Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Điểm mặt các loại thuốc trị viêm đại tràng và những điều cần biết

Thứ tư, 01-04-2020 11:07 AM

Mục lục [Ẩn]

   Đại tràng hay ruột già là nơi hình thành và đào thải phân, đây là môi trường thuận lợi để vi sinh vật phát triển và gây bệnh, gây nên nhiều căn bệnh ở đại tràng. Đặc biệt trong đó có bệnh lý viêm đại tràng. Căn bệnh này rất khó điều trị dứt điểm và thường xuyên tái phát, thậm chí có nguy cơ cao biến chứng sang ung thư đại tràng. Vậy điều trị viêm đại tràng ra sao, thuốc trị viêm đại tràng là gì và cần chú ý gì trong quá trình điều trị. Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

 

Bệnh viêm đại tràng là gì?

Viêm đại tràng (viêm ruột già) là tình trạng viêm của lớp niêm mạc bên trong đại tràng gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa niêm mạc đại tràng với nhiều mức độ khác nhau.

Trường hợp viêm đại tràng nhẹ, niêm mạc kém bền vững và dễ chảy máu. Khi viêm đại tràng ở giai đoạn nặng có thể xuất hiện các ổ loét, xuất huyết thậm chí có các ổ áp xe đại tràng.

 

 

Hình ảnh viêm đại tràng

Hình ảnh viêm đại tràng

 

 

Nguyên nhân khiến bệnh viêm đại tràng khó chữa khỏi.

Hầu hết những người bị viêm đại tràng, dù là nguyên nhân gì đi nữa thì cũng thường gặp phải các vấn đề sau khiến bệnh dai dẳng, khó chữa dứt điểm, dễ tái phát:

  • Viêm đại tràng khiến cho niêm mạc đại tràng bị tổn thương, có nhiều vết viêm, loét khiến đại tràng dễ bị kích ứng bởi các nguyên nhân gây hại như virus, vi khuẩn, thức ăn không đảm bảo… Đây chính là nguyên nhân khiến người viêm đại tràng hay bị tái phát, khó chữa dứt điểm được.
  • Người bệnh viêm đại tràng thường có thói quen sử dụng kháng sinh để tiêu diệt ổ viêm. Tuy nhiên kháng sinh cũng chính là con dao hai lưỡi bởi song song với khả năng tiêu diệt vi khuẩn có hại thì kháng sinh cũng tiêu diệt luôn vi khuẩn có lợi, dẫn đến mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, khiến bệnh dễ bị tái phát trở lại.

 

Nguyên tắc điều trị viêm đại tràng

  • Điều trị càng sớm càng tốt
  • Phải thật kiên trì trong quá trình điều trị 
  • Không lạm dụng thuốc kháng sinh
  • Không lạm dụng các loại thuốc điều trị triệu chứng
  • Xác định nguyên nhân gây bệnh để lựa chọn phác đồ phù hợp
  • Duy trì chế độ ăn uống, chế độ làm việc và sinh hoạt phù hợp
  • Điều trị nội khoa kết hợp ngoại khoa tùy trường hợp

Trên thực tế, để điều trị viêm đại tràng tốt, các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng người bệnh cần được điều trị bằng các loại thuốc Tây y trị viêm đại tràng trong đợt cấp tính và kết hợp điều chỉnh lối sống cũng như sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm đại tràng từ thảo dược thiên nhiên. Ngoài ra, dân gian cũng lưu truyền một số bài thuốc trị viêm đại tràng theo Đông y.

Chúng ta cùng đi tìm hiểu về các phương pháp trị viêm đại tràng này ở các mục tiếp theo nhé.

 

Các loại thuốc trị viêm đại tràng phổ biến theo Tây y

Thuốc Tây y chủ yếu được kê để xử lý các triệu chứng chứ không điều trị triệt để nguyên nhân của bệnh. Do đó, người bệnh không nên tùy tiện dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng và tự ý tăng liều. Tùy thuộc vào trường hợp và triệu chứng bệnh, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc phù hợp. Dưới đây là những nhóm thuốc thường được sử dụng trong điều trị:

  • Thuốc kháng viêm:

Thuốc kháng viêm là thuốc thường được sử dụng đầu tiên để chữa trị triệu chứng của viêm đại tràng. Thuốc bao gồm:

  • Thuốc chống viêm Aminosalicylate:
  • Sulfasalazin có tác dụng làm giảm triệu chứng của viêm đại tràng nhưng có tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa và nhức đầu.
  • Mesalamine: Thuốc có tác dụng ngăn chặn tổn thương lan rộng đến các tế bào cận biên. Từ đó, ổ viêm dần thu nhỏ và bệnh được hoàn toàn hồi phục.
  • Balsalazide: Thuốc có tác dụng cầm tiêu chảy, đau bụng, chảy máu niêm mạc trực tràng.

Thuốc chống viêm nhóm aminosalicylate là những loại thuốc tây không thể thiếu trong điều trị viêm đại tràng, có tác dụng chống viêm, ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh.

  • Thuốc chống viêm Corticosteroid: Loại thuốc này bao gồm prednisone và hydrocortisone, thường được chỉ định cho các trường hợp viêm đại tràng vừa và nặng mà không đáp ứng với Aminosalicylate.

 

 

Thuốc chống viêm Sulfasalazine sử dụng trong điều trị viêm đại tràng

Thuốc chống viêm Sulfasalazine sử dụng trong điều trị viêm đại tràng

 

  • Thuốc giảm đau và chống co thắt đại tràng

Khi người viêm đại tràng có các dấu hiệu như đau và co thắt vùng bụng có thể được chỉ định thuốc Spasfon, Duspatalin, No – spa…. Tùy thuộc vào mức độ đau mà có liều lượng như:

  • Thuốc Trimebutine (Debridat) hàm lượng 100mg/viên, liều sử dụng 1-6 viên/ngày.
  • Mebeverin (Duspatalin) dạng viên nén hàm lượng 100mg, liều 2-4 viên/ngày.
  • Thuốc Phloroglucinol (Spasfon) có nhiều dạng bào chế. Đối với dạng viên 80mg uống 4 viên/ngày. Với dạng viên tan trong miệng, đặt dưới lưỡi 80mg thì liều 2 viên/ngày. Với dạng ống tiêm 40mg, tiêm liều 1–3 ống/ngày.

Công dụng của các loại thuốc trên là giúp giảm đau, chống co thắt đồng thời có tác dụng giúp người viêm đại tràng giảm tình trạng rối loạn vận động, chướng bụng đầy hơi…

 

  • Thuốc trị tiêu chảy

Các loại thuốc tiêu chảy có tác dụng tạo màng bọc lớp niêm mạc, giảm nhu động ruột để cầm tiêu chảy.

Một số loại thuốc chữa tiêu chảy phổ biến như:

  • Vinacode: thuốc dùng theo chỉ định của bác sĩ, sử dụng dài ngày có thể gây ra táo bón
  • Diarsed: thuốc bào chế dạng viên bao đường, nếu người bệnh bị tiêu chảy cấp thì uống 2 viên/ lần trong lần uống đầu tiên, trường hợp bị tiêu chảy mãn tính thì uống 1- 2 viên/ ngày
  • Các thuốc tiêu chảy khác là Imodium, Smecta, Actapulgite…

 

Lưu ý: Với thuốc chống tiêu chảy loperamide KHÔNG nên được dùng trong đợt cấp viêm đại tràng, đặc biệt là viêm loét đại tràng vì nó không giúp giảm tiêu chảy trong trường hợp này mà còn tăng nguy cơ biến chứng phình đại tràng.

 

  • Thuốc trị táo bón

Một số bệnh nhân viêm đại tràng thường gặp tình trạng đại tiện ít hơn 3 lần/ tuần, phân thải ra khô cứng, gây đau hậu môn, đây là tình trạng táo bón. Nếu táo bón gây ra nhiều phiền toái ảnh hưởng nhiều cuộc sống của bệnh nhân và là nguyên nhân làm tăng nặng bệnh hơn thì bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc trị táo bón có tác dụng nhuận tràng, làm mềm phân.

Một số loại thuốc trị táo bón:

  • Laxan: bào chế dạng viên nén, người lớn uống từ 1 – 2 viên/ ngày.
  • Normacol: bào chế dạng cốm bao đường, dùng cho người từ 6 tuổi trở lên.
  • Forlax: bào chế ở dạng bột pha dung dịch, uống từ 1 – 2 gói/ ngày.
  • Macrogol: bào chế ở dạng dung dịch, thành phần tương tự như thuốc Forlax, uống theo chỉ định của bác sĩ.

Người bệnh có thể áp dụng liệu trình dùng thuốc chữa táo bón cho tới khi việc đại tiện diễn ra thuận lợi thì ngưng sử dụng.

 

  • Thuốc trị đầy hơi, chướng bụng:

Viêm đại tràng có triệu chứng này thường được chỉ định các loại than hoạt tính như thuốc Debridat, Carbophos, Duspatalin, Motilium – M, Sorbitol...

Ngoài ra việc sử dụng các nhóm thuốc sau cũng có tác dụng trị chứng đầy hơi, chướng bụng: Thuốc chống viêm tại đường tiêu hóa, thuốc kháng viêm tác động toàn thân (corticoid), thuốc kháng sinh

 

  • Thuốc kháng sinh

Thông thường với những người viêm đại tràng, niêm mạc đại tràng có rất nhiều ổ viêm, do đó, khi điều trị thường được các bác sĩ kê kháng sinh để tiêu diệt các vi khuẩn gây hại cư trú ở các ổ viêm.

Những thuốc kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn có hại ở đường ruột, chống nhiễm trùng. Cần lưu ý, nhóm thuốc này chỉ sử dụng từ 5 – 7 ngày, không được dùng lâu.

Một số loại thuốc diệt khuẩn ruột dùng cho bệnh nhân viêm đại tràng gồm có:

  • Metronidazol:

Thuốc Metronidazol được sử dụng để điều trị một loạt các bệnh nhiễm trùng. Thuốc thuộc về nhóm kháng sinh nitronidazol, hoạt động bằng cách ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn và động vật nguyên sinh.

Dạng bào chế dạng viên nén 250mg, liều dùng 4 viên/ ngày.

  • Ciprofloxacin 500mg:

Ciprofloxacin là thuốc kháng sinh tổng hợp thuộc nhóm Quinolon có thành phần chính là Ciprofloxacin 500mg. Thuốc có tác dụng diệt khuẩn do ức chế enzym AND hydrat của vi khuẩn. Thuốc có hai dạng là đường uống và đường tiêm nhưng đường uống được sử dụng phổ biến hơn.

Dạng viên uống 500mg, liều dùng 4 viên/ngày.

  • Thuốc Biseptol

Khi bị rối loạn đường tiêu hóa do viêm đại tràng có thể dùng thuốc Biseptol. Đây là thuốc có khả năng kháng khuẩn kết hợp hai thành phần (gồm trimethoprim và sulfamethoxazol) có tác dụng tốt trong điều trị viêm đường tiêu hóa, kiết lỵ mãn, đặc biệt nhiễm khuẩn đường tiêu hóa do Salmonella, E. coli.

Dạng bào chế viên nén 480mg, liều dùng 2 viên/ ngày, sử dụng từ 5 – 7 ngày để thuốc phát huy tác dụng.

 

Những lưu ý khi sử dụng các thuốc trị viêm đại tràng theo Tây y

Để mang lại hiệu quả tốt trong điều trị, đồng thời hạn chế bệnh tái phát, người bệnh cần lưu ý một số điểm sau trong quá trình sử dụng thuốc:

  • Không dùng các loại thuốc trị viêm đại tràng theo đơn của người khác hoặc đơn cũ

Nhiều người bệnh có thói quen sử dụng đơn thuốc cũ hoặc dùng theo đơn thuốc của người khác khi bệnh có dấu hiệu tái phát. Điều này cực kỳ nguy hiểm bởi việc sử dụng thuốc điều trị không đúng có thể gây ra nhiều biến chứng với sức khỏe đồng thời khiến bệnh viêm đại tràng càng trở nên nặng hơn, khả năng kháng thuốc, nhờn thuốc tăng.

 

  • Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ

Hiện nay, tình trạng tự ý mua thuốc về để điều trị khá phổ biến, trong khi có những loại thuốc chỉ được bán khi bác sĩ kê đơn. Có nhiều loại kháng sinh thế hệ mới chỉ được phép sử dụng trong những trường hợp bệnh nghiêm trọng thì lại được sử dụng một cách bừa bãi. Do đó, tình trạng kháng thuốc, dị ứng thuốc ngày càng trở nên nghiêm trọng. Nhiều người bệnh không còn thuốc nào có thể đáp ứng được nhu cầu điều trị.

Do đó, việc sử dụng thuốc khi chữa bệnh cần phải tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người bệnh.

 

  • Dùng thuốc đúng liều lượng và thời gian quy định

Người bệnh chỉ được sử dụng các thuốc trị viêm đại tràng theo liều lượng bác sĩ đã cho, không vì nóng lòng khỏi bệnh hay thấy triệu chứng giảm mà tự ý tăng liều hoặc giảm liều thuốc.

Đặc biệt khi sử dụng thuốc kháng sinh trong phác đồ điều trị. Các đợt điều trị viêm đại tràng bằng kháng sinh thường kéo dài liên tục từ 7 – 10 ngày. Với những trường hợp bị nặng hoặc bệnh đang trong giai đoạn tiến triển mạnh thì thời gian uống thuốc phải kéo dài hơn. Không tự ý thay đổi liều lượng và thời gian sử dụng thuốc bởi điều này có thể làm gia tăng khả năng kháng thuốc, gây ra nhờn thuốc, bệnh nặng hơn và phải dùng tới kháng sinh mạnh hơn so với giai đoạn điều trị trước.

Lạm dụng thuốc kháng sinh dài ngày có thể dẫn tới các tác dụng phụ như tiêu chảy, viêm dạ dày, nổi mẩn ngứa trên da, sốc phản vệ,…

 

Những ưu, nhược điểm của việc sử dụng các thuốc trị viêm đại tràng theo Tây y.

  • Ưu điểm:

Các thuốc Tây y có ưu điểm giảm nhanh các triệu chứng, giảm rõ rệt những cơn đau do bệnh gây ra đặc biệt khi các triệu chứng hoành hành.

  • Nhược điểm:

Thuốc tây y thường đi kèm với nhiều tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng nhiều tới chức năng gan – thận – dạ dày, làm tăng nguy cơ ngộ độc thuốc. Một số tác dụng phụ tiêu biểu của thuốc như sau:

  • Buồn nôn, chóng mặt, đau đầu.
  • Nóng trong người, cồn cào ruột, tổn thương dạ dày.
  • Làm suy giảm chức năng gan, tăng men gan.
  • Làm suy giảm chức năng thận.
  • Tăng huyết áp, tim đập nhanh, tức ngực.
  • Đau nhức khớp trong thời gian ngắn.
  • Nghẹt mũi, đau họng.
  • Nổi ngứa ngoài da.
  • Đi tiểu nhiều hơn bình thường.

 

Kháng sinh có thể tiêu diệt đồng thời cả hại khuẩn và những vi khuẩn có lợi trong đường ruột, về lâu dài sẽ dẫn đến sự mất cân bằng hệ vi sinh khiến lớp bảo vệ của thành đại tràng suy yếu. Chính vì lẽ đó, sử dụng thuốc thời gian dài thì tác dụng sẽ kém dần, bệnh dễ tái phát hay chuyển sang giai đoạn mãn tính.

 

Một số bài thuốc trị viêm đại tràng theo Đông Y

Viêm đại tràng trong Đông y thuộc phạm trù phúc thống hoặc đại tràng ung, các chứng tiết tả, kiết lị, hưu tức lị.

Trong Đông y, 2 thể bệnh viêm đại tràng thường gặp nhất là:

  • Tỳ hư khí trệ: Người bệnh có biểu hiện đầy bụng, khó chịu, đi đại tiện nhiều lần, đau về đêm và gần sáng.
  • Thể táo kết co thắt: Người bệnh có triệu chứng thường là đầy hơi, đau từng cơn vùng hạ vị, trong người luôn có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, đi ngoài táo kết, có nhầy.

Các thầy thuốc y học cổ truyền sẽ dựa vào thể bệnh mà bệnh nhân viêm đại tràng mắc phải để có các bài thuốc trị viêm đại tràng khác nhau.

 

Các loại thuốc trị viêm đại tràng theo Đông Y

Các loại thuốc trị viêm đại tràng theo Đông Y

 

  • Thể tỳ hư khí trệ: 
  • Bài thuốc 1:

Đẳng sâm 16g, phục thần 12g, đại táo 3 quả, đương quy 10g, bạch truật 16g, táo nhân 12g, quế tiêm 6g, mộc hương 8g, hoàng kỳ 12g, trích thảo 6g, viễn chí 6g, gừng nướng 4 lát.

Thuốc sắc uống mỗi ngày 1 lần.

  • Bài thuốc 2:

Đẳng sâm 16g, xuyên quy 12g, đại táo 3 quả, hoàng kỳ 12g, viễn chí 6g, hoàng tinh 12g, bạch truật 16g, táo nhân 12g, trần bì 6g, sinh địa 16g, cam thảo 6g, mạch môn 16g.

Sắc uống ngày một thang.

 

  • Thể táo kết co thắt
  • Bài thuốc 1:

Đẳng sâm 16g, chỉ xác 8g, lá mơ lông 16g, đại hoàng 4g, hoàng kỳ 12g, toan táo nhân 12g, sinh địa 16g, rau má 16g, ngải tượng 12g, trần bì 6g, viễn chí 6g, táo 3 quả.

Sắc uống ngày một thang dùng 10 ngày liền.

 

  • Bài thuốc 2:

Đẳng sâm 16g, đại táo 3 quả, sinh địa 16g, táo nhân 12g, viễn chí 6g, hoàng kỳ 12g, bạch truật 12g, xuyên quy 12g, trần bì 6g, hoàng tinh 12g, cam thảo 6g, mạch môn 16g.

Sắc uống ngày một thang, dùng 10 ngày liền.

 

Ưu nhược điểm của các bài thuốc trị viêm đại tràng theo Đông y

  • Ưu điểm
  • Thành phần là thảo dược nên an toàn, lành tính khi sử dụng.
  • Hạn chế các tác dụng phụ so với thuốc Tây y
  • Chi phí điều trị bằng các thuốc Đông y thường rẻ hơn khá nhiều so với các thuốc tây y hiện nay.

 

  • Nhược điểm
  • Thuốc Đông y cho tác dụng chậm, không phù hợp với tình trạng viêm đại tràng cấp.
  • Sử dụng thuốc Đông y khá bất tiện do phải sắc trong thời gian dài rồi mới uống được. Trong khi hầu hết người bệnh thường không có nhiều thời gian để chế biến thuốc như đun, nấu, sắc thuốc với quy trình phức tạp.
  • Thuốc đông y cũng có thể lẫn tạp chất và giảm bớt hàm lượng trong quá trình đun nấu.

 

Giải pháp toàn diện cải thiện viêm đại tràng

Kể cả khi đang được điều trị bằng các thuốc trị viêm đại tràng hay không, người bệnh viêm đại tràng đều cần phải chú ý đến những điều sau:

  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt:
  • Ăn bổ sung lượng chất xơ phù hợp đối với bệnh nhân bị táo bón, người bị tiêu chảy nên bổ sung nhiều nước hoặc uống Oresol để bù điện giải.
  • Cần thường xuyên luyện tập thể dục để nâng cao sức đề kháng của cơ thể phòng ngừa bệnh tật.
  • Rửa tay trước khi ăn, không ăn các thực phẩm như tiết canh, gỏi cá, thịt sống, các loại rau sống cần được rửa kĩ và tiệt trùng trước khi ăn.
  • Nên tẩy giun sán định kỳ 6 tháng một lần.
  • Tránh tiêu thụ các loại thực phẩm có thể gây hại đến đại tràng như thực phẩm cay nóng, chua, đồ dễ lên men, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, các chất kích thích.
  • Hạn chế các sản phẩm từ sữa: trong sữa có đường nên rất khó tiêu và chất đạm của sữa có thể gây dị ứng, nên thay bằng sữa đậu nành.
  • Bổ sung lợi khuẩn tự nhiên có nhiều trong sữa chua hoặc thực phẩm chức năng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

 

  • Kết hợp sử dụng viên uống hỗ trợ điều trị viêm đại tràng từ thảo dược thiên nhiên

Các chuyên gia y tế khuyên rằng, để xua tan những triệu chứng do viêm đại tràng gây ra như những cơn đau bụng, đi ngoài… bạn cần sử dụng BoniBaio.

BoniBaio là sản phẩm của Mỹ và Canada, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, hiện đại với công thức toàn diện gồm 3 nhóm chính nên vừa hỗ trợ điều trị được triệu chứng đau bụng, chướng bụng, đi ngoài…; vừa giải quyết tận gốc nguyên nhân gây bệnh, giúp cải thiện bệnh rõ rệt.

  • Nhóm tác động vào nguyên nhân của hội chứng viêm đại tràng cấp và mãn tính: 6 tỷ lợi khuẩn Lactobacillus Acidophilus, L.Plantarum, L. Casei, Bifidobacterium Bifidum/Lactis Composition, Bifidobacterium Longum. Lợi khuẩn sẽ bám lên các lông nhung và tiết dịch nhầy bao phủ niêm mạc ruột tạo thành lớp lá chắn kép giúp bảo vệ niêm mạc đường ruột cũng như ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại, sản xuất kháng thể giúp tăng cường sức đề kháng, làm lành các vết viêm loét đại tràng.
  • Nhóm tác động vào nguyên nhân của hội chứng ruột kích thích: 5-HTP là acid amin được chiết xuất từ hạt giống của cây Griffonia simplicifolia ( một loại cây thuộc họ đậu). Khi vào cơ thể 5-HTP sẽ tạo thành serotonin, giúp cơ thể thư giãn, giảm căng thẳng, stress, cải thiện tinh thần cho bệnh nhân, tác động vào nguyên nhân gây bệnh đại tràng co thắt.
  • Nhóm tác động vào triệu chứng
  • Cung cấp chất xơ, giảm táo bón: Hạt thì là, Inulin
  • Giãn cơ trơn, giảm co thắt đại tràng: Bạc hà, lá bài hương
  • Chống viêm, cải thiện tình trạng viêm: Gừng, bạch truật, Hoàng liên
  • Nhóm mát gan, trợ tiêu hóa: Lô hội, arginin, đu đủ
  • Bảo vệ niêm mạc đại tràng, giảm đau đại tràng: cây du trơn

 

 

Thành phần và một số tác dụng của BoniBaio

 

Thành phần và một số tác dụng của BoniBaio

 

Nhờ vậy mà BoniBaio đem đến các công dụng:

– Giúp cân bằng hệ vi khuẩn có ích đường ruột, tăng cường sức đề kháng và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.

– Khắc phục nhanh các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng như tiêu chảy, đau bụng đi ngoài nhiều lần, táo bón, rối loạn tiêu hóa.

– Giảm các cảm giác căng thẳng, stress kích thích gây co thắt đại tràng. Hỗ trợ điều trị bệnh lý hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng cấp và mạn tính, đi ngoài nhiều lần, táo bón, phân sống, phân nát.

 

   Vì vậy, bệnh nhân viêm đại tràng được khuyên dùng BoniBaio với liều ngày 4 viên, chia làm 2 lần, uống sau ăn và sử dụng liên tục trong 2-4 tháng để củng cố sức khỏe đường tiêu hóa, giúp niêm mạc đại tràng hồi phục lại sau 1 khoảng thời gian dài bị viêm. Việc sử dụng BoniBaio cũng khiến người bệnh ăn uống thoải mái hơn nhiều, không phải kiêng khem như trước nữa, ăn được nhiều đồ hơn, cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

 

Đánh giá của khách hàng sau khi sử dụng BoniBaio

  Sau nhiều năm có mặt tại Việt Nam, BoniBaio đã trở thành giải pháp “cứu cánh” cho hàng ngàn người mắc bệnh đại tràng nước ta. Dưới đây là chia sẻ của một số bệnh nhân đã sử dụng BoniBaio:

 

Chú Nguyễn Đình Khoa, sinh năm 1965 ở Thôn Hồng Sơn, xã Biển Sơn, Lục Ngạn, Bắc Giang

“Tôi bị bệnh viêm đại tràng mãn tính hơn 20 năm nay cũng bởi thời trẻ kinh tế khó khăn, đi làm ăn xa toàn phải ăn cơm quán, rồi hay nhậu với bạn bè. Không chỉ là đau bụng âm ỉ mà có hôm còn đau quặn ruột, phân lúc táo lúc lỏng, hôm lại sống rồi nát. Cứ ăn cái gì lạ hay đồ dầu mỡ, bia bọt… là y như rằng hôm đó tôi phải ôm cái nhà vệ sinh suốt. Thậm chí có lần tôi đã phát hiện trong phân của mình nhuốm máu đỏ tươi, chưa kể đến phân có nhầy bám quanh giống như rỉ mũi vậy, ăn gì ra nấy. Đợt đó người tôi gầy rộc đi trông thấy, tôi sụt đi những 4-5 kg, mặt mũi thì xanh xao vàng vọt. Dùng nhiều loại không đỡ, may mà được đứa cháu ở Hà Nội biết bệnh nên mua BoniBaio cho uống. Thật bất ngờ, chỉ sau 4 lọ các triệu chứng của tôi giảm hẳn, tôi ăn uống được thêm nhiều đồ lạ mà không còn đau bụng, đi ngoài nữa. Tôi ăn khoẻ hơn, không còn đau bụng, tiêu hoá nuột nà và phân thành khuôn rất đẹp. Hiện tại mặc dù sức khoẻ ổn định tôi vẫn duy trì ngày 1-2 viên để phòng bệnh tái phát.”

 

Chú Nguyễn Đình Khoa, sinh năm 1965

Chú Nguyễn Đình Khoa, sinh năm 1965

 

Anh Trần Đức Hạnh, 37 tuổi, đt: 0905.431.381, ở số nhà 212/56/1 Nguyễn Hữu Cảnh, thành phố Vũng Tàu

“Tôi bị bệnh viêm đại tràng hành hạ nhiều năm nay, thường xuyên đau bụng, đi ngoài phân nát, lẫn nhầy và máu. Bác sĩ kê đơn thuốc tây, uống mấy ngày đầu thấy đỡ, nhưng sau đó chẳng nhịn được miệng, ăn vài miếng tôm hay cá là bệnh lại tái phát, còn trẻ mà phải bóp mồm bóp miệng khổ lắm. Mới chỉ có 1 tháng dùng BoniBaio thôi mà đã có những chuyển biến bất ngờ, tôi không còn đau bụng nữa, phân thành khuôn rất đẹp, không còn nhầy lẫn máu nữa, tôi ăn uống thoải mái mà không bị tái phát lại, thậm chí uống rượu bia cũng chẳng sao. Được 3 tháng tôi đi nội soi lại, niêm mạc đại tràng đã phục hồi, lành hết cả vết tổn thương.”

 

Anh Trần Đức Hạnh, 37 tuổi

Anh Trần Đức Hạnh, 37 tuổi

 

Chị Nguyễn Thanh Hằng, 40 tuổi, ở số 35, khu Bờ Hàng, đường 68, bến Phú Định, phường 16, quận 8, HCM, sđt 0906.231.767)

“Chị Nguyễn Thanh Hằng bị viêm đại tràng nhiều năm, chị thường xuyên bị tiêu chảy nhiều lần, phân luôn trong tình trạng nát và lỏng, chả ăn uống được gì. Dùng BoniBaio được tròn 1 tháng, chị thấy ăn uống đã thoải mái hơn, ăn xong không bị đau bụng nữa. Hết tháng thứ 2, phân đã thành khuôn mượt mà, ngày đi 1-2 lần, bệnh giảm được 70-80%. Và sau 3 tháng sử dụng BoniBaio, những triệu chứng của viêm đại tràng hầu như không còn, chị ăn uống ngon miệng, ăn được nhiều hơn, những món mà trước đây chị không dám thì giờ cũng ăn được rồi, như bữa trưa nay em vừa chứng kiến đó.”

 

Chị Nguyễn Thanh Hằng, 40 tuổi


Chị Nguyễn Thanh Hằng, 40 tuổi

 

     Có nhiều loại thuốc và bài thuốc trị viêm đại tràng, kể cả theo Đông Y và Tây y. Tuy nhiên, các phương pháp này đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, đồng thời kể cả khi đã và đang được điều trị bằng thuốc trị viêm đại tràng, người bệnh cần phải kết hợp với việc thực hiện lối sống lành mạnh và kết hợp sử dụng sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược thiên nhiên BoniBaio của Mỹ và Canada để nhanh chóng đẩy lùi căn bệnh này.

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniBaio+ 30V

405.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc