Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Điều trị bệnh tiểu đường ở người cao tuổi

Thứ sáu, 04-12-2020 15:52 PM

Mục lục [Ẩn]

 

  Bệnh tiểu đường ở người cao tuổi thường khó điều trị hơn và dễ dẫn đến những biến chứng phức tạp, nguy hiểm hơn. Chính vì thế cần phải có cách chăm sóc và điều trị bệnh tiểu đường ở người cao tuổi một cách khoa học để kiểm soát đường huyết hiệu quả và hạn chế các biến chứng tiểu đường. Hôm nay, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu về vấn đề này nhé.

 

Bệnh tiểu đường ở người cao tuổi là gì?

   Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường, là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính rất phổ biến. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin một cách thích hợp làm tăng lượng đường trong máu.

   Bệnh không được kiểm soát tốt có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể, bao gồm cả mắt, thận, thần kinh và tim.

   Bệnh tiểu đường có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó có đối tượng người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên).

 

Bệnh tiểu đường ở người cao tuổi là gì?

Bệnh tiểu đường ở người cao tuổi là gì?

 

Đặc điểm bệnh tiểu đường ở người cao tuổi

   Bệnh tiểu đường ở người cao tuổi có những đặc điểm lâm sàng đặc biệt khác với bệnh nhân tiểu đường bình thường đó là:

  • Tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.
  • Triệu chứng bệnh không điển hình.
  • Nguy cơ phát sinh biến chứng bệnh tiểu đường ở người cao tuổi cao hơn và có xu hướng nặng nề hơn.
  • Việc chẩn đoán tiểu đường ở người cao tuổi cũng khó khăn hơn do người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh lý đi kèm.

  Vì vậy, các bác sĩ, bệnh nhân cùng người nhà bệnh nhân cần đặc biệt chú ý tới bệnh tiểu đường ở người cao tuổi.

 

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường ở người cao tuổi

   Hiện nay, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường cũng như rối loạn dung nạp glucose như tuổi tác, giới tính, chủng tộc, tình trạng kinh tế xã hội, lối sống và béo phì… trong đó tuổi tác là một yếu tố rất quan trọng.

  Tiểu đường ở người cao tuổi do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó phải kể đến các yếu tố sau:

  • Rối loạn tiết insulin và kháng insulin tăng lên theo tuổi: Tuổi càng cao thì hoạt động tiết insulin của cơ thể càng dễ rối loạn, gây ra sự thay đổi về chuyển hóa glucose, dẫn đến bệnh tiểu đường ở người cao tuổi.
  • Sự gia tăng tỷ lệ mô mỡ ở người cao tuổi: Càng lớn tuổi, khả năng chuyển hóa của cơ thể càng giảm, dẫn tới sự gia tăng tỷ lệ mô mỡ của cơ thể. Dự trữ mỡ tăng, đặc biệt ở gan, cơ, tụy, làm tăng rối loạn chuyển hóa glucose và dẫn tới bệnh tiểu đường ở người cao tuổi.
  • Dễ mắc nhiều bệnh lý một lúc: Các bệnh lý khác mà người cao tuổi thường mắc phải như các bệnh lý tim mạch có thể là yếu tố nguy cơ hoặc là nguyên nhân dẫn tới bệnh tiểu đường ở người cao tuổi.
  • Sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau: Người bệnh cao tuổi thường mắc nhiều bệnh lý khác nhau, điều đó đồng nghĩa với việc họ thường phải sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau trong quá trình điều trị bệnh. Trong khi đó người cao tuổi có đặc điểm là sự bài tiết thuốc có xu hướng chậm, việc tích lũy thuốc trong cơ thể và tác dụng phụ của thuốc có thể dẫn đến bệnh tiểu đường.
  • Thói quen lười vận động: Hoạt động thể chất giúp cho việc kiểm soát trọng lượng cơ thể, sử dụng đường máu và làm các tế bào nhạy cảm hơn với insulin, từ đó làm tăng tác dụng của insulin. Với sự suy thoái theo thời gian của hệ cơ xương khớp, nhiều người cao tuổi bắt đầu bị suy giảm chức năng vận động, điều này khiến cho nhiều người cao tuổi đi lại ít hơn và lười vận động hơn. Chính lối sống ít vận động sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở người cao tuổi.
  • Không kiểm soát chế độ ăn uống. Người cao tuổi thường rất khó thay đổi sở thích và thói quen ăn uống. Trong khi đó, con cái thường hay cho các cụ ăn món ăn mà các cụ thích, có những món ăn nhiều đường, nhiều mỡ... Bên cạnh đó, người cao tuổi thường có đặc điểm tiết kiệm, hay “ăn cố”;  trong khi đó chuyển hóa của người cao tuổi giảm, cần ít đồ ăn nạp vào hơn; chính vì vậy khi ăn quá nhiều so với lượng cơ thể cần sẽ dẫn đến dư thừa năng lượng và gây ra bệnh tiểu đường.

 

Nguyên nhân bệnh tiểu đường ở người cao tuổi

Nguyên nhân bệnh tiểu đường ở người cao tuổi

 

Bệnh tiểu đường ở người cao tuổi có nguy hiểm không?

   Bệnh tiểu đường ở người cao tuổi gây ra nhiều biến chứng mạn tính nguy hiểm, làm rối loạn hoặc suy giảm các chức năng của cơ thể. Nhất là về các bộ phận như mắt, thần kinh, thận, tim và mạch máu.

   Người cao tuổi bị bệnh tiểu đường thường có nguy cơ gây suy giảm chức năng các cơ quan và tử vong cao hơn so với các nhóm tuổi khác. Bởi sự lão hóa theo tuổi tác sẽ khiến bệnh nhân có nguy cơ cao mắc các biến chứng vi mạch và các biến chứng mạch máu lớn (bệnh mạch vành, đột quỵ…). Đây là 2 nguyên nhân chính gây tử vong do bệnh tiểu đường ở người cao tuổi.

   Bên cạnh đó, trên lâm sàng, các chuyên gia y tế đánh giá, bệnh tiểu đường còn làm cho người cao tuổi dễ bị trầm cảm, suy giảm nhận thức, dễ ngã và gãy xương…

Với những đặc điểm riêng về độ tuổi nên người cao tuổi bị bệnh tiểu đường cũng phải đối mặt với nhiều mối nguy hại như:

  • Dễ mắc bệnh tim mạch và mạch máu não, đây là một trong những yếu tố đe dọa sự sống ở người bệnh cao tuổi nhiều nhất.
  • Dễ bị biến chứng võng mạc, xuất huyết đáy mắt, đục thủy tinh thể, dẫn đến mù lòa.
  • Dễ mắc biến chứng dây thần kinh ngoại biên, gây nên tình trạng rối loạn cảm giác, vết thương loét lâu lành, có thể hoại tử dẫn tới cắt cụt chân, gây tàn phế suốt đời.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, Alzheimer...

Chính vì vậy, chúng ta có thể khẳng định bệnh tiểu đường ở người cao tuổi là căn bệnh rất nguy hiểm.

 

Điều trị bệnh tiểu đường ở người cao tuổi như thế nào?

  Việc điều trị bệnh tiểu đường ở người cao tuổi nhằm mục đích làm giảm các triệu chứng của đường máu cao (như mệt, khát nước nhiều, đái nhiều…), phòng ngừa nguy cơ bị nhiễm trùng và các biến chứng cấp tính như hôn mê do đường máu quá cao, bên cạnh đó là cố gắng kéo dài tuổi thọ, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Vì vậy khi điều trị bệnh tiểu đường ở người cao tuổi cần cố gắng phải kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu, huyết áp, lipid huyết thanh.

Dưới đây là những lưu ý trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường ở người cao tuổi:

  • Các biện pháp điều trị không dùng thuốc như thay đổi chế độ ăn, tập thể dục đều đặn, phấn đấu giảm cân… cần phải được áp dụng đầu tiên và liên tục.
  • Kiểm soát đường huyết. Mức đường máu cần đạt được ở những người cao tuổi có thể cao hơn những người trẻ tuổi, cụ thể là đường máu lúc đói cần dưới 8,3mmol/l, còn đường máu sau ăn cần dưới 12,2mmol/l.
  • Bệnh nhân bắt buộc phải khám bệnh kỹ lưỡng và kiểm tra chức năng gan, thận, tim… trước khi quyết định điều trị, đồng thời tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ khi dùng thuốc.
  • Khi mới bắt đầu điều trị, người bệnh phải kiểm tra đường máu thường xuyên cả lúc đói, sau bữa ăn và trước khi đi ngủ.

 

Phòng ngừa bệnh tiểu đường ở người cao tuổi tiến triển

Để phòng ngừa bệnh tiểu đường ở người cao tuổi tiến triển, bệnh nhân nên áp dụng đồng thời các biện pháp sau đây:

- Tập thể dục điều độ: 

Việc thường xuyên tập thể dục với các bài tập phù hợp với sức khỏe là rất quan trọng với người cao tuổi. Người chăm sóc nên khuyến khích người bị bệnh đái tháo đường tập thể dục để kiểm soát tốt đường huyết, nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh và kéo dài tuổi thọ.

- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: 

Người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường nên ăn uống thanh đạm, ăn nhiều rau xanh, giảm bớt tinh bột, giảm các thức ăn chứa nhiều mỡ có nguồn gốc động vật và thay thế bằng thức ăn chứa chất béo có nguồn gốc thực vật như các loại đậu, lạc… Bên cạnh đó, người bệnh nên hạn chế các thức ăn cung cấp chất đường nhanh như bánh, kẹo; trái cây ngọt như mít, xoài, dứa…. Cần chú ý giảm cân nếu có béo phì hoặc thừa cân bằng chế độ ăn uống giảm calo nhưng vẫn phải bảo đảm đầy đủ dinh dưỡng cùng các vitamin và khoáng chất, nhất là vitamin nhóm B.

- Giữ vệ sinh, hạn chế nhiễm trùng:

Người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường cần chú ý giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đề phòng nhiễm trùng, điều trị ngay các vết thương xây xát tay chân, làm tốt vệ sinh răng miệng… để hạn chế nguy cơ viêm nhiễm.

- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

   Bên cạnh chế độ ăn uống hay sinh hoạt hợp lý thì người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường cần sử dụng đúng các loại thuốc tiểu đường trong tây y theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bệnh nhân nên dùng đúng liều lượng vì thuốc điều trị bệnh tiểu đường nếu sử dụng quá liều sẽ có nguy cơ gây tụt đường huyết nguy hiểm, còn nếu dùng không đủ liều sẽ không đạt được hiệu quả cần thiết.

- Sử dụng sản phẩm hỗ trợ cải thiện tiểu đường từ thảo dược thiên nhiên BoniDiabet +

  BoniDiabet + có công thức toàn diện, ngoài các thảo dược giúp hạ đường huyết an toàn, được sử dụng lâu đời trong đông y là dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi…; BoniDiabet + còn phối hợp được với các thành phần là magie, selen, kẽm, chrom và alpha lipoic acid. Nhóm nguyên tố vi lượng này là thành phần của các enzym chuyển hóa, đây chính là chìa khóa giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường hiệu quả. Và hiện nay chỉ duy nhất có BoniDiabet + của Mỹ trong công thức mới bổ sung được nhóm thành phần này.

  Với liều 4-6 viên/ngày, thường sau 1-2 tháng là BoniDiabet + phát huy tác dụng rõ rệt; người bệnh nên sử dụng lâu dài để kiểm soát đường huyết an toàn, ổn định. Thời gian đầu, người bệnh nên kết hợp BoniDiabet + cùng với thuốc mà bác sĩ kê (nếu có), sau khi đường huyết an toàn và ổn định (về mức dưới 7 chấm là tốt nhất) người bệnh có thể xin ý kiến bác sĩ giảm dần liều thuốc tây và duy trì lâu dài BoniDiabet +. Bởi thuốc tây y có rất nhiều tác dụng phụ và chỉ điều trị triệu chứng, giúp hạ đường huyết mà không ổn định đường huyết nên không ngăn ngừa được biến chứng tiểu đường.

 

Công dụng của BoniDiabet

 

Công dụng toàn diện của BoniDiabet +

 

  Đặc biệt, BoniDiabet + đã được kiểm nghiệm lâm sàng tại bệnh viện y học cổ truyền Hà Đông, kết quả sau khi sử dụng số bệnh nhân đạt kết quả tốt và khá là 96.7%, đồng thời không có bất kỳ tác dụng phụ nào trong quá trình sử dụng.

 

Cảm nhận của khách hàng sử dụng BoniDiabet +

  “BoniDiabet + có tốt không? BoniDiabet + có hiệu quả không?” có lẽ là thắc mắc của rất nhiều người khi đang chuẩn bị có ý định sử dụng BoniDiabet +.  Để trả lời câu hỏi này, mời quý bạn đọc theo dõi chia sẻ của những bệnh nhân đã sử dụng BoniDiabet + qua phần dưới đây.

Chú Thạch, 62 tuổi ở ô số 1, liền kề 14B, KĐT Văn Phú, p.Phú La, Hà Đông, Hà Nội. Điện thoại: 0904.621.199

“Tôi phát hiện tiểu đường cách đây 2 năm, người thường xuyên mệt mỏi, hốc hác, xanh xao, sụt 4 cân trong 2 tháng, đường huyết lên tới 10,6 mmol/l. Tôi dùng thuốc tây nhưng đường huyết lên xuống thất thường, khi lên 8,9mmol/l lúc xuống có 4,5mmol/l. Và thời gian ngắn sau tôi đã bị biến chứng tiểu đường là mờ mắt và tê bì tay chân, ngứa ngáy khắp người. Tôi uống ngày 4 viên BoniDiabet + chia 2 lần cùng Diamicron. Tôi dùng BoniDiabet + thấy người khỏe hẳn lên, da dẻ hồng hào, đi khám thấy đường huyết an toàn nên bác sĩ giảm liều thuốc tây cho tôi còn 1 viên mỗi ngày và tôi cũng giảm liều BoniDiabet + xuống còn 2 viên thôi, thế mà lần sau đi đo lại đường huyết vẫn chỉ 5.6mmol/l. Sau khoảng 3 tháng, các triệu chứng tay chân tê bì, mắt mờ hay ngứa khắp người đều đồng loạt giảm rõ ràng, so với trước đây giảm cũng được 80-90% rồi và tôi sẽ kiên trì dùng đều đặn.”

 

Chú Thạch, 62 tuổi

Chú Thạch, 62 tuổi

 

Cô Tào Thị Lý, 65 tuổi. Địa chỉ: Bách hóa Nhã Nam, thị trấn Tân Yên, Bắc Giang, Điện thoại: 0352.609.847

“Cô bị tiểu đường type 2 từ năm 2012. Cô uống thuốc tây của bác sĩ đều đặn, thế nhưng đến khoảng 3 năm sau thì cô bắt đầu bị biến chứng, mắt mờ, mí mắt tê tê, rồi đến cả bàn tay và chân cũng bị tê bì, bắp chân còn liên tục bị chuột rút, rất khó chịu. Da dẻ cô từ ngày đó cũng xấu lắm, sạm hết cả lại, vành mũi còn có một vệt đen như mình đang đeo cái gì trên mũi, rồi huyết áp cũng trở nên thất thường. May mắn thay cô biết đến sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ.  Cô uống được 2 tháng thì các biến chứng tê bì chân tay, mắt mờ hay chuột rút đều thuyên giảm rõ rệt, thậm chí có thể nói là không còn nữa. Ngay cả da dẻ cũng sáng ra, hồng hào hẳn lên, vành đen trên mũi cũng mất. Đường huyết lúc nào đo cũng chỉ hơn 5 phẩy thôi, sau đó cô còn được bác sĩ giảm bớt liều thuốc tây nữa đấy.”

 

Cô Tào Thị Lý, 65 tuổi

Cô Tào Thị Lý, 65 tuổi

 

   Bài viết trên đã cung cấp tới quý bạn đọc các thông tin cơ bản về bệnh tiểu đường ở người cao tuổi. Nếu còn bất kỳ khó khăn, thắc mắc nào về vấn đề này hoặc sản phẩm BoniDiabet +, mời quý bạn đọc nhấc máy gọi điện tới tổng đài tư vấn miễn cước 18001044 để được hỗ trợ. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

 

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

405.000đ

BoniDiabet+ 30 v

230.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc