Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Hãy uống nước đúng cách để khỏe mạnh hơn mỗi ngày

Thứ năm, 02-03-2023 16:08 PM

Mục lục [Ẩn]

 

     Có lẽ ai cũng biết rằng mình nên uống đủ nước mỗi ngày. Nhưng liệu bạn đã nắm được vai trò của nước đối với cơ thể to lớn đến mức nào chưa? Nếu thiếu nước thì hậu quả sẽ nghiêm trọng ra sao. Và nếu bạn cho rằng uống nước là việc làm dễ nhất trên đời này thì bạn đã lầm rồi, không phải ai trong chúng ta cũng biết uống nước như thế nào là tốt nhất?.

    Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết ngay sau đây để có thói quen uống nước đúng cách, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn mỗi ngày!

 

uống nước đúng cách

Hãy uống nước đúng cách để khỏe mạnh hơn mỗi ngày

 

Vai trò của nước đối với cơ thể là gì?

    Nước chiếm đến 2/3 trọng lượng cơ thể con người, nó là thành phần chính của tất cả các mô, từ máu đến xương và tất cả các cơ quan khác. Nước tham gia vào mọi hệ thống và mọi hoạt động diễn ra trong cơ thể, và sau đây là một số ví dụ về vai trò của nó đối với con người:

  • Nước giữ vai trò vận chuyển: Cơ thể chúng ta luôn được ví như một mạng lưới đường thủy rộng lớn với nhiều kênh, suối và phụ lưu, và nước được ví như phương tiện giao thông đưa mọi chất dinh dưỡng, hormon, chất truyền tin hóa học, enzym, chất điện giải… đi khắp đi khắp cơ thể.
  • Nước là trung tâm điều hòa nhiệt độ của cơ thể: Khi trời nóng hoặc con người mới vận động liên tục làm cơ thể nóng lên, nước làm mát cơ thể bằng cách toát mồ hôi. Khi trời lạnh, từng mạch máu sẽ co lại nhằm giữ ấm cho cơ thể.
  • Nước có vai trò loại bỏ các chất thải: Nước có nhiệm vụ loại bỏ các chất thải được tạo ra bên trong tế bào. Hoạt động bình thường của tế bào sẽ tạo ra những mảnh vụn và được coi là chất thải, nó sẽ đi vào máu đến gan thận (nơi chất thải được sàng lọc) và sau đó nước mang chúng ra khỏi cơ thể.
  • Nước giúp khớp được bảo vệ và hoạt động trơn tru: Nước khi ở dưới dạng chất lỏng hoạt dịch, nó sẽ là lớp đệm nhớt giữ cho các khớp không bị mài mòn và các đĩa đệm cột sống của chúng ta không bị cọ xát, từ đó giúp chúng được bảo vệ và hoạt động trơn tru hơn.
  • Nước có vai trò to lớn với não bộ: Bộ não và hệ thống thần kinh của con người có đến 85-98% là nước. Nước đóng vai trò to lớn trong tất cả các chuỗi phản ứng xảy ra trong hệ thống thần kinh, như suy nghĩ, nhận thức…

 

Dấu hiệu cho biết cơ thể bạn đang cần bổ sung thêm nước

  Cơ thể của chúng ta liên tục bị mất nước thông qua mỗi hơi thở, qua những giọt mồ hôi, nước mắt, nước bọt, đặc biệt là thông qua quá trình bài tiết nước tiểu. Một người lớn trung bình sẽ sản xuất khoảng 1.5 lít nước tiểu mỗi ngày, họ mất thêm gần 1.5 lít rưỡi nước qua da, hơi thở, phân, tùy thuộc vào lượng mồ hôi họ tiết ra và tình trạng đi đại tiện của từng người.

   Vậy nhưng, rất nhiều người đang lười uống nước, hậu quả là không bổ sung đủ lượng nước bị mất đi đó.

   Khi không uống nước đúng cách, tế bào bắt đầu bị thiếu nước, chúng ta thường sẽ không cảm nhận được dấu hiệu nào rõ ràng và điển hình. Một số biểu hiện mà ít người sẽ nghĩ đến là do mất nước có thể đến như:

  • Mệt mỏi: Khi tế bào không có đủ nước, phản ứng của cơ thể sẽ là làm chậm mọi quá trình trong cơ thể, khiến con người cảm thấy mệt. Theo 1 đánh giá năm 2010, mất nước dẫn đến giảm khối lượng cơ thể từ 2% trở lên có thể gây giảm hiệu suất làm việc của con người, gây đau đầu và các triệu chứng mệt mỏi.
  • Thường xuyên cảm thấy buồn ngủ cho dù chưa đến giờ đi ngủ.
  • Màu nước tiểu (trừ nước tiểu ở lần đi đầu tiên trong ngày) có màu vàng sậm, không phải màu trong hoặc màu vàng nhạt.
  • Có cảm giác khô: Khô môi, da, mắt và tóc khô.
  • Táo bón.

 

dấu hiệu của mất nước

Thường xuyên thấy buồn ngủ là 1 dấu hiệu của mất nước

 

Hậu quả của sự mất nước trong thời gian dài

    Khi cơ thể bị thiếu nước (do tăng thải hoặc bổ sung nước không đủ, không uống nước đúng cách), tế bào sẽ bị mất nước. Khi thấy khát nghĩa là tế bào đã bị mất nước trong thời gian dài và bạn cần bổ sung nước kịp thời cho cơ thể. Việc tế bào bị mất nước kéo dài nhiều ngày sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như:

  • Tăng nguy cơ ung thư: Thiếu nước khiến cơ thể không thể loại bỏ các mảnh vụn tế bào, có thể gây tổn hại đến DNA, tác động tiêu cực đến các cấu trúc telomere (là cấu trúc đặc thù không chứa gen nằm ở đầu mút của nhiễm sắc thể NST ở sinh vật nhân thực (Eukaryote) giúp ổn định hệ gen và bảo vệ NST trong phân bào), ảnh hưởng đến quá trình lão hóa bình thường của cơ thể, thậm chí là làm tăng nguy cơ ung thư. Thiếu nước làm tăng sản xuất histamin, histamin ngăn chặn hoạt động miễn dịch trong tủy xương - nơi sản xuất các tế bào bạch cầu để tiêu diệt các tế bào ung thư.
  • Tăng nguy cơ cao huyết áp: Khi không uống nước đúng cách, uống không đủ nước, lượng máu của chúng ta giảm đi do thiếu nước trong huyết tương. Để bù đắp, các mạch máu co lại, nhịp tim từ đó cũng tăng lên, gây tăng huyết áp và các vấn đề tim mạch khác.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính như: Suy thận, sỏi thận.
  • Tăng nguy cơ tiểu đường: Ở người uống ít nước thì cơ thể sẽ tăng sản xuất hormone chống lợi tiểu (AVP). Hormon này tăng cao sẽ làm tăng nguy cơ tăng đường huyết.
  • Mất nước là nguyên nhân chính của nhiều triệu chứng như: Đau mãn tính, rối loạn tiêu hóa, đau nửa đầu, trầm cảm, đau đầu.
  • Làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề tâm lý liên quan đến tình trạng không uống nước đúng cách, uống không đủ nước như: Căng thẳng, chán nản, bối rối, tức giận, mệt mỏi, hay cáu kỉnh, xuống tinh thần trong ngày.
  • ….

 

Uống ít nước làm tăng nguy cơ sỏi thận

Uống ít nước làm tăng nguy cơ sỏi thận

 

Bạn nên uống nước như thế nào?

Để bổ sung nước hiệu quả cho cơ thể, bạn cần biết uống đủ, uống đúng loại và uống nước đúng cách.

Uống bao nhiêu nước là đủ

    Bạn thường nghe nói rằng cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Tuy nhiên, 2 lít nước này không phải công thức đúng cho tất cả mọi người, nhiều người thậm chí sẽ gặp phải một số vấn đề về sức khỏe do lượng nước này vượt quá hoặc không đáp ứng đủ nhu cầu nước của cơ thể.

    Một công thức khác đó là uống 30ml nước / 1 kg trọng lượng cơ thể. Nghĩa là, nếu bạn nặng 50kg thì mỗi ngày bạn nên bổ sung 1.5 lít nước. Công thức này tương đối đúng, nhưng không phải ngày nào bạn cũng uống đúng một lượng nước như vậy.

     Nếu vào ngày nắng nóng, hoặc hôm đó bạn vận động nhiều làm lượng mồ hôi tiết ra tăng lên, hoặc bạn uống nhiều rượu/cà phê khiến số lần đi tiểu tăng lên, hoặc bạn bị tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng thì bạn cần tăng cường uống nước nhiều hơn so với thường ngày.

Nên uống nước gì?

  • Bạn nên uống nước khoáng sạch hoặc nước suối đã được lọc sạch và đặc biệt là nước khoáng kiềm.
  • Bạn cần hạn chế các đồ uống có chứa cafein như cà phê, trà và một số loại nước có ga và cồn, nước ngọt có chất phụ gia hóa học.

 

Nên uống nước khoáng sạch

Nên uống nước khoáng sạch hoặc nước suối đã được lọc sạch

 

Cần uống nước đúng cách

   Khi uống nước, bạn cần lưu ý:

  • Uống nước đúng cách là không uống quá nhiều cùng một lúc, thay vào đó hãy uống thành từng ngụm nhỏ, chia thành nhiều lần uống và trải đều vào các thời điểm trong ngày.
  • Nên uống vào buổi sáng sau khi thức dậy: Sau 1 quãng thời gian dài khi ngủ vào ban đêm, lượng nước trong cơ thể sẽ giảm xuống ở mức thấp. Vì vậy, sau khi thức dậy, bạn nên uống luôn 1 cốc nước bù lại lượng nước bị thiếu hụt đó.
  • Nên uống nước ấm: Tránh uống nước đá quá lạnh bởi nước lạnh làm xáo trộn quá trình tiêu hóa diễn ra trong dạ dày của bạn. Nó cũng làm giảm việc cung cấp máu cho các cơ quan khác nhau của cơ thể. Trong khi đó, uống nước ấm sẽ giúp tiêu hóa và trao đổi chất tốt hơn, tăng hiệu quả giảm cân, giảm đầy hơi.
  • Cần tuân thủ uống đủ nước đều đặn mỗi ngày: Bổ sung đủ nước để duy trì cơ thể khỏe mạnh là điều bạn cần làm hàng ngày, không phải là chỉ thực hiện trong một vài ngày.

   Hy vọng, bài viết trên đã giúp bạn nắm được việc cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày quan trọng như thế nào và biết uống nước đúng cách, khoa học, hiệu quả. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, bạn vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Danh sách nhà thuốc