Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Hậu môn bình thường và hậu môn bị trĩ khác nhau như thế nào?

Thứ hai, 22-08-2022 13:51 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Trĩ là một căn bệnh vô cùng phổ biến hiện nay, hình thành do sự giãn nở quá mức các mạch máu, tĩnh mạch ở vùng hậu môn – trực tràng, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và phiền phức trong cuộc sống của bệnh nhân. Khi bị trĩ, hậu môn cũng sẽ có một số thay đổi về hình thái, cấu trúc. Vậy hậu môn bình thường và hậu môn bị trĩ khác nhau như thế nào, làm sao để kiểm soát bệnh trĩ hiệu quả? Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau đây, bạn đọc đừng bỏ lỡ nhé.

 

Hậu môn bình thường và hậu môn bị trĩ khác nhau như thế nào?

Hậu môn bình thường và hậu môn bị trĩ khác nhau như thế nào?

 

Hậu môn bình thường và hậu môn bị trĩ khác nhau như thế nào?

Cấu tạo hậu môn bình thường

   Hậu môn là bộ phận cuối cùng của hệ thống tiêu hóa, dài khoảng 3 – 4cm, mép dưới là rìa hậu môn thông với bên ngoài, mép trên nối liền với trực tràng. Xung quanh ống hậu môn được bao bọc bởi cơ thắt trong và cơ thắt ngoài của hậu môn, chúng có chức năng điều khiển sự đóng mở, vận động của ống hậu môn và lỗ hậu môn giúp kiểm soát việc đại tiện.

   Niêm mạc tại nơi giao nhau giữa da hậu môn và niêm mạc trực tràng có 6-10 nếp dọc gọi là cột hậu môn. Đầu dưới của cột hậu môn được nối với nhau bởi các nếp nhỏ hình van bán nguyệt, gọi là van hậu môn. Niêm mạc thành ruột ở giữa van hậu môn và cột hậu môn hình thành nên các ngách nhỏ hình túi có cửa mở lên trên, gọi là xoang hậu môn, tại đáy của xoang hậu môn có các cửa ống dẫn của tuyến hậu môn.

   Do đặc điểm cấu tạo giải phẫu này, giữa da hậu môn và niêm mạc trực tràng hình thành một dải ranh giới hình răng lược gọi là đường lược. Về vị trí, đường lược nằm ở 1/3 trên của ống hậu môn. Trên đường lược, có các đám rối tĩnh mạch đổ vào hệ thống tĩnh mạch cửa, qua tĩnh mạch trực tràng trên. Dưới đường lược, có các đám rối tĩnh mạch đổ vào hệ thống tĩnh mạch chủ dưới, qua tĩnh mạch trực tràng dưới.

Hậu môn khi bị trĩ

   Bản chất bệnh trĩ là do các đám rối tĩnh mạch khu vực hậu môn – trực tràng bị suy giãn đẩy theo các lớp mô, niêm mạc sa hình thành các búi trĩ sa vào trong lòng ống hậu môn. Đây chính là điểm khác biệt đặc trưng nhất giữa hậu môn bình thường và hậu môn bị trĩ.

 

Cấu trúc hậu môn

Cấu trúc hậu môn

 

   Nếu các búi trĩ xuất phát từ hệ thống đám rối tĩnh mạch nằm phía dưới đường lược thì được gọi là bệnh trĩ ngoại. Các búi trĩ sẽ được bao phủ bởi lớp biểu mô vảy, và thường trực sa ra bên ngoài rìa hậu môn, có thể quan sát thấy sự khác biệt ngay bằng mắt thường.

   Nếu các búi trĩ xuất phát từ hệ thống đám rối tĩnh mạch nằm phía trên đường lược sẽ được gọi là bệnh trĩ nội. Các búi trĩ được bao phủ bởi lớp niêm mạc và biểu mô chuyển tiếp hậu môn – trực tràng. Trĩ nội còn được chia thành 4 cấp độ tùy theo khả năng đàn hồi và mức độ sa ra ngoài của búi trĩ:

  • Với trĩ nội độ 1 và độ 2, búi trĩ vẫn nằm hoàn toàn bên trong ống hậu môn nên không thể quan sát bằng mắt thường, chỉ có thể phát hiện khi thực hiện biện pháp thăm khám bên trong lòng ống hậu môn ví dụ như nội soi.
  • Với trĩ nội độ 3 và 4, bạn có thể nhận thấy búi trĩ sa ra ngoài lỗ hậu môn khi đi đại tiện hoặc khi ngồi xổm lâu, kích thước sa ra có thể khác nhau, khi như cái đầu đũa, khi như đầu ngón tay, tùy thuộc vào mức độ nặng từng trường hợp cụ thể.

   Qua những mô tả ở trên chắc hẳn bạn nào đã hình dung được sự khác nhau về hình thái và cấu trúc giữa hậu môn bình thường và hậu môn bị trĩ. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào những điểm đó thôi để xác định tình trạng bệnh thì vẫn còn rất mơ hồ. Chính vì thế để có thể phòng ngừa, xác định bệnh trĩ tốt hơn chúng ta cần hiểu hơn về những yếu tố nguy cơ và dấu hiệu, triệu chứng của nó.

 

Yếu tố nguy cơ và triệu chứng của bệnh trĩ

Yếu tố nguy cơ

   Búi trĩ thường hình thành do hệ thống đám rối tĩnh mạch phải chịu áp lực lớn hơn, xuất phát từ một số nguyên nhân chính như:

  • Táo bón hoặc tiêu chảy mạn tính
  • Gia tăng áp lực ổ bụng trong một số trường hợp: thừa cân béo phì, phụ nữ mang thai, lao động nặng, đứng lâu ngồi nhiều,…
  • Giao hợp qua đường hậu môn
  • Chế độ ăn ít chất xơ
  • Tuổi tác: theo độ tuổi thì khả năng đàn hồi hệ thống tĩnh mạch cũng như cấu trúc mô nâng đỡ tĩnh mạch ở hậu môn – trực tràng đều suy yếu làm tăng nguy cơ bị bệnh trĩ

 

Táo bón hoặc tiêu chảy lâu ngày làm tăng nguy cơ bị trĩ

Táo bón hoặc tiêu chảy lâu ngày làm tăng nguy cơ bị trĩ

 

   Triệu chứng của bệnh trĩ

   Dấu hiệu của bệnh trĩ có sự khác nhau tùy thuộc vào vị trí:

  • Trĩ ngoại: Vùng da trên búi trĩ bị kích thích và bị loét gây nhiều khó chịu. Nếu có huyết khối hình thành bên trong búi trĩ sẽ gây cơn đau đột ngột và nghiêm trọng.
  • Trĩ nội: Niêm mạc ống hậu môn bài tiết ra nhiều dịch nhầy gây ngứa ngáy và kích thích ở vùng hậu môn. Khi đi đại tiện thường bị chảy máu, mức độ nhiều ít tùy tình trạng từng người. Nhẹ thì đơn giản là rỉ máu, nặng hơn thì chảy thành giọt, thành tia, thậm chí là khi ngồi xổm cũng chảy máu.
  • Ngoài ra nếu bệnh nhân bị trĩ vòng (có nhiều búi trĩ liên tục với nhau chiếm toàn bộ vòng hậu môn) hoặc trĩ hỗn hợp (bị cả trĩ ngoại và trĩ nội cùng lúc) thì các triệu chứng, dấu hiệu có thể phức tạp và trầm trọng hơn nhiều.

 

Làm sao để phòng ngừa và kiểm soát bệnh trĩ hiệu quả?

   Với mục tiêu phòng ngừa và kiểm soát tốt bệnh trĩ từ sớm, bạn cần lưu ý một số biện pháp tiêu biểu sau đây.

Điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống

   Đây là biện pháp hàng đầu trong phòng ngừa bệnh trĩ, cũng như làm chậm tốc độ tiến triển bệnh, cụ thể:

 

Ăn tăng cường chất xơ

Ăn tăng cường chất xơ

 

  • Ăn uống đầy đủ, không bỏ bữa: khi không ăn uống đầy đủ, dạ dày không co bóp đẩy thức ăn sẽ dễ gây táo bón, điều này sẽ góp phần khiến bệnh trĩ nặng hơn.
  • Ăn tăng cường chất xơ: giúp nhu động ruột hoạt động hiệu quả hơn tuy nhiên không nên bổ sung quá nhiều một lúc để tránh gây ra đầy hơi, tiêu chảy.
  • Bổ sung thực phẩm nhiều chất sắt tránh thiếu máu như: các loại thịt, cải xanh, đậu phụ, hạt bí…
  • Hạn chế tối đa ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, uống rượu bia, cà phê, chất kích thích…
  • Ăn uống vệ sinh phòng tránh viêm nhiễm.
  • Uống đủ nước khiến chất thải bớt rắn hơn, giảm táo bón.
  • Đi đại tiện: khi đi vệ sinh, nên kê thêm một chiếc ghế dưới chân sao cho bụng và đùi tạo một góc khoảng 45 độ. Lập thói quen đi đại tiện vào một thời điểm cố định, không nhịn quá lâu. Rửa hậu môn bằng nước sạch, không nên dùng giấy lau.
  • Tập thể dục: Duy trì vận động đều đặn sẽ giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Đặc biệt bệnh nhân trĩ nên tập luyện thêm bài tập nhíu cơ hậu môn bằng cách ngồi hoặc nằm thẳng người, nhíu cơ hậu môn như khi nhịn đi đại tiện, tập 30-50 lần mỗi ngày.

Y học hiện đại

  • Dùng thuốc: Tiêu biểu là Daflon giúp giảm sức căng và tình trạng ứ trệ của tĩnh mạch, bảo vệ, làm tăng sức bền của các mao mạch. Ngoài ra còn có thuốc làm mềm phân (docusate, psyllium), thuốc mỡ làm tê chứa lidocain,…
  • Thủ thuật tại chỗ: Bệnh nhân trĩ nội độ 1, độ 2 và một số ít độ 3 đáp ứng kém với điều trị triệu chứng có thể cân nhắc lựa cho một số thủ thuật tại chỗ như tiêm xơ, thắt vòng cao su, cắt búi trĩ bằng tia hồng ngoại,…
  • Phẫu thuật cắt búi trĩ: Khi bệnh tiến triển đến các giai đoạn nặng không còn đáp ứng với các biện pháp trên (như trĩ nội độ 4) thì bệnh nhân bắt buộc phải cắt búi trĩ. Một số phương pháp phẫu thuật cắt trĩ phổ biến đó là: cắt khoanh niêm mạc, cắt từng búi trĩ, khâu cột động mạch trĩ, phương pháp Longo, phương pháp HCPT (nhiệt nội sinh),… Các phương pháp này đều giúp loại bỏ búi trĩ nhanh, cải thiện ngay được các triệu chứng tuy nhiên chỉ giải quyết được phần ngọn của vấn đề. Nếu bệnh nhân sau phẫu thuật mang theo tâm lý lơ là chủ quan, không có những động thái phòng ngừa thì khả năng tái phát là vô cùng cao.

 

Phẫu thuật cắt búi trĩ bằng phương pháp Longo

Phẫu thuật cắt búi trĩ bằng phương pháp Longo

 

Y học cổ truyền

   Hiện nay, sử dụng phương pháp đông y – y học cổ truyền trong kiểm soát bệnh trĩ đang là một xu hướng nổi bật. Có nhiều thảo dược tác động trực tiếp đến nguyên nhân gây bệnh, giúp làm bền thành mạch, tăng cường trương lực thành tĩnh mạch giúp tĩnh mạch luôn bền chắc, dẻo dai, đồng thời còn làm giảm những triệu chứng của bệnh như đau rát, ngứa, chảy máu, sa búi trĩ… như là:

  • Hesperidin và Diosmin chiết xuất từ vỏ trái cây họ cam: Là 2 loại flavonoid có nhiều ở vỏ các trái cây họ cam có tác dụng chống viêm, làm co búi tĩnh mạch.
  • Rutin: chiết xuất từ hoa hòe, lúa mạch, táo và bạch đàn có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mao mạch, phòng ngừa nguy cơ vỡ, giòn mạch, giúp cầm máu, tiêu búi trĩ.
  • Hạt dẻ ngựa: chứa hoạt chất aescin có vai trò giảm sưng viêm, bảo vệ mao mạch khỏi đứt vỡ, làm bền thành tĩnh mạch.

   Để bệnh nhân có thể dễ dàng sử dụng những loại thảo dược này, tập đoàn Viva Group – tập đoàn sản xuất dược phẩm và thực phẩm chức năng hàng đầu có trụ sở tại Mỹ và Canada đã cho ra đời sản phẩm BoniVein+ với công thức vô cùng toàn diện.

 

BoniVein+ - giải pháp vượt trội giúp kiểm soát bệnh trĩ hiệu quả

   Ngoài những thảo dược tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh trĩ đã kể trên thì BoniVein+ còn có:

  • Nhóm thảo dược giúp chống oxy hóa mạnh: lý chua đen, hạt nho, vỏ thông giúp chống oxy hóa cực mạnh, gấp 20 lần vitamin E và 50 lần Vitamin C giúp làm bền thành mạch, ngăn ngừa xơ vữa mạch, bảo vệ thành mạch.
  •  Nhóm hoạt huyết lưu thông máu: cây chổi đậu, bạch quả giúp tăng tuần hoàn máu từ đó ngăn ngừa huyết khối búi trĩ cũng như các biến chứng khác.

 

Sản phẩm từ thảo dược BoniVein+

Sản phẩm từ thảo dược BoniVein+

 

   Nhờ tập hợp được những thành phần tốt nhất trong cùng một giải pháp, BoniVein+ giúp đẩy lui bệnh trĩ hiệu quả do vừa cải thiện từ sâu vấn đề gốc rễ cho đến giảm nhẹ triệu chứng và phòng biến chứng, ngăn chặn nguy cơ tái phát ở bệnh nhân đã phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ.

   BoniVein+ được sản xuất trên dây chuyền đạt chuẩn GMP của FDA Mỹ và Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Khi nhập khẩu về Việt Nam, sản phẩm đã được Bộ Y tế Việt Nam kiểm tra, chứng nhận an toàn và cấp giấy phép lưu hành trên toàn quốc.

   Với thành phần nguồn gốc 100% tự nhiên nên BoniVein+ hoàn toàn không có tác dụng phụ. Hơn nữa sản phẩm còn được ứng dụng công nghệ nano trong bào chế khiến cho các hoạt chất được tinh lọc loại bỏ tạp chất, tăng độ hấp thu, tối ưu hiệu quả cho người dùng.

   Mong rằng qua bài viết này, bạn đọc đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích giúp phân biệt được sự khác nhau giữa hậu môn bình thường và hậu môn bị trĩ, đồng thời nắm bắt được những biện pháp giúp kiểm soát bệnh trĩ tối ưu. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn vui lòng liên hệ hotline 1800 1044 (miễn cước) để được tư vấn chi tiết.

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

250.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc