĩnh mạch chân, bệnh lý suy giãn tĩnh mạch có thể biểu hiện ở nhiều vị trí khác nhau của cơ thể, trong đó có tay và bàn tay.

Suy giãn tĩnh mạch tay biểu hiện rõ rệt nhất ở phần mu bàn tay, với các tĩnh mạch (mà chúng ta thường gọi là gân xanh) giãn lớn, nổi ngoằn ngoèo, nhìn thấy rõ dưới bề mặt da.

Mặc dù không gây nặng nề, đau đớn, cũng không gây nguy hại đến tính mạng như giãn tĩnh mạch chân, nhưng bệnh lý giãn tĩnh mạch tay ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ, khiến bệnh nhân mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp.

 

XEM THÊM:  Bí quyết đẩy lùi cả suy giãn tĩnh mạch và trĩ

 

Ngoài nổi gân tay thì suy giãn tĩnh mạch còn nổi gân ở những đâu?

Tĩnh mạch bị tổn thương có thể xuất hiện ở nhiều bộ phận trên cơ thể. Giãn mao mạch phổ biến trên mặt và cổ, trong khi tĩnh mạch mạng nhện có thể được tìm thấy trên các bộ phận thân thể khác nhau.

  • Gân xanh tím nổi ở chân

Bệnh suy giãn tĩnh mạch thường thấy những đám tĩnh mạch nổi lên ngoằn ngoèo, tạo thành từng búi nằm ngay sát dưới da chi dưới (khoeo chân, cẳng chân, bắp chân, cổ chân, có khi gặp cả vùng đùi). Màu da của vùng tĩnh mạch bị giãn thường có màu xanh mà chúng ta hay gọi là tình trạng chân nổi gân xanh.

  • Nổi gân xanh tím trên mặt

Tình trạng nổi gân xanh trên trán, giãn mao mạch trên mặt là hiện tượng phình giãn các mạch máu nhỏ và tĩnh mạch ngoại biên ở các vùng da mỏng trên khuôn mặt.

Hiện tượng này thường xuất hiện ở những làn da mỏng, độ đàn hồi kém và tổn thương điển hình như: vùng đầu mũi, vùng má, vùng trước xương quai hàm, hai bên thái dương (thường gọi là giãn mao mạch ở mặt).

 

nổi gân trên mặt

  • Nổi gân xanh tím ở bụng

 Tình trạng này hay gặp ở phụ nữ mang thai, do phụ nữ mang thai rất dễ bị suy giãn tĩnh mạch ở chân và bụng:

 Khi mang thai, cơ thể người mẹ tạo ra nhiều máu hơn bình thường để nuôi dưỡng 2 cơ thể phát triển bình thường.

 Khi thai nhi lớn lên, kết hợp với cân nặng của mẹ bầu tăng nhiều đã gây ra chèn ép tĩnh mạch chủ đưa máu về tim.

 Trong quá trình mang thai, sự thay đổi về nội tiết, đặc biệt là Progesterone gia tăng đáng kể, khiến cho các mạch máu bị kéo giãn theo cả chiều dọc và chiều ngang.

Triệu chứng suy giãn điển hình ở phụ nữ mang thai là suy giãn tĩnh mạch chân với dấu hiệu nổi gân xanh và tình trạng nổi gân xanh tím ở bụng.

Ngoài ra, nếu không mang thai mà thấy dấu hiệu nổi gân xanh tím ở bụng, bạn cũng cần phải hết sức chú ý, vì đây có thể là một biểu hiện của bệnh lý xơ gan hay khối u.

 

nổi gân xanh ở bụng

 

Gân tay nổi nhiều phải làm sao?

Để giải quyết được tình trạng gân tay nổi nhiều ở bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch, xu hướng của y học hiện đại là sử dụng các loại thảo dược vừa an toàn lại hiệu quả cao như:

- Hạt dẻ ngựa: Chứa chất Aescin có tác dụng làm bền thành mạch, hàn gắn các thành mạch bị tổn thương, cải thiện độ đàn hồi và sức bền thành mạch. Giảm các triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân như giảm đau chân, ngứa, sưng phù. 3 nghiên cứu trên 10.725 bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch cho thấy sau khi sử dụng hạt dẻ ngựa trong 4-6 tuần, 84% bệnh nhân giảm sưng phù chân, 91% bệnh nhân giảm đau chân, 85% bệnh nhân bớt nặng chân. Trong 1 nghiên cứu 12 tuần sử dụng chiết xuất hạt dẻ ngựa làm giảm sưng phù chân phù nề chân tương đương với biện pháp mang vớ ép.

- Rutin từ hoa hòe: Có tác dụng làm bền thành mạch, tăng cường sức chịu đựng của thành mạch, phòng ngừa nguy cơ giòn đứt vỡ mạch, bảo vệ mạch. Thiếu vitamin P từ rutin sẽ làm cho thành mạch yếu, dễ bị giãn đứt và vỡ.

- Diosmin và Hesperidin là flavonoid từ thực vật, sự kết hợp này sẽ làm tăng bền vững thành tĩnh mạch, tăng trương lực thành tĩnh mạch nên làm giảm hiện tượng ứ máu.

- Lý chua đen, hạt nho, vỏ thông, butcher's Broom có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh, giúp làm bền thành tĩnh mạch.

- Bạch quả: Có tác dụng hoạt huyết, tránh ứ máu trong lòng tĩnh mạch để tránh hiện tượng hình thành huyết khối trong lòng tĩnh mạch.

Những thành phần này đã được các nhà khoa học của Mỹ và Canada kết hợp với công thức đặc biệt, tạo ra sản phẩm hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch BoniVein.

BoniVein không chỉ giúp cải thiện nhanh chóng triệu chứng đau nặng, tê bì, sưng phù chân…do suy giãn tĩnh mạch, BoniVein còn giúp làm bền thành mạch và van tĩnh mạch, làm giảm phồng tĩnh mạch từ đó giúp co tĩnh mạch bị giãn, giúp làm mờ và giảm tình trạng nổi gân xanh ở tay. BoniVein giúp bạn xóa tan những mặc cảm, tự ti khi bị suy giãn tĩnh mạch. 

BoniVein - Sản phẩm được hàng trăm nghìn bệnh nhân tin dùng

Rất nhiều bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch đã và đang sử dụng BoniVein nhận được những tín hiệu tích cực từ bệnh đã chia sẻ:

  • Cô Châu Thị Sáng, 59 tuổi, ở số 188/5/16 Tô Ngọc Vân, kp3, phường Linh Đông, Quận thủ đức, Đt: 0908.512.260

“Cô bị suy giãn tĩnh mạch sâu cách đây 10 năm, ban đầu cô bị suy tĩnh mạch sâu tức là chỉ có những triệu chứng như nặng nhức, mỏi, tê bì. Cô có đi bệnh viện khám dùng thuốc tây Daflon nhưng không đỡ mà càng ngày những tĩnh mạch ở dưới da càng hiện rõ ràng hơn, ngày nào cô cũng bị chuột rút tới mấy lần liền. Cô có đọc được thông tin về sản phẩm BoniVein, cô thấy nó giúp trị cả suy giãn tĩnh mạch và trĩ mà cô cũng vừa chích trĩ xong nên muốn chuyển sang dùng luôn. Cô dùng được 3 tháng thì bỏ hẳn được vớ y khoa, tĩnh mạch xanh tím đã mờ dần, còn những triệu chứng trước đây đã hết hoàn toàn, cô đi lại nhẹ nhõm, thoải mái lắm.

 

cô châu thị sáng dùng bonivein

 

  • Cô Huỳnh Thị Út, 63 tuổi, ấp Thuận Bắc, xã Thuận Thành, Cần Giuộc, Long An, đt: 01677.514.579

“Cô bị bệnh gần 2 năm nay, với những triệu chứng là nặng chân, đi bộ thấy rất mệt, tê bì ở phần bắp chuối, cô phải kê cao gối treo chân với ngủ yên được vài tiếng. Cô đã dùng nhiều loại thuốc nhưng không đỡ, mà chỉ thấy chân nổi nhiều tĩnh mạch xanh tím và sờ vào thấy có những cục như hạt đậu tương nổi lên.

Tình cờ đọc báo cô có biết tới sản phẩm BoniVein của Canada và Mỹ, thấy giới thiệu hay quá nên cô mùa về dùng ngay. Dùng được có 1 lọ mà chân đã đỡ tê bì, nặng và nhức, sau 3 lọ thì đã hết hẳn. Sau 1.5 tháng tĩnh mạch xanh tím cũng mờ được tới 50% rồi, đi lại chạy nhảy thoải mái, không ảnh hưởng. Mừng quá nên cô sẽ kiên trì tiếp tục sử dụng.

 

cô huỳnh thị út dùng bonivein

 

  • Bác Đào Tuyết Loan, 75 tuổi, số 2 Hàng Bún, Ba Đình, Hà Nội, Đt 0167.965.3844

“Bác bị suy giãn tĩnh mạch cách đây 2 năm với triệu chứng là chân bị sưng to như chân voi, sờ vào thấy da căng bóng, chân đau, nhức, bước đi như có hàng ngàn mũi kim châm. Trên chân có đám tĩnh mạch rối, nổi ngoằn ngoèo như đàn giun. Bác có thăm khám ở viện 108, bác sĩ kê Daflon, rutin và vitamin C. Khi biết thông tin về BoniVein, bác đã dùng kèm với thuốc tây, sau 1 tháng bác bỏ hoàn toàn thuốc tây mà chỉ duy trì dùng BoniVein. Chân bác đã hết hoàn toàn hiện tượng sưng, nhức, buốt, đi lại nhẹ nhõm, thoải mái. Tĩnh mạch giãn cũng co lại được 80-90% rồi. Vì thế nên bác kiên trì duy trì với liều 2 viên 1 ngày suốt 2 năm nay để phòng ngừa tái phát.

 

cô đào tuyết loan dùng bonivein

 

Nổi gân xanh ở tay không chỉ gây ra sự mặc cảm về thẩm mỹ mà còn là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý suy giãn tĩnh mạch. Căn bệnh này nếu không được quan tâm điều trị sớm sẽ có nguy cơ tiến triển thành nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy khi thấy tay, bàn tay hoặc một số vị trí khác của cơ thể nổi gân xanh thường xuyên, bạn nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị bệnh sớm cũng như cần thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập thể dục thể thao phù hợp. Đồng thời bạn cũng nên kết hợp sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên như BoniVein.

 

XEM THÊM:  Chủ động phòng tránh suy giãn tĩnh mạch bằng những thói quen đơn giản mỗi ngày

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

250.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc