Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Giãn mạch máu có nguy hiểm không?

Thứ sáu, 25-09-2020 10:06 AM

Mục lục [Ẩn]

 

   Giãn mạch máu là tình trạng đang dần trở nên phổ biến hiện nay. Biểu hiện này có thể xảy ra ở mọi vị trí trên cơ thể chúng ta. Vậy “Giãn mạch máu có nguy hiểm không?” Câu trả lời sẽ có ở bài viết dưới đây, mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu.

 

Thế nào là giãn mạch máu?

   Giãn mạch máu là tình trạng thành mạch máu bị giãn nở quá mức, làm rối loạn chức năng vận chuyển máu và gây biến dạng các tổ chức mô xung quanh.

 

Giãn mạch máu có nguy hiểm không?

Giãn mạch máu có nguy hiểm không?

 

   Hệ thống mạch máu chúng ta gồm có động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. Giãn mạch máu có thể xảy ra ở cả 3 loại mạch đó. Vậy “Giãn mạch máu có nguy hiểm không?” Chúng ta cùng tìm hiểu câu trả lời ở phần tiếp theo nhé.

 

Giãn mạch máu có nguy hiểm không?

   Giãn mạch máu sẽ gây các bệnh lý khác nhau tùy thuộc vị trí và loại mạch bị giãn.

Giãn mạch máu động mạch

   Tình trạng này thường gặp ở bệnh phình động mạch chủ. Bệnh này có 2 vị trí là phình động mạch chủ bụng và phình động mạch chủ ngực.

   Triệu chứng của bệnh này không rõ ràng, bệnh diễn biến thầm lặng. Bệnh thường được phát hiện tình cờ qua khám sức khỏe hay nhiều khi bệnh nhân tự sờ thấy khối lạ ở bụng hoặc trên ngực rồi đi khám.

 

Bệnh phình động mạch chủ

Bệnh phình động mạch chủ

 

   Tuy không có triệu chứng nhưng bệnh này lại vô cùng nguy hiểm bởi bệnh nhân có thể gặp các biến chứng nguy hiểm sau:

  • Tắc động mạch ngoại vi cấp tính: Do tác động của dòng chảy hoặc ngoại lực, huyết khối trong lòng mạch (được tạo thành khi máu ứ lại tại vị trí động mạch bị phình) có thể bong ra, lưu lạc đến mạch ngoại vi gây thiếu máu tại các chi, các tạng.
  • Phình động mạch chủ dọa vỡ: Hiện tượng đau tại vùng có động mạch bị giãn, phình ra là dấu hiệu cảnh báo động mạch chủ sắp vỡ. Nếu bị vỡ, biến chứng này sẽ làm người bệnh tử vong bởi mất máu cấp gây đau tức ngực, khó thở, da xanh, tụt huyết áp.
  • Tách thành động mạch chủ: Đây là một biến chứng nặng nề, gây đau nhức dữ dội, đột ngột. Người bệnh có thể sẽ bị khó thở hoặc bất tỉnh.
  • Viêm quanh khối phồng: Gây đau âm ỉ, có thể rò rỉ vào các tạng xung quanh (ống tiêu hóa, phổi).

Giãn mạch máu mao mạch

   Tình trạng này thường gặp ở bệnh giãn mao mạch xuất huyết di truyền với các triệu chứng dưới đây:

  • Chảy máu cam: Tình trạng này xảy ra khi giãn mao mạch trong mũi. Chảy máu cam có thể xuất hiện vào thời điểm bất kỳ trong ngày, đặc biệt là khi người bệnh bị nóng trong.
  • Xuất hiện đốm hoặc các tia có màu đỏ tươi đến đỏ tía do xuất huyết dưới da.

 

Giãn mao mạch

Giãn mao mạch

 

   Nếu bệnh này không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị chảy máu đường tiêu hóa, thiếu máu và làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Giãn mạch máu tĩnh mạch

   Hệ thống tĩnh mạch xuyên suốt ở toàn bộ cơ thể, suy giãn xảy ra ở vị trí nào sẽ gây ra bệnh suy giãn tĩnh mạch ở vị trí đó.

  • Giãn mạch máu tĩnh mạch ở tay, chân gọi chung là bệnh suy giãn tĩnh mạch chi, trong đó thường gặp nhất là suy giãn tĩnh mạch chân. Triệu chứng của bệnh này là tê bì, nặng mỏi, đau nhức chân, chuột rút, phù nề gây khó khăn khi người bệnh di chuyển.
  • Giãn mạch máu tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng thường được gọi là bệnh trĩ. Người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như ngứa rát, sưng đau hậu môn, chảy máu khi đại tiện, sa búi trĩ, chảy dịch hậu môn.
  • Giãn tĩnh mạch ở bìu gọi là bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh. Bệnh này triệu chứng thường không rõ ràng, dấu hiệu rõ nhất người bệnh có thể gặp là có khối phồng lên ở góc trên bìu do tĩnh mạch giãn lớn, nổi trên da giống như sợi mì.

   Bệnh suy giãn tĩnh mạch gây rất nhiều khó chịu, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Không những thế, nếu không có biện pháp cải thiện kịp thời, bệnh còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, cụ thể là:

  • Với bệnh suy giãn tĩnh mạch chi: Các biến chứng người bệnh dễ mắc phải nếu không điều trị kịp thời là loét dinh dưỡng không lành, huyết khối tĩnh mạch, thuyên tắc mạch phổi, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,.

 

Biến chứng suy giãn tĩnh mạch chân

Biến chứng suy giãn tĩnh mạch chân

 

  • Với bệnh trĩ: Các biến chứng nguy hiểm thường gặp là thiếu máu, nghẹt búi trĩ, huyết khối búi trĩ, nhiễm trùng hậu môn,...
  • Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh nếu không điều trị sớm, bệnh này sẽ làm tăng nguy cơ vô sinh ở nam giới, thậm chí làm tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch.

   Như vậy, các bệnh lý do giãn mạch máu gây ra đều rất nguy hiểm nếu người bệnh không điều trị kịp thời. Trong các bệnh lý trên, suy giãn tĩnh mạch là bệnh phổ biến nhất hiện nay, bệnh thường gặp ở dân văn phòng, giáo viên, tài xế, người cao tuổi, phụ nữ có thai,... Vậy tại sao lại bị suy giãn tĩnh mạch? Mời quý bạn đọc tìm hiểu câu trả lời ở phần tiếp theo nhé.

 

Nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch

   Bình thường, hệ thống tĩnh mạch có nhiệm vụ vận chuyển máu từ các cơ quan trở về tim. Quá trình này được kiểm soát bởi hệ thống các van trong lòng mạch, giúp máu chảy theo một chiều. Do vậy, khi các van này bị hư hại, máu sẽ chảy ngược lại, ứ đọng trong lòng mạch, làm tăng áp lực ở tĩnh mạch, từ đó kéo giãn thành tĩnh mạch và hình thành bệnh.

 

Suy giãn tĩnh mạch do các van 1 chiều bị hư hại

Suy giãn tĩnh mạch do các van 1 chiều bị hư hại

 

   Những nguyên nhân làm hư hại các van trong lòng mạch, gây bệnh suy giãn tĩnh mạch gồm có:

  • Tính chất công việc phải đứng lâu, ngồi nhiều, mang vác vật nặng: Các nguyên nhân này làm tăng áp lực lên hệ thống tĩnh mạch, dần dần sẽ làm hư hại van trong lòng mạch, từ đó hình thành bệnh suy giãn tĩnh mạch.
  • Thừa cân hoặc béo phì: Yếu tố này cũng khiến tĩnh mạch chi dưới phải chịu áp lực lớn từ trọng lượng cơ thể, gây nên bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.
  • Tuổi cao: Càng về già, mức độ lão hóa càng nhanh; trong đó có sự lão hóa mạch máu, tĩnh mạch dần mất độ đàn hồi, dễ bị suy giãn hơn.
  • Yếu tố di truyền: Gia đình có người bị mắc bệnh này, con cái họ sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh hơn.
  • Lười vận động: Lối sống này làm chậm quá trình lưu thông máu trong lòng mạch. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, máu sẽ dễ bị ứ lại, làm tăng áp lực trong lòng mạch, từ đó hình thành bệnh suy giãn tĩnh mạch.

   Nếu không có biện pháp cải thiện sớm suy giãn tĩnh mạch, người bệnh không những phải chịu nhiều bất tiện đến từ triệu chứng mà còn dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm. Không chỉ thế nếu can thiệp bệnh sớm, khả năng khắc phục được bệnh sẽ cao hơn rất nhiều, bởi lẽ khi mạch máu mới bị giãn, độ đàn hồi còn tốt nên dễ co lại hơn. Với trường hợp tĩnh mạch bị giãn trong thời gian dài, độ đàn hồi không còn nữa, khi đó để tránh biến chứng, người bệnh chỉ còn cách phẫu thuật loại bỏ tĩnh mạch bị giãn mà thôi. Do vậy, khi phát hiện bệnh này, bạn hãy áp dụng các biện pháp cải thiện ngay nhé.

   Để khắc phục bệnh suy giãn tĩnh mạch, hiện nay các chuyên gia y tế thường khuyên người bệnh sử dụng thảo dược thiên nhiên để cải thiện tốt tình trạng bệnh bởi tính an toàn và hiệu quả cao.

 

Cải thiện bệnh suy giãn tĩnh mạch bằng thảo dược thiên nhiên

Cải thiện bệnh suy giãn tĩnh mạch bằng thảo dược thiên nhiên

 

Cải thiện suy giãn tĩnh mạch nhờ thảo dược thiên nhiên

   Nhờ sự tiến bộ của y học hiện đại, các chuyên gia đã tìm ra được rất nhiều loại thảo dược thiên nhiên có tác dụng tốt, cải thiện bệnh giãn tĩnh mạch, những thảo dược đó bao gồm: Hạt dẻ ngựa, hoa hòe, cây chổi đậu, bạch quả, vỏ cam chanh,...

  • Hạt dẻ ngựa: Hoạt chất Aescin trong hạt dẻ ngựa có tác dụng trợ tĩnh mạch, cải thiện khả năng co bóp của tĩnh mạch, giúp giảm sưng, phù nề, cải thiện triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân.
  • Rutin chiết xuất từ hoa hòe giúp tăng cường sức chịu đựng của mao mạch, bảo vệ thành tĩnh mạch, phòng ngừa tĩnh mạch bị đứt, vỡ.
  • Diosmin và Hesperidin chiết xuất từ vỏ cam chanh giúp tăng trương lực tĩnh mạch, giảm tình trạng sưng phù, giảm ứ máu.
  • Lý chua đen, hạt nho, vỏ thông: Bộ 3 thảo dược này có tác dụng giúp chống oxy hóa cực mạnh, bảo vệ thành mạch, ngăn ngừa xơ vữa và chống lão hóa mạch máu.
  • Bạch quả và cây chổi đậu giúp hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu, giảm triệu chứng chuột rút, căng tức, sưng, đau,... đồng thời giúp phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch - Biến chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch.

   Các thảo dược trên sẽ giúp cải thiện tốt bệnh suy giãn tĩnh mạch, tuy nhiên nếu dùng riêng lẻ từng loại thảo dược, người bệnh sẽ không thu được hiệu quả cao. Nhận thấy hạn chế đó, các nhà khoa học Mỹ đã dày công nghiên cứu và kết hợp các loại thảo dược lại trong BoniVein + - Sản phẩm có tác dụng toàn diện dành cho người suy giãn tĩnh mạch.

 

Kiểm soát bệnh suy giãn tĩnh mạch nhờ BoniVein +

   BoniVein + nổi bật với thành phần 100% từ thảo dược thiên nhiên, kết hợp tinh tế tác dụng của những loại thảo dược kể trên và nhiều thảo dược quý khác, giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại cuộc sống thoải mái.

   Thành phần cụ thể của BoniVein + gồm có:

  • Nhóm thảo dược giúp tác dụng đúng vào nguyên nhân gây bệnh đồng thời cải thiện triệu chứng suy giãn tĩnh mạch là hạt dẻ ngựa, Rutin chiết xuất từ hoa hòe, Diosmin và Hesperidin chiết xuất từ vỏ cam chanh.
  • Nhóm thảo dược giúp bảo vệ thành tĩnh mạch nhờ tác dụng chống oxy hóa cực mạnh đó là lý chua đen, hạt nho, vỏ thông.
  • Nhóm thảo dược giúp hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu, phòng ngừa các biến chứng suy giãn tĩnh mạch là: Cây chổi đậu và bạch quả.

   Nhờ sự hiệp đồng tác dụng của các loại thảo dược trên, BoniVein + giúp người dùng giảm rõ rệt các triệu chứng khó chịu (tê bì, sưng, căng, đau nhức, chuột rút, nổi gân xanh,...) đồng thời phòng ngừa biến chứng nguy hiểm (huyết khối, thuyên tắc mạch phổi, đột quỵ,...) và ngăn ngừa suy giãn tĩnh mạch tái phát.

 

Cảm nhận của khách hàng sau khi sử dụng BoniVein +

   Sau nhiều năm có mặt tại Việt Nam, BoniVein + đã giúp hàng vạn bệnh nhân trên cả nước kiểm soát được tình trạng suy giãn tĩnh mạch.

Cô Nguyễn Thị Vân Nga (60 tuổi). Địa chỉ: số nhà 44C, ấp 1, xã Tắc Vân, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Số điện thoại: 0856.797.272.

 

Cô Nguyễn Thị Vân Nga

Cô Nguyễn Thị Vân Nga

 

   Cô tâm sự: “Cô bị suy giãn tĩnh mạch cũng lâu rồi. Lúc đầu, cô chỉ bị nặng chân, nhức mỏi lúc chiều tối thôi. Sau đó, bệnh trầm trọng hơn từ năm 2014, chân cô đau nhức không nhấc nổi nữa, muốn đi lại phải vịn vào tường hoặc có người đỡ, còn không thì cứ nằm vậy thôi. May mà cô gặp được sản phẩm BoniVein + của Mỹ, cô mua về dùng với liều 4 viên/ngày, chia 2 lần. Sau 2 tháng, các triệu chứng khó chịu đã giảm rõ, chân cô đi lại nhẹ nhàng thoải mái rồi, các vết tĩnh mạch xanh nổi dưới da cũng đã mờ dần. Hiện tại, cô vẫn duy trì 2 viên BoniVein + mỗi ngày để phòng ngừa bệnh tái phát. Cô cảm ơn    BoniVein + nhiều lắm!”

 

Cô Nguyễn Thị Thanh Phương, 63 tuổi, 709  tòa nhà 179 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội.

 

Cô Nguyễn Thị Thanh Phương

Cô Nguyễn Thị Thanh Phương

 

   Cô tâm sự: “Bệnh suy giãn tĩnh mạch khiến chân cô lúc nào cũng có cảm giác nặng nề, hai mắt cá chân sưng phù lên. Cô cũng đã đi khám và dùng daflon theo đơn thuốc bác sĩ kê nhưng không đỡ chút nào. Sau đó cô có dùng thử các loại thuốc nam để cải thiện suy giãn tĩnh mạch chân nhưng bệnh cũng không có biến chuyển”.

   “Tình cờ đọc báo cô biết đến và sử dụng BoniVein + của Mỹ với liều 4 viên/ngày. Hiệu quả thật bất ngờ, chỉ sau 1 lọ những triệu chứng như là nặng chân, tê bì và chuột rút đã giảm rõ ràng. Tình trạng cứ tốt lên từng ngày, đặc biệt khi dùng được khoảng 3 tháng thì chân cô đã đi lại thoải mái, cô mừng lắm!”.

   Qua bài viết, hy vọng các bạn đã biết được đáp án cho câu hỏi “Giãn mạch máu có nguy hiểm không?”. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về bệnh này hay cần tìm hiểu thêm sản phẩm BoniVein +, mời bạn vui lòng gọi vào số hotline miễn cước 1800 1044 để được hỗ trợ nhé. Cảm ơn các bạn!

 

 

XEM THÊM:

 

 

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

250.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc