Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn có phải là bị trĩ không?

Thứ hai, 26-09-2022 15:25 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Trĩ là căn bệnh khá thường gặp, do đó, người ta thường có câu “thập nhân cửu trĩ”. Đây là một căn bệnh gây ra vô số phiền phức, đặc biệt là mỗi khi đi đại tiện. Do đó, khi gặp phải tình trạng đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn, nhiều người thường nghĩ ngay là mình bị trĩ. Vậy, thực tế, tình trạng này có phải là do bệnh trĩ gây ra hay không? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

 

Đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn có phải bị trĩ không?

Đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn có phải bị trĩ không?

 

Đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn có phải là bị trĩ không?

   Bệnh trĩ là căn bệnh hình thành do sự giãn nở quá mức của các mạch máu (chủ yếu là tĩnh mạch) ở vùng hậu môn trực tràng. Bệnh lý này có thể gặp ở hầu hết mọi đối tượng, lứa tuổi và giới tính.

  Bệnh trĩ chia thành các dạng như: Trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ vòng, trĩ hỗn hợp. Trong khi búi trĩ ngoại nằm ngay dưới lớp da bao quanh hậu môn, thì búi trĩ nội lại nằm trong hậu môn, khi bệnh tiến triển nặng thì nó mới sa ra ngoài.

   Triệu chứng sớm và thường gặp nhất ở người bệnh trĩ là đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn. Máu có thể nhỏ giọt hoặc thành tia, rất dễ quan sát sau khi người bệnh đi vệ sinh xong.

 

Đi vệ sinh ra máu là triệu chứng dễ thấy ở người bệnh trĩ

Đi vệ sinh ra máu là triệu chứng dễ thấy ở người bệnh trĩ

 

   Do sự phổ biến của căn bệnh này, nhiều người đã nghĩ ngay đến việc mình bị trĩ khi gặp các triệu chứng trên. Tuy nhiên, điều này chưa hoàn toàn chính xác. Một số bệnh lý cũng có thể gây ra tình trạng đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn có thể kể đến như:

Sa trực tràng

  Sa trực tràng là tình trạng một phần hay toàn bộ trực tràng (đoạn nối giữa đại tràng và hậu môn) bị mất gắn kết như bình thường, nên chui qua lỗ hậu môn ra bên ngoài. Bên cạnh đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn, sa trực tràng còn có những triệu chứng như:

- Tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy xuất hiện thường xuyên, thói quen đi đại tiện cũng bất thường tùy thuộc vào mức độ bệnh, phân có thể có dịch nhầy.

- Cảm giác hậu môn biị sà xuống, ngứa ngáy rất khó chịu.

- Phía ngoài hậu môn lòi ra một cục thịt gây đau rát khi đại tiện.

 

 Sa trực tràng có thể gây đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn

Sa trực tràng có thể gây đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn

 

Nứt kẽ hậu môn

   Nứt kẽ hậu môn là tình trạng có vết rách ở niêm mạc hậu môn gây đau, thường xảy ra sau khi cố rặn phân cứng. Đây là một trong những bệnh lý điển hình gây ra tình trạng đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn.

   Người bệnh sẽ thấy đau dữ dội khi đi đại tiện, cơn đau kéo dài nhiều giờ rồi sau đó hết đau. Người bệnh có cảm giác ngứa rát, có vết rách ở vùng da quanh hậu môn, quanh vết nứt có những cục u nhỏ.

   Nứt kẽ hậu môn có thể xảy ra khi người bệnh bị táo bón lâu ngày, phải mót rặn hoặc có thể xuất hiện cùng với bệnh trĩ.

 

Nứt kẽ hậu môn có thể đi kèm với trĩ

Nứt kẽ hậu môn có thể đi kèm với trĩ

 

   Như vậy, đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn không chỉ là triệu chứng của một mình bệnh trĩ. Do đó, nếu người bệnh gặp phải triệu chứng này cần đi khám sớm để được chẩn đoán chính xác nhất. Việc điều trị sai cách có thể dẫn đến những hậu quả không đáng có.

   Vậy, sau khi tình trạng đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn được chẩn đoán là do bệnh trĩ, người bệnh sẽ cần phải làm những gì?

 

  Những biện pháp giúp giảm triệu chứng của bệnh trĩ

   Bên cạnh tình trạng đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn, người bệnh trĩ còn gặp nhiều vấn đề khó chịu kèm theo như:

- Vùng da trên búi trĩ có thể bị cọ xát vào xung quanh gây kích thích và viêm loét.

- Búi trĩ khi sa ra ngoài, không thể tự co lại được sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử búi trĩ,…

- Thiếu máu mãn tính do chảy máu thường xuyên.

- Gặp khó khăn trong những hoạt động bình thường như đi, đứng, ngồi,… do búi trĩ cọ xát, chảy dịch nhầy, gây ra cảm giác ngứa rát, đau nhói.

   Bên cạnh đó, nếu không khắc phục kịp thời, người bệnh còn có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như: Viêm quanh hậu môn, nghẹt búi trĩ, huyết khối búi trĩ, vỡ búi trĩ, nhiễm trùng, hoại tử búi trĩ,...

   Để giảm các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng của bệnh trĩ, người bệnh cần thực hiện những biện pháp như:

Thay đổi về lối sống

   Người bệnh cần thực hiện những thói quen tốt như:

- Đi vệ sinh vào một thời điểm trong ngày, tránh nhịn đại tiện.

- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ để tránh viêm nhiễm.

- Khi đi vệ sinh, người bệnh nên kê thêm một chiếc ghế dưới chân sao cho bụng và đùi tạo một góc khoảng 45 độ.

- Luyện tập thể dục thể thao, vận động thường xuyên, tập nhíu cơ hậu môn bằng cách ngồi hoặc nằm thẳng người, nhíu cơ hậu môn như khi nhịn đi đại tiện,

- Uống đủ nước, ăn nhiều chất xơ để giảm táo bón.

- Bổ sung thêm vitamin và khoáng chất.

- Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, giàu chất béo, đồ ăn cay nóng, mặn,

- Không sử dụng chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá,…).

 

Người bệnh trĩ nên bổ sung chất xơ để giảm táo bón

Người bệnh trĩ nên bổ sung chất xơ để giảm táo bón

 

Sử dụng thảo dược

   Sử dụng thảo dược tự nhiên đang được nhiều người tin dùng để làm giảm triệu chứng của bệnh trĩ. Hiện nay, BoniVein + của Mỹ chính là một sản phẩm giúp làm bền thành mạch, tăng cường sức chịu đựng của hệ thống tĩnh mạch. Từ đó, BoniVein + giúp đẩy lùi những triệu chứng như: Đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn, chảy dịch, ngứa ngáy khó chịu,...

 

BoniVein + - Bí quyết đẩy lùi các triệu chứng và ngăn ngừa triệu chứng bệnh trĩ tái phát

   BoniVein + có thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên như:

- Diosmin và Hesperidin - chiết xuất từ vỏ cam chanh giúp chống viêm, làm bền vững thành tĩnh mạch, nhờ đó giúp giảm tình trạng sưng viêm và hỗ trợ làm co nhỏ búi trĩ.

- Rutin (chiết xuất hoa hòe), Aescin ( từ hạt dẻ ngựa) giúp tăng cường sức chịu đựng, độ đàn hồi và dẻo dai của hệ thống mao mạch, tĩnh mạch ở búi trĩ, nhờ đó giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh trĩ.

- Quả lý chua đen, hạt nho và vỏ thông có chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa anthocyanin và proanthocyanidin, giúp bảo vệ tĩnh mạch trước sự tác động tiêu cực của tác nhân oxy hóa và các gốc tự do.

- Chiết xuất bạch quả và cây chổi đậu giúp tăng cường lưu thông máu, giảm ứ máu và hạn chế nguy cơ hình thành huyết khối tại các búi trĩ.

   Với tất cả những thành phần này, BoniVein + sẽ giúp tăng cường sức bền và độ dẻo dai cho toàn bộ hệ thống tĩnh mạch. Từ đó, người bệnh sẽ giảm được các triệu chứng của bệnh trĩ và ngăn ngừa triệu chứng bệnh tái phát cũng như phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

 

Thành phần và công dụng của BoniVein +

Thành phần và công dụng của BoniVein +

 

   BoniVein + được sản xuất bằng công nghệ Microfluidizer, giúp các thành phần trong sản phẩm được đưa về kích thước nano (dưới 70nm). Nhờ đó, sản phẩm có độ ổn định cao, kéo dài hạn sử dụng, loại bỏ được các tạp chất và tăng khả năng hấp thu lên tới 100%.

 

Hiệu quả của BoniVein +

  Để sử dụng BoniVein + có hiệu quả tốt nhất, người bệnh dùng từ 4 – 6 viên/ngày chia thành 2 – 3 lần.

- Sau khoảng 2 – 3 tuần, BoniVein + sẽ giúp làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu chỉ sau khoảng từ 2 – 3 tuần sử dụng.

- Sau 3 tháng, BoniVein + sẽ giúp co nhỏ lại búi trĩ và làm mờ những tĩnh mạch nổi trên da (đối với người bị suy giãn tĩnh mạch).

 

Chia sẻ của khách hàng về sản phẩm BoniVein +

   Qua nhiều năm lưu hành, BoniVein + đã giúp đẩy lùi được bệnh trĩ, đem lại cuộc sống bình thường, thoải mái cho hàng ngàn người bệnh trên toàn quốc. Chúng ta cùng lắng nghe chia sẻ của:

   Bác Đỗ Tràng Phú, ở số 103 đường Ngô Quyền, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

   Bác Phú chia sẻ: “Bác bị trĩ từ cách đây hơn 20 năm cơ. Mỗi lần đi vệ sinh là ra máu và đau rát hậu môn kinh khủng, lần nào cũng phải mất ít nhất cũng 30 phút mới đẩy được phân ra, máu nhỏ tong tong. Sau đó, búi trĩ bắt đầu sa xuống, càng ngày càng nhiều, không tự co lên được mà bác phải dùng tay đẩy lên, đau nhức, khó chịu vô cùng. Bác phải đi thắt trĩ để nó tự rụng, cũng đau lắm, nhưng vẫn phải cắn răng chịu đựng. Bác cứ tưởng thế là xong, ai ngờ đâu chỉ sau vài năm, các triệu chứng bệnh trĩ lại tái phát, đau rát y như trước.”

   “Sau đó, bác bắt đầu tìm hiểu các sản phẩm thảo dược để kiểm soát căn bệnh trĩ. May thay, trong một lần xem tin tức trên VTV2, bác đã nghe bác sĩ tư vấn về sản phẩm BoniVein + của Mỹ, nhiều người dùng đã đỡ rồi. Bác đã mua về dùng thử với liều 6 viên/ngày, chia 2 lần đúng hướng dẫn. Sau 2 tuần, các triệu chứng đã giảm rõ rệt, đỡ đau rát, đi vệ sinh dễ dàng, không còn phải rặn như trước. Được 3 tháng, bác không còn bị sưng đau hậu môn, chảy máu khi đi vệ sinh nữa, búi trĩ  cũng teo nhỏ lại phải tới 70 – 80% rồi. Bác biết là bệnh này dễ tái phát, nên vẫn tiếp tục sử dụng BoniVein + duy trì với liều 2 viên/ngày. Bây giờ, bác sinh hoạt hay làm mọi thứ thoải mái y như trước khi bị bệnh vậy.”

 

  Bác Đỗ Tràng Phú, 70 tuổi

Bác Đỗ Tràng Phú, 70 tuổi

 

    Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích cho quý độc giả để trả lời được câu hỏi: “Đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn có phải là bị trĩ không?”. BoniVein + chính là giải pháp toàn diện giúp đẩy lùi các triệu chứng khó chịu của trĩ, đồng thời ngăn các triệu chứng bệnh tái phát hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhé!

 

XEM THÊM:

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

250.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc