Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Hỏi: Dùng BoniDiabet có bỏ được thuốc tây trị tiểu đường hay không?

Thứ ba, 22-11-2016 15:14 PM

Mục lục [Ẩn]

Hỏi: Hiện nay tôi đang dùng thuốc tây trị tiểu đường và thường thấy khó chịu trong người, tôi muốn chuyển sang dùng BoniDiabet cho an toàn. Vậy cho tôi hỏi khi dùng BoniDiabet tôi có thể bỏ các thuốc tây trị tiểu đường đang dùng ngay được không? (Hùng Quang, Nam Định)

 

Trả lời:

Thân chào anh!

Thuốc tây trị tiểu đường có tác dụng hạ đường huyết rất nhanh nhưng lại gây ra nhiều tác dụng phụ, đồng thời không ngăn ngừa được biến chứng tiểu đường.

Vì vậy anh nên dùng kèm BoniDiabet với thuốc tây. BoniDiabet là dòng thảo dược, không phải uống vào là có tác dụng ngay. Thường là sau ít nhất 1,2 tháng viên uống BoniDiabet sẽ phát huy được tác dụng ổn định đường huyết. Khi đó anh có thể xin ý kiến bác sĩ giảm dần liều thuốc tây trị tiểu đường xuống anh nhé. BoniDiabet sẽ giữ đường huyết ở ngưỡng an toàn đồng thời giúp ngăn ngừa và làm giảm biến chứng tiểu đường.

 

Dưới đây là một số thông tin về bệnh tiểu đường, thuốc tây trị tiểu đường và sản phẩm viên uống thảo dược BoniDiabet giúp ổn định đường huyết của Mỹ và Canada. Mời anh tham khảo thêm:

 

  1. Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa glucid (glucose) gây tăng đường huyết mạn tính, kèm theo đó có thể là các rối loạn chuyển hóa protid, lipid. Đây là hậu quả của sự thiếu hụt bài tiết Insulin và/hoặc hoạt động kém hiệu quả của Insulin.

 

  1. Phân loại bệnh tiểu đường

Theo cách phân loại của WHO và ADA thì đái tháo đường bao gồm 3 dạng chính là: bệnh tiểu đường tuýp 1 (type 1), bệnh tiểu đường tuýp 2 (type 2) và đái tháo đường thai kỳ.

Trong đó:

  • Bệnh tiểu đường tuýp 1 (thường xảy ra ở người trẻ tuổi): là bệnh bắt buộc phải điều trị bằng insulin vì các tế bào beta tuyến tụy đã bị phá hủy tới hơn 75% nên không còn khả năng tiết ra insulin để cung cấp cho cơ thể.
  • Bệnh tiểu đường tuýp 2 (thường xảy ra ở người có độ tuổi từ 40 trở lên): là đái tháo đường đa cơ chế do cơ chế kháng insulin ở mô ngoại vi, rối loạn điều hòa glucose ở gan hoặc suy giảm chức năng tiết insulin của tuyến tụy.
  • Đái tháo đường thai kỳ: Đái tháo đường thai kỳ là các trường hợp được chẩn đoán đái tháo đường vào quý 2 và quý 3 của thai kỳ ở các sản phụ chưa phát hiện đái tháo đường trước đó. Đây là tình trạng bệnh lý chỉ xảy ra vào giai đoạn mang thai của phụ nữ và có thể tự khỏi sau khi sinh con hoặc tiến triển thành đái tháo đường type 2.

 

  1. Các loại thuốc tây trị tiểu đường  

  • Các loại thuốc tây trị tiểu đường dạng tiêm

 

Thuốc Tây y trị tiểu đường dạng tiêm

Thuốc Tây y trị tiểu đường dạng tiêm

.

Cho đến nay, các loại thuốc tây y trị tiểu đường dạng tiêm chủ yếu là các loại insulin trong điều trị tiểu đường.

Insulin là một loại hormon do các tế bào beta ở đảo tụy của tuyến tụy tiết ra. Insulin sẽ tác động đến các quá trình dự trữ và sử dụng glucose bởi các mô cơ thể, đặc biệt là tại gan, cơ và mô mỡ. Đây là hormon duy nhất làm giảm được nồng độ glucose trong máu. Trong điều trị bệnh đái tháo đường, tùy từng trường hợp bệnh nhân cụ thể, insulin có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng.

Các loại insulin:

  • Insulin động vật: chiết xuất từ tụy của động vật như bò, lợn, khác với Insulin người ở một vài vị trí acid amin. Ngày nay, loại này ít được sử dụng.
  • Insulin người: được tổng hợp bằng công nghệ gen hoặc bán tổng hợp từ Insulin lợn. Insulin loại này được sử dụng ngày càng nhiều, vì có độ tinh khiết rất cao nên ít gây kháng Insulin và loạn dưỡng mỡ ở chỗ tiêm.
  • Các Analogue của Insulin người: có thời gian tác dụng rất ngắn nên dễ chỉnh liều.

 

Chỉ định Insulin trong các trường hợp:

  • Bắt buộc với người tiểu đường type 1
  • Đôi khi có thể sử dụng trong trường hợp bệnh nhân tiểu đường type 2 “cần Insulin”:

+ Bệnh nhân thất bại với điều trị thuốc viên

+ Bệnh nhân hôn mê do tăng đường huyết (nhiễm toan ceton hoặc tăng áp lực thẩm thấu máu)

+ Bệnh nhân mới chẩn đoán có tăng đường huyết nặng

  • Bệnh nhân tiểu đường thai kỳ và các trường hợp có chống chỉ định với thuốc viên hạ đường huyết.

 

  • Các loại thuốc tây trị tiểu đường dạng viên uống

Các loại thuốc tây y trị tiểu đường dạng viên uống thường được sử dụng trên lâm sàng gồm: các nhóm sulfamid (Sulfonylurea), nhóm Biguanid, nhóm ức chế men α – glucosidase, nhóm Meglitimide, nhóm thiazolidinedione.

 

Nhóm Biguanid: Nhóm này gồm metformin, siofor, Glucophage…

  • Tác dụng: giúp ức chế hấp thu glucose ở ruột, tăng chuyển glucose vào tế bào, kích thích phân hủy và ức chế tân tạo glucose.
  • Chỉ định: tiểu đường type 2
  • Chống chỉ định: tiểu đường type 1, suy gan, suy thận, nhiễm khuẩn, nhiễm toan, có thai, phẫu thuật.
  • Tác dụng phụ: rối loạn tiêu hóa, nhiễm toan acid lactic.

 

Nhóm Sulfamid (Sulfonylurea):

  • Nhóm này được phân loại thành:

+ Sulfamid thế hệ I: Carbutamid, tolbutamid... nay đã ít dùng

+ Sulfamid thế hệ II: Gliclazide, glipizide, glibenclamide

+ Sulfamid dùng một lần: Amaryl, diamicron MR

  • Tác dụng: Nhóm thuốc này giúp kích thích tế bào Beta tụy đảo tăng tiết Insulin, từ đó giúp điều hòa đường huyết khi tăng cao.
  • Chỉ định: tiểu đường type 2
  • Chống chỉ định: tiểu đường type 1, người có suy gan thận, có thai, bệnh nhân nhiễm khuẩn có chỉ định phẫu thuật, hôn mê do rối loạn chuyển hóa…
  • Tác dụng phụ: hạ đường huyết, dị ứng với Sulfamid.

Nhóm ức chế men α – glucosidase: Nhóm này gồm: Acarbose, Voglibose, Guar…

  • Tác dụng: giúp làm chậm quá trình hấp thu đường ở ruột non.
  • Chỉ định: tiểu đường thể nhẹ ở cả type 1 và 2 hoặc phối hợp với các thuốc hạ đường huyết khác.
  • Chống chỉ định: suy gan, viêm ruột, phụ nữ có thai, cho con bú, hạ đường máu và nhiễm toan.
  • Tác dụng phụ: đầy hơi, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, tăng men gan.

Nhóm thiazolidinedione: Nhóm này có Rosiglitazone (đã ngưng cấp phép sử dụng ở Việt Nam do biến cố tim mạch), Pioglitazone…

  • Tác dụng: giúp tăng nhạy cảm của tế bào cơ, mỡ và gan với insulin, làm giảm HbA1C từ 0,5-1,4%
  • Chỉ định: tiểu đường type 2, phối hợp với các thuốc khác.
  • Chống chỉ định: có thai, cho con bú; suy tim, gan, thận; nhiễm khuẩn nặng, nhiễm toan, phẫu thuật; mẫn cảm với thuốc.
  • Tác dụng phụ: phù/ tăng cân, thiếu máu, tăng nguy cơ gãy xương

 

Nhóm Meglitimide: Nhóm này gồm Novonorm…

  • Tác dụng: kích thích tế bào beta của đảo tụy tăng sản xuất insulin và xuất hiện tác dụng nhanh, chỉ 30 phút sau khi uống. Do đó nên uống thuốc trước khi ăn 15 – 30 phút, không được uống thuốc nếu không ăn vì sẽ gây hạ đường huyết.
  • Chỉ định: tiểu đường type 2
  • Chống chỉ định: những trường hợp suy gan, thận, có thai, nhiễm trùng, phẫu thuật…

 

  1. Ngoài thuốc tây điều trị tiểu đường, để kiểm soát tốt đường huyết cần chú ý điều gì?

Tiểu đường là căn bệnh mạn tính, khi đã mắc tiểu đường, người bệnh phải xác định tư tưởng chung sống hòa bình với bệnh, kiểm soát tốt đường huyết và hạn chế tối đa các biến chứng tiểu đường có thể xảy ra. Các thuốc tây y trị tiểu đường thường được bác sĩ chỉ định khi đường huyết ban đầu của bệnh nhân quá cao hoặc thất bại trong việc kiểm soát đường huyết bằng thay đổi lối sống. Kể cả khi đã trị liệu bằng thuốc, người bệnh tiểu đường cũng cần thực hiện song song với việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện thể lực thường xuyên và kết hợp sử dụng sản phẩm hỗ trợ nhằm ổn định đường huyết. Điều này sẽ giúp hạn chế bớt việc phải lệ thuộc quá nhiều vào thuốc tây, nhờn thuốc tây, tăng liều thuốc tây, từ đó giúp bệnh nhân tránh được các tác dụng phụ của thuốc tây trị tiểu đường

 

Các biện pháp kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường

Các biện pháp kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường

 

  • Chế độ ăn uống cho người bệnh tiểu đường

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường. Bệnh nhân tiểu đường nên lựa chọn các loại thực phẩm cân đối về chất xơ và chất bột đường nhằm giúp đường huyết luôn ổn định sau ăn. Nên chú ý đến chỉ số đường huyết của thực phẩm (GI) để lựa chọn thức ăn phù hợp cho mình. Chỉ số GI càng cao, thì khả năng làm tăng đường huyết sau ăn càng cao.

Một số chú ý trong chế độ ăn:

  • Nên bổ sung nhiều rau xanh, chúng chứa nhiều chất xơ giúp ổn định chỉ số đường huyết.
  • Nên ăn những thực phẩm giàu omega-3, như cá hồi, hạt chia, óc chó... có lợi cho tim mạch.
  • Hạn chế đồ ăn chứa nhiều chất béo. Nên sử dụng các loại sữa ít chất béo, có chứa đường palatinose và chất xơ hòa tan để hạn chế làm đường huyết tăng nhanh sau khi ăn.
  • Nên chia nhỏ các bữa ăn: bỏ bữa hay ăn quá no trong một bữa thì đều làm cho hàm lượng đường trong máu của tăng cao. Chính vì thế, thay vì chỉ ăn thành 3 bữa chính mỗi ngày, người bệnh nên chia ra thành nhiều bữa nhỏ mỗi ngày, để giúp hàm lượng đường trong máu được cân bằng.
  • Tránh xa rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.

 

  • Chế độ sinh hoạt và luyện tập cho người bệnh tiểu đường

Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng việc luyện tập thường xuyên có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều trị và ngăn chặn các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Thể dục có những ảnh hưởng tích cực nhất định đối với quá trình chuyển hóa glucose trong máu cũng như khả năng hoạt động của insulin trong cơ thể.

Ngoài ra, việc luyện tập thể dục đều đặn có thể giúp chúng ta giảm chứng béo phì, ngăn chặn các bệnh về tim mạch, chứng tăng mỡ trong máu và cao huyết áp.

  • Các bài tập nên tránh: Mang vác các vật nặng, quá sức; Chạy bộ hay đi bộ quá lâu...
  • Các bài tập nên luyện tập thường xuyên: Bơi lội, đạp xe, đi bộ vừa sức...

Lưu ý: khi luyện tập cần chú ý đi những đôi giày mềm và vừa chân, luôn tạo cho chân độ thoải mái nhất định. Không luyện tập khi chân đang bị tổn thương hay có vết phồng rộp để hạn chế các biến chứng trên bàn chân.

 

  • Sử dụng sản phẩm giúp hạ và ổn định đường huyết từ thảo dược thiên nhiên

BoniDiabet là sản phẩm viên uống dành cho bệnh nhân tiểu đường, giúp làm ổn định đường huyết từ Mỹ và Canada.

BoniDiabet là sản phẩm có công thức toàn diện, với sự kết hợp của:

  • Các nguyên tố vi lượng như magie, kẽm, selen và chrome – thành phần chính trong các enzyme chuyển hóa đường, được nghiên cứu rất nhiều trong các thử nghiệm lâm sàng về khả năng giúp hạ, ổn định và điều hòa đường huyết, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.
  • Các thảo dược có tác dụng giúp hạ đường huyết đã được sử dụng lâu đời trong đông y là dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi...

Nhờ vậy, BoniDiabet đem lại hiệu quả vượt trội, không chỉ giúp ổn định đường huyết mà còn ngăn ngừa biến chứng tiểu đường hiệu quả.

BoniDiabet còn là sản phẩm đã được chứng minh về tác dụng qua các thử nghiệm lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông, Hà Nội bởi Ths.Bs. Vũ Văn Hoàng (giám đốc bệnh viện).

Nghiên cứu về tác dụng của BoniDiabet được đánh giá trên các phương diện:

+ Triệu chứng của tiểu đường: cảm giác khát và đi tiểu

+ Chỉ số đường huyết

+ Chỉ số HBA1C

Nghiên cứu lâm sàng cho kết quả 96.67% bệnh nhân cải thiện cho kết quả tốt và khá sau khi sử dụng BoniDiabet.

 

  1. BoniDiabet có tốt không?

BoniDiabet có tốt không? BoniDiabet có hiệu quả không? Đây có lẽ là thắc mắc của rất nhiều người khi đang chuẩn bị có ý định sử dụng BoniDiabet. Mời anh theo dõi chia sẻ của những bệnh nhân đã từng sử dụng BoniDiabet qua phần dưới đây.

 

Cô Nguyễn Thị Minh, 63 tuổi, ở tổ 3, phường Tân Bình, Tp Tam Điệp, Ninh Bình. Đt 01655.010.847

“Tôi bị tiểu đường từ năm 2005. Lúc ấy tôi thấy cơ thể mình mệt mỏi, chân tay tê bì, 3 tháng sụt 13 cân, đường huyết lên tới 9 mmol/l. Sau đó trong 3 năm cô bị tai biến mạch máu não 3 lần, còn bị đục thủy tinh thể không nhìn thấy gì nữa. Năm 2013, tôi dùng 4 viên BoniDiabet 1 ngày kèm thuốc tây, sau 3 tháng đường huyết xuống chỉ còn 4.9 thôi. Từ lúc dùng BoniDiabet tới nay, tôi không bị tai biến lần nào nữa, tê bì chân tay và mắt mờ đã giảm hẳn. Mà tôi cũng không thể giải thích được tại sao từ khi dùng BoniDiabet tôi không biết thức đêm là gì, ngủ một mạch từ tối đến sáng".

 

Cô Nguyễn Thị Minh, 63 tuổi

Cô Nguyễn Thị Minh, 63 tuổi

 

Chú Hoàng Văn Hải, 52 tuổi, ở Trại Mới, Giáp Sơn, Lục Ngạn, Bắc Giang, SĐT 0983.090.165

Tôi bị tiểu đường 4 năm, đường huyết 12mmol/l. Dùng 2 viên thuốc tây mỗi ngày chú bị mệt, tê bì chân tay, mờ mắt. Sau khi dùng thêm BoniDiabet, đường huyết của tôi còn 6.0mmol/l, sau 4 tháng tôi đã giảm hẳn những triệu chứng tê bì chân tay và mờ mắt. Người tôi rất khỏe mạnh, vận động đi lại bình thường, tới nay tôi chỉ còn dùng có 2 viên BoniDiabet và bác sĩ đã giảm cho tôi được nửa liều thuốc tây mà đường huyết vẫn luôn là 6.0, không xuất hiện bất kỳ biến chứng nào nữa.”

 

Chú Hoàng Văn Hải, 52 tuổi

Chú Hoàng Văn Hải, 52 tuổi

 

Chú Thạch, 62 tuổi ở ô số 1, liền kề 14B, KĐT Văn Phú, p.Phú La, Hà Đông, Hà Nội. Đt 0904.621.199

“Tôi phát hiện tiểu đường cách đây 2 năm, người thường xuyên mệt mỏi, hốc hác, xanh xao, sụt 4 cân trong 2 tháng, đường huyết lên tới 10,6 mmol/l. Tôi dùng thuốc Tây nhưng đường huyết lên xuống thất thường, khi lên 8,9 lúc xuống có 4,5. Và thời gian ngắn sau tôi đã bị biến chứng tiểu đường là mờ mắt và tê bì tay chân, ngứa ngáy khắp người. Tôi uống ngày 4 viên BoniDiabet chia 2 lần cùng Diamicron. Thấy dùng BOniDiabet người khỏe hơn nên tôi giảm liều uống có 2 viên BoniDiabet kèm 1 viên Diamicron thôi, thế mà đi đo lại đường huyết vẫn chỉ 5.6. Sau khoảng 3 tháng cả tay chân tê bì, mắt mờ hay ngứa khắp người đều đồng loạt giảm rõ ràng, so với trước đây giảm cũng được 80-90% rồi và tôi sẽ kiên trì dùng đều đặn”

 

Chú Thạch, 62 tuổi

Chú Thạch, 62 tuổi

 

Như vậy, thuốc tây trị tiểu đường có rất nhiều loại, việc sử dụng các thuốc này cần tuân theo chỉ định của bác sĩ vì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Để kiểm soát tốt đường huyết, người bệnh cần kết hợp phác đồ điều trị của bác sĩ với thực hiện lối sống lành mạnh và viên uống thảo dược BoniDiabet từ Mỹ và Canada. Khi đường huyết đã ổn định, hãy nói chuyện với bác sĩ của mình về việc giảm liều thuốc tây y trị tiểu đường, tuyệt đối không tự ý giảm liều.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho anh nhiều thông tin hữu ích. Chúc anh mau kiểm soát được đường huyết của mình.

 

XEM THÊM: Bỏ gần hết thuốc tây, đường huyết vẫn đẹp mê ly là nhờ đâu?

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

405.000đ

BoniDiabet+ 30 v

230.000đ

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc