Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Đo đường huyết vào lúc nào? Hướng dẫn cách tự đo đường huyết chính xác

Thứ bảy, 03-10-2020 10:04 AM

Mục lục [Ẩn]

 

   Đường huyết của con người không cố định mà sẽ dao động giữa các thời điểm trong ngày. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, người bệnh có thể tự đo đường huyết tại nhà bằng các thiết bị cầm tay. Nếu bạn đo đường huyết vào những thời điểm không chính xác, kết quả sẽ bị sai lệch so với tình trạng hiện tại. Vậy, đo đường huyết vào lúc nào chính xác nhất? Câu trả lời cùng những thông tin quan trọng về chỉ số đường huyết và bệnh tiểu đường, những giải pháp tối ưu sẽ được trình bày chi tiết trong bài viết này. Mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu.

 

Đo đường huyết vào lúc nào chính xác nhất?

Đo đường huyết vào lúc nào chính xác nhất?

 

Những thông tin về chỉ số đường huyết

Chỉ số đường huyết là gì?

    Chỉ số đường huyết dùng để chỉ nồng độ glucose trong máu, thường dùng đơn vị mmol/L hoặc mg/dL. Chỉ số đường huyết đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán, đánh giá hiệu quả điều trị và kiểm soát bệnh tiểu đường.

   Chỉ số đường huyết luôn thay đổi. Vì vậy, để đánh giá tình trạng bệnh, có một số thời điểm người bệnh cần đo đường huyết nhất định trong ngày.

Chỉ số đường huyết của người bình thường khỏe mạnh

 Chỉ số đường huyết bình thường ở một số thời điểm là:

- Đường huyết bất kỳ:  <7.8 mmoL (<140mg/dL).

- Đường huyết lúc đói < 5.6 mmol/l (< 100 mg/dL).

- Đường huyết sau ăn <7.8 mmol/l (< 140mg/dL).

- Đường huyết lúc đi ngủ: Dao động từ 6,0-8,3mmol/l (110-150mg/dl). Chỉ số đường huyết vào thời điểm này có sự khác nhau giữa các độ tuổi.

Đường huyết cao là gì?

   Đường huyết cao là tình trạng lượng glucose trong máu tăng vượt quá so với mức bình thường. Tuy nhiên, không phải chỉ số đường huyết cao là bị tiểu đường. Để chẩn đoán bệnh đái tháo đường cần có 1 trong các tiêu chí sau:

- Đường huyết lúc đói ≥126mg/dL x 2 lần

- Đường huyết bất kỳ ≥ 200mg/dL + triệu chứng tăng đường huyết (tiểu nhiều, khát nhiều, uống nhiều và sút cân bất thường).

- Đường huyết sau khi uống 75mg glucose ≥ 200mg/dL

- Chỉ số HbA1c ≥ 6.5%

 

Đo đường huyết lúc nào?

  Có nhiều thời điểm đo đường huyết khác nhau trong ngày. Tùy thuộc vào tuýp tiểu đường mà bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn thời điểm đo, tần suất đo đường huyết trong máu.

Người bệnh tiểu đường tuýp 1 đo đường huyết vào lúc nào?

Khi đường huyết chưa ổn định, để điều chỉnh phương pháp điều trị và chế độ ăn uống tập luyện, bác sĩ có thể khuyên bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu từ 4 đến 10 vào những thời điểm như:

- Đường huyết lúc đói: Đo lần đầu vào buổi sáng sau khi đã nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước đó.

- Trước mỗi bữa ăn chính và bữa ăn phụ.

- Trước và sau khi tập thể dục.

- Trước khi đi ngủ, một số trường hợp được hướng dẫn đo thêm chỉ số đường huyết vào ban đêm.

- Đo chỉ số đường huyết thường xuyên hơn trong trường hợp người bệnh bị ốm.

- Trong trường hợp bạn tăng hoặc giảm liều insulin, bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn bạn đo chỉ số đường huyết thường xuyên.

Khi đường huyết đã ổn định, việc kiểm tra đường huyết của bạn sẽ không cần quá thường xuyên như trên nữa.

 

Bạn nên đo đường huyết trước mỗi bữa ăn chính và phụ

Bạn nên đo đường huyết trước mỗi bữa ăn chính và phụ

 

Người bệnh tiểu đường tuýp 2 đo đường huyết vào lúc nào?

   Nếu bạn đang dùng thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 mà không cần dùng insulin, hoặc không dùng thuốc mà chỉ điều chỉnh chế độ ăn và tập luyện, bạn có thể không cần kiểm tra đường huyết hàng ngày một cách quá thường xuyên.

  Trong trường hợp bạn bị tiểu đường tuýp 2 phải tiêm insulin, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn đo đường huyết nhiều lần trong ngày. Trong đó, đo đường huyết trước bữa ăn và trước khi ngủ được chú trọng nếu bạn đang tiêm nhiều mũi trong ngày.

Những thời điểm bạn nên đo đường huyết là:

- Trước mỗi bữa ăn và sau khi ăn 1-2h

- Trước khi ăn nhẹ, trước khi đi ngủ.

- Vào giữa đêm.

- Trước trong và sau khi hoạt động thể chất để có sự điều chỉnh phù hợp.

- Trong trường hợp bạn cảm giác được hoặc nghĩ rằng lượng đường trong máu của bạn có thể quá cao, quá thấp hoặc đang giảm.

- Khi bạn bị ốm hoặc đang căng thẳng.

  Dù bạn đo đường huyết vào lúc nào cũng nên ghi lại để theo dõi và để bác sĩ điều chỉnh phương pháp điều trị phù hợp. Cùng với thời điểm đo thì cách đo đường huyết cũng rất quan trọng.

 

Bạn nên đo đường huyết trước khi tập thể dục

Bạn nên đo đường huyết trước khi tập thể dục

 

Cách đo đường huyết bằng máy đo đường huyết cá nhân

Để đo đường huyết chính xác, bạn thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

- Bước 1: Rửa sạch tay và lau khô để tránh làm ướt que thử khi lấy máu.

- Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ lấy máu

  • Vặn ngược chiều kim đồng hồ đầu bút lấy máu để mở đầu bút ra (một số trường hợp không phải vặn).
  • Lấy kim lấy máu, lắp kim đó vào ống bút.
  • Vặn bỏ đầu bọc bằng nhựa của kim rồi lắp đầu bút lấy máu vào trở lại.

- Bước 3: Lấy máu

  • Điều chỉnh độ sâu của kim phù hợp theo từng nấc từ 1-5. Lên cò bút bằng cách kéo phần cuối bút cho đến khi nghe thấy tiếng “bíp”.
  • Cắm que thử máu vào máy đo đường huyết (khi đó, máy thường sẽ tự động khởi động)
  • Xoa nhẹ đầu ngón tay cho máu chạy về đầu ngón tay cần lấy máu.
  • Đặt đầu ngón tay cần lấy máu áp sát đầu bút lấy máu.
  • Ấn nút để kim lấy máu đâm nhẹ vào dưới da sau đó rút lại ngay lập tức.
  • Nặn cho máu ra khoảng 1 giọt.

 

Bạn cần lấy máu đúng cách

Bạn cần lấy máu đúng cách

 

Bước 4: Tiến hành đo đường huyết

- Chạm nhẹ giọt máu vào khe lấy máu của que thử (Máu sẽ tự động được hút vào trong). Sau đó, khi đủ máu máy sẽ kêu tiếng bíp và đếm ngược để cho kết quả. Sau khoảng vài giây, máy sẽ hiển thị kết quả đo đường huyết của bạn.

 

Những yếu tố cần kiểm soát khi sử dụng máy đo đường huyết cá nhân

   Một số yếu tố dưới đây sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác kết quả đo đường huyết mà bạn cần lưu ý, đó là:

- Độ trùng hợp của mã số trên que thử với mã số trên máy thử: Một số máy thử cần có sự phù hợp giữa mã trên que và mã trên máy. Tuy nhiên, ngày nay các que thử thường sẽ được chuẩn hóa như nhau nên yếu tố này hiện không ảnh hưởng nhiều.

- Chất lượng que thử: Bạn cần kiểm tra hạn dùng của que thử trước khi dùng, đồng thời bảo quản que thử đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Cách thử máu có chính xác hay không?

- Thành phần máu: Một số trường hợp nồng độ hồng cầu trong máu của bạn bị  thấp, hoặc nồng độ một số chất trong máu như vitamin C, acid uric, acetaminophen… cao cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả khi dùng máy đo đường huyết cầm tay.

   Kết quả glucose huyết trong máy thử cá nhân thường sẽ cao hơn 10-15% glucose huyết thử trong phòng thí nghiệm bệnh viện. Vì vậy, ngoài việc đo đường huyết tại nhà, bạn cũng nên đi khám đường huyết định kỳ tại bệnh viện, hoặc trong trường hợp đường huyết có bất thường khi đo ở nhà.

 

Chỉ số HbA1C - Chỉ số quan trọng giúp đánh giá hiệu quả điều trị tiểu đường

  HbA1c là chỉ số phản ánh tình trạng kiểm soát đường huyết của người bệnh tiểu đường trong vòng 3 tháng.  Chỉ số HbA1c của người bình thường trong khoảng 4% đến 6%. Chỉ số  HbA1c 6.5% là ranh giới xác định người bệnh kiểm soát đường huyết tốt hay kém.

   Khi chỉ số HbA1c nhỏ hơn 6.5% nghĩa là người bệnh đang kiểm soát tốt đường huyết và sẽ giảm được nguy cơ tiến triển các biến chứng của bệnh tiểu đường trên gan, mắt, thận, thần kinh, tim mạch. Chỉ số HbA1c càng cao thì bệnh tiểu đường càng nguy hiểm và nguy cơ xảy ra các biến chứng sẽ càng tăng.

   Dựa vào chỉ số HbA1c, bác sĩ sẽ đánh giá được hiệu quả của quá trình điều trị tiểu đường, từ đó có sự thay đổi phù hợp hoặc giữ nguyên phác đồ điều trị cho người bệnh.

   Vì vậy, ngoài việc kiểm tra đường huyết vào lúc nào thì người bệnh cũng cần chú ý đi kiểm tra chỉ số HbA1c tại bệnh viện định kỳ 3 tháng 1 lần.

 

Chỉ số HbA1c rất quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tiểu đường

Chỉ số HbA1c rất quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tiểu đường

 

Làm sao để đưa chỉ số đường huyết về bình thường và ổn định đường huyết?

   Để hạ đường huyết tốt, người bệnh cần kết hợp giữa việc điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp và tuân thủ điều trị.

Chế độ ăn uống tập luyện của người bệnh tiểu đường?

Nguyên tắc chung

Nguyên tắc khi thực hiện chế độ ăn uống tập luyện của người bệnh tiểu đường là:

- Bữa ăn đầy đủ chất đạm, béo, chất bột, vitamin và các chất khoáng, đồng thời cần bổ sung đủ nước mỗi ngày.

- Không làm tăng đường máu nhiều sau ăn và không làm hạ đường máu lúc xa bữa ăn.

- Giữ được cân nặng lý tưởng: Không kiêng khem quá mức gây sụt cân, không ăn quá nhiều dẫn đến tăng cân.

- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao với chế độ phù hợp với từng tình trạng bệnh.

Chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường

- Phân chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ: Người bệnh  nên ăn 5 - 6 bữa/ngày  thành các bữa chính và bữa phụ.

- Chọn thực phẩm phù hợp: Người bệnh nên lựa chọn những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI < 55).

- Kiêng đồ ngọt, rượu bia, đồ kích thích.

- Kiểm tra đường huyết trước và sau khi ăn những thực phẩm mới, trước đó chưa ăn bao giờ.

 

Người bệnh tiểu đường cần có chế độ ăn uống khoa học

Người bệnh tiểu đường cần có chế độ ăn uống khoa học

 

   Người bệnh nên lựa chọn bài tập phù hợp. Đồng thời cũng nên đo đường huyết trước và sau khi tập luyện, đặc biệt là khi thực hiện một kế hoạch tập luyện mới.

   Trường hợp đã có biến chứng trên tim mạch và thận, cần hạn chế các động tác thể dục tập nặng. Tốt hơn hết bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh chế độ tập luyện sao cho phù hợp.

Các thuốc điều trị bệnh tiểu đường

  Với bệnh tiểu đường tuýp 1, không có biện pháp nào khác ngoài  tiêm insulin suốt đời kết hợp với chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp. Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 sẽ được điều trị bằng dùng thuốc hoặc tiêm insulin và ăn uống tập luyện.

   Có nhiều nhóm thuốc tây điều trị bệnh tiểu đường theo các cơ chế khác nhau như:

-  Kích thích tụy tiết insulin

- Ức chế hấp thu đường tại hệ tiêu hóa

- Ức chế gan đưa glucose dự trữ vào máu.

- Làm tăng sự nhạy cảm của tế bào với insulin

  Một số trường hợp đặc biệt, người bệnh sẽ phải dùng thuốc kết hợp với tiêm insulin hoặc tiêm insulin đơn độc.

     Các thuốc tây điều trị đái tháo đường có nhiều tác dụng phụ, điển hình nhất là gây tụt đường huyết quá mức khi dùng quá liều. Ngoài ra, các thuốc tây khi dùng lâu dài còn gây nhiều tác dụng phụ khác như rối loạn tiêu hóa, dị ứng thuốc, viêm đường hô hấp trên, đau cơ,..

 

Các thuốc tây điều trị tiểu đường có nhiều tác dụng không mong muốn

Các thuốc tây điều trị tiểu đường có nhiều tác dụng không mong muốn

 

     PGS.TS Nguyễn Nhược Kim - Phó chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cho biết:  “Người bệnh tiểu đường không chỉ phải đối mặt với những biến chứng của bệnh mà còn có nguy cơ rất cao gặp phải tác dụng phụ của thuốc trị tiểu đường khi phải dùng lâu dài. Đặc biệt, khi không kiểm soát tốt đường huyết, người bệnh phải tăng liều thuốc hoặc đổi thuốc có tác dụng mạnh hơn. Đồng nghĩa với điều đó là tác dụng phụ gặp phải cũng tăng lên”

     “Xu hướng hiện nay đó là dùng thuốc tây cùng các sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên hiệu quả, an toàn. Những sản phẩm hiệu quả, vừa giúp hạ và ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng tiểu đường thì cần có sự kết hợp tốt giữa các thảo dược như dây thìa canh, quế, hạt methi với những nguyên tố vi lượng như kẽm, chrom, magie, selen. Trong đó, vai trò của các nguyên tố vi lượng rất quan trọng, là thành phần không thể thiếu đối với bệnh nhân tiểu đường”.

 

Nguyên tố vi lượng - Bí quyết giúp hạ và ổn định đường huyết, phòng biến chứng bệnh tiểu đường

     Khoa học hiện đại đã tìm ra và chứng minh vai trò quan trọng của nguyên tố vi lượng trong việc giúp hạ và ổn định đường huyết cũng như phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường sau đây:

Magie

     Nghiên cứu chỉ ra rằng, những người có chế độ ăn giàu magie sẽ giảm nguy cơ gặp biến chứng của tiểu đường hơn so với những người có chế độ ăn ít magie. Vai trò của nguyên tố Magie đối với người bệnh tiểu đường là giúp:

- Giúp tăng dự trữ glucose ở cơ và gan.

- Tham gia vào sự phân hủy glucose trong quá trình chuyển hóa năng lượng và quá trình tổng hợp lipid và protein.

- Giúp điều hòa làm ổn định đường huyết.

Kẽm, chrom

     Nghiên cứu chỉ ra rằng, hai nguyên tố này góp phần giúp làm tăng độ nhạy với insulin của tế bào, đồng thời giúp hạn chế các biến chứng trên tim, thận, tiểu cầu.

Selen

     Một nghiên cứu được thực hiện tại khoa sinh học, đại học AnKaRa Thổ Nhĩ Kỳ đã chứng minh vai trò của selen trong việc giúp kiểm soát đường huyết, đồng thời giúp ngăn chặn các biến chứng của bệnh tiểu đường trên tim, thận, tiểu cầu…

     Với những tác dụng như trên, các nguyên tố vi lượng như magie, selen, chrom, kẽm là những yếu tố không thể thiếu trong một sản phẩm giúp hạ và ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng hiệu quả, an toàn. Hiện nay, trên thị trường có duy nhất sản phẩm BoniDiabet + được nhập khẩu từ Mỹ là có sự kết hợp của các thảo dược tự nhiên, nguyên tố vi lượng và nhiều thành phần khác, có hiệu quả rất tốt trên bệnh nhân tiểu đường.

 

Các nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp ổn định đường huyết

Các nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp ổn định đường huyết

 

BoniDiabet + - Lựa chọn tối ưu của bệnh nhân tiểu đường

    BoniDiabet + là sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ, có tác dụng giúp hạ đường huyết hiệu quả, ổn định đường huyết, đồng thời giúp ngăn chặn biến chứng bệnh tiểu đường. Tác dụng đó là nhờ BoniDiabet + có sự kết hợp hoàn hảo của các nguyên tố vi lượng (Kẽm, magie, selen, chrom) và các thành phần:

- Các thảo dược: Dây thìa canh, hạt methi, mướp đắng, lô hội: Giúp làm hạ đường huyết, giúp giảm những triệu chứng của tiểu đường như mệt mỏi, khát nước, tiểu nhiều, sụt cân, … Không chỉ vậy, các thảo dược này còn giúp hạ mỡ máu, giảm thiểu nguy cơ gặp các biến chứng tim mạch.

- Alpha lipoic acid: Là thành phần giúp bảo vệ vi mạch ở đáy mắt và cầu thận. Không chỉ vậy, chất này còn giúp tối ưu hóa tác dụng của thuốc hạ đường huyết thông qua khả năng giúp huy động đường vào cơ, điều hòa tiết insulin...

     Với các thành phần toàn diện  như trên, BoniDiabet + mang lại hiệu quả vượt trội, là lựa chọn tối ưu của bạn trong quá trình kiểm soát bệnh tiểu đường của mình.

 

Thành phần toàn diện của sản phẩm BoniDiabet +

Thành phần toàn diện của sản phẩm BoniDiabet +

 

BoniDiabet + - Hiệu quả vượt trội đến từ Mỹ

     BoniDiabet + là sản phẩm của tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals, được sản xuất tại nhà máy đạt tiêu chuẩn cGMP là J&E International tại Mỹ.

     Tại nhà máy này, BoniDiabet + được sản xuất bởi công nghệ sản xuất hiện đại bậc nhất thế giới - Công nghệ microfluidizer. Công nghệ này giúp tinh chất trong BoniDiabet + có kích thước nano (<70nm). Nhờ đó mà sản phẩm có độ ổn định cao, thành phần đồng nhất, loại bỏ tạp chất. Đặc biệt là cơ thể có thể hấp thu được tối đa các thành phần trong sản phẩm với sinh khả dụng có thể lên đến 100%, hiệu quả từ đó sẽ đạt cao nhất.

 

Cơ chế tác dụng toàn diện của sản phẩm BoniDiabet +

Cơ chế tác dụng toàn diện của sản phẩm BoniDiabet +

 

Hàng vạn bệnh nhân đã sống vui, sống khỏe khi có BoniDiabet + đồng hành

     Trong khi rất nhiều người vẫn đang loay hoay tìm phương pháp giúp hạ và ổn định đường huyết an toàn, hiệu quả thì rất nhiều người đã kiểm soát tốt bệnh nhờ dùng đều đặn BoniDiabet + hàng ngày.

Chú Nguyễn Thiện Thức (63 tuổi). Địa chỉ: Tổ 1A, khu phố 1, phường Vân Cơ, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Số điện thoại: 0962.239.013.

 

Chú Nguyễn Thiện Thức (63 tuổi)

Chú Nguyễn Thiện Thức (63 tuổi)

 

     “Chú bị tiểu đường từ năm 2016, đường huyết lúc mới phát hiện của chú lên tới  18.5 mmol/l. Sau khi chú tiêm insulin và dùng kết hợp thuốc tây đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ thì đường huyết có hạ nhưng vẫn lên xuống thất thường. Có lúc chú đo thì  xuống 3.9 mmol/l, nhưng có lúc lại lên 8.1 mmol/l. Về sau, chú bắt đầu thấy có các biến chứng tê bì chân tay, mờ mắt. Chú lo lắng lắm!”

 “Tình cờ chú biết đến sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ nên mua về dùng kết hợp với thuốc bác sĩ kê. Sau 3 tháng sử dụng đều đặn, đường huyết của chú đã ổn định trong khoảng 5.8-6.3 mmol/l. Vì đường huyết an toàn và ổn định nên bác sĩ giảm dần liều thuốc tây và insulin cho chú, tới nay chú chỉ cần dùng kèm BoniDiabet + với một viên thuốc tây thôi. Dùng lâu dài, chú thấy các triệu chứng tê bì chân tay và mờ mắt cũng đã giảm rõ rệt. Chú mừng lắm!”

 

Cô Bình (địa chỉ: 7/586 Nguyễn Trãi, p. Phú Sơn, tp. Thanh Hóa bị tiểu đường đã 10 năm) chia sẻ trên trang facebook cá nhân:

  “10 năm bị tiểu đường, mình dùng thuốc tây đều đặn nhưng đường huyết không ổn định ở chỉ số HbA1C. Vài tháng gần đây mình uống BoniDiabet +, chỉ số đường huyết đã ổn định hơn và sức khỏe được cải thiện. Mình sẽ tiếp tục dùng BoniDiabet + để phòng tránh biến chứng tiểu đường”.

 

Chia sẻ của cô Bình trên trang facebook cá nhân

Chia sẻ của cô Bình trên trang facebook cá nhân

 

   Bài viết trên đã cung cấp câu trả lời đầy đủ và chính xác cho câu hỏi: “Đo đường huyết vào lúc nào?” đồng thời hướng dẫn bạn cách đo chính xác cùng những giải pháp pháp tối ưu.  Để bệnh được cải thiện tốt nhất, ngăn chặn được các biến chứng, người bệnh cần có phương pháp khoa học và phù hợp. BoniDiabet + là một lựa chọn tốt của bạn, giúp bệnh được cải thiện hiệu quả và an toàn. Kính chúc bạn và gia đình luôn luôn khỏe mạnh!

 

 

XEM THÊM:

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

405.000đ

BoniDiabet+ 30 v

230.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc