Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Chi phí phẫu thuật giãn tĩnh mạch chân là bao nhiêu?

Thứ tư, 29-04-2020 09:39 AM

Mục lục [Ẩn]

 

Cuộc sống càng hiện đại, con người càng có lối sống ít vận động, chế độ dinh dưỡng không hợp lý với quá nhiều đồ ăn nhanh, nhiều chất béo, khiến số lượng người có nguy cơ mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân càng tăng. Căn bệnh này không chỉ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu mà còn hình thành những tĩnh mạch nổi lên bề mặt da, rất mất thẩm mỹ và khiến chị em kém tự tin. Nhiều người thấy vậy rất muốn đi làm phẫu thuật để xóa mờ đi những hình thù xấu xí hiện trên da. Tuy nhiên, liệu tình trạng của bạn đã nên tiến hành phẫu thuật tĩnh mạch chân chưa? Chi phí phẫu thuật giãn tĩnh mạch chân ra sao? Phẫu thuật giãn tĩnh mạch chân có giúp khỏi bệnh? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

 

Tổng quan về bệnh giãn tĩnh mạch chân

  • Giãn tĩnh mạch chân là gì?

Bệnh giãn tĩnh mạch chân hay còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới, suy van tĩnh mạch chi dưới là thuật ngữ chỉ tình trạng các tĩnh mạch ở vùng chân suy yếu và giãn to, dẫn đến thay đổi cấu trúc và chức năng của tĩnh mạch, làm cho vai trò và chức năng của tĩnh mạch không được đảm bảo, máu sẽ chảy ngược chiều về chân dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng, gây ra những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh.

Theo thống kê, tỷ lệ phụ nữ mắc giãn tĩnh mạch chân cao gấp 3 lần nam giới. Ngoài ra, bệnh có sự gia tăng ở những người lớn tuổi, những người phải đứng, ngồi lâu như thợ dệt, thợ may, giáo viên, phụ nữ dùng thuốc ngừa thai và những người thường xuyên căng thẳng stress.

 

Hình ảnh cơ chế hình thành bệnh giãn tĩnh mạch chân

Hình ảnh cơ chế hình thành bệnh giãn tĩnh mạch chân

 

  • Biến chứng của giãn tĩnh mạch chân

Các chuyên gia y tế cho biết, ban đầu bệnh biểu hiện bằng các triệu chứng như nhức mỏi, nặng chân, phù chân, tê dị cảm, kiến bò, chuột rút về ban đêm... Nhưng nếu không phát hiện sớm để điều trị phù hợp, bệnh giãn tĩnh mạch chân sẽ có tiến triển thành những biến chứng nguy hiểm:

  • Trước tiên là các biến chứng về rối loạn huyết động học: cẳng chân bệnh nhân bị sưng to, có triệu chứng đau buốt mặt sau cẳng chân, chuột rút về đêm.
  • Nặng hơn bệnh nhân có thể bị viêm tắc tĩnh mạch, chân nóng, sưng đỏ, các tĩnh mạch nông nổi rõ và viêm cứng.
  • Giãn toàn bộ hệ tĩnh mạch, các tĩnh giãn rất lớn, ứ trệ tuần hoàn và loạn dưỡng da chân, gây viêm loét, nhiễm trùng rất khó điều trị.
  • Giai đoạn cuối cùng và nguy hiểm nhất, bệnh hình thành những cục thuyên tắc, những cục máu đông này có thể tách rời khỏi thành tĩnh mạch, đi về tim và gây thuyên tắc động mạch phổi, một biến chứng rất nặng có thể đưa đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

 

Biến chứng đột quỵ do giãn tĩnh mạch chân

Biến chứng đột quỵ do giãn tĩnh mạch chân

 

Vì vậy, chuyên gia y tế khuyến cáo, những bệnh nhân có nguy cơ cao mắc giãn tĩnh mạch chân như phụ nữ trong độ tuổi 35-50, béo phì, làm công việc đứng lâu, ngồi nhiều… và đang có triệu chứng sớm như đau, sưng, nặng chân về chiều nên đến bệnh viện để được khám, chẩn đoán và điều trị bệnh sớm.

Tùy vào cấp độ của bệnh mà các bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp khác nhau: điều trị bệnh dùng thuốc hoặc phẫu thuật chích xơ, rút bỏ tĩnh mạch bị suy, giãn…

 

Khi nào thì bệnh nhân cần thực hiện phẫu thuật giãn tĩnh mạch chân

Phẫu thuật giãn tĩnh mạch chân bao gồm cột thắt và cắt bỏ những tĩnh mạch bị giãn. Tuy nhiên không phải mọi trường hợp đều phù hợp với phương pháp phẫu thuật giãn tĩnh mạch.

  • Các trường hợp có thể tiến hành phẫu thuật giãn tĩnh mạch chân

Các chuyên gia khuyến cáo, chỉ nên tiến hành giãn tĩnh mạch chân trong một số trường hợp bệnh nhân có các đặc điểm sau:

  • Những tĩnh mạch giãn không thể điều trị tại nhà và những triệu chứng của bệnh gây ra quá nhiều khó chịu cho bệnh nhân.
  • Giãn tĩnh mạch chân có dòng trào ngược tĩnh mạch hiển phát hiện trên siêu âm Doppler hoặc có nguy cơ cao xuất hiện huyết khối tĩnh mạch.
  • Các vết tĩnh mạch làm mất thẩm mỹ cho đôi chân nhưng các pháp điều trị laser, điều trị bằng sóng cao tần, hay liệu pháp xơ hóa đều không cải thiện tình trạng bệnh.

Tuy nhiên các trường hợp này cũng phải được đánh giá lợi ích, rủi ro một cách cẩn trọng nhất bởi các các biến chứng hậu phẫu và các nguy cơ tai biến có thể gặp trong quá trình phẫu thuật.

 

  • Biến chứng phẫu thuật giãn tĩnh mạch chân có thể gặp

Khi tiến hành phẫu thuật giãn tĩnh mạch chân, bạn có thể gặp phải một số biến chứng sau:

  • Phản ứng không mong muốn với thuốc gây mê, chảy máu nhiều hoặc tạo cục máu đông (huyết khối tĩnh mạch sâu)
  • Gây ra cảm giác tê hoặc châm chích chân thường xuyên
  • Tạo khối phồng dưới vết thương
  • Tổn thương thần kinh
  • Phù chân
  • Hình thành các tĩnh mạch giãn nhỏ khác
  • Chấn thương nghiêm trọng các động mạch, tĩnh mạch hoặc thần kinh lớn ở chân.

 

Một số phương pháp phẫu thuật

  • Phẫu thuật Stripping

Mục đích là làm mất đi tình trạng trào ngược trong hệ tĩnh mạch hiển và một số trường hợp khác là cả trong tĩnh mạch xuyên.

Kết quả phẫu thuật stripping tốt nhất ở bệnh nhân mà các van của hệ xuyên và sâu còn tốt.

 

Một đoạt tĩnh mạch mất chức năng được bóc tách ra bằng phương pháp phẫu thuật Stripping điều trị suy giãn tĩnh mạch chân

Một đoạt tĩnh mạch mất chức năng được bóc tách ra bằng phương pháp phẫu thuật Stripping điều trị suy giãn tĩnh mạch chân

 

  • Phẫu thuật CHIVAS

Phương pháp Chivas lấy các đoạn tĩnh mạch bị giãn của hệ thống xuyên, đây là phương pháp điều trị khá triệt để và có tỷ lệ tái phát thấp hơn so với các phương pháp phẫu thuật hiện tại.

 

  • Phẫu thuật Muller

Kỹ thuật này lấy tĩnh mạch giãn bằng những đường rạch nhỏ được tác giả Robert Muller giới thiệu vào những năm 1966.

Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành rạch những vết mổ nhỏ khoảng 3mm ngay các tĩnh mạch bị giãn, qua đó dùng móc hoặc kẹp chuyên dụng rút bỏ các tĩnh mạch này.

 

  1. Chi phí phẫu thuật giãn tĩnh mạch chân

Thật khó để đưa ra con số chính xác về chi phí phẫu thuật giãn tĩnh mạch chân bởi vì nó sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể và một số yếu tố sau đây:

  • Chi phí thăm khám ban đầu: Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bệnh mắc kèm… mà bác sĩ sẽ có chỉ định làm xét nghiệm, tiến hành chẩn đoán hình ảnh (siêu âm Doppler…) phù hợp. Từ đó nhằm chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và xác định xem bạn đã nên phẫu thuật giãn tĩnh mạch chân chưa.
  • Sự tiến triển của bệnh: mỗi trường hợp người bệnh sẽ có mức độ giãn tĩnh mạch chân khác nhau nên quy trình can thiệp ngoại khoa cũng khác nhau, do đó mà chi phí cũng sẽ hoàn toàn khác nhau.
  • Phương pháp phẫu thuật được sử dụng: phương pháp càng hiện đại thì chi phí thực hiện sẽ càng cao.
  • Phí dịch vụ yêu cầu
  • Phí chăm sóc sức khỏe
  • Chi phí sau điều trị

Một số thủ thuật điều trị giãn tĩnh mạch chân đã được nằm trong danh mục bảo hiểm của bộ y tế, tuy nhiên chi phí điều trị vẫn rất cao. Ví dụ chi phí điều trị cho bệnh nhân giãn tĩnh mạch chân bằng phương pháp laser nội tĩnh mạch ước tính khoảng hơn 1.000 USD, được Bảo hiểm y tế chi trả một phần cho những bệnh nhân từ 50 tuổi trở lên.

 

Chú ý trong chăm sóc bệnh nhân phẫu thuật giãn tĩnh mạch chân

  • Chăm sóc bệnh nhân trước phẫu thuật giãn tĩnh mạch chân

  • Một tuần trước khi phẫu thuật

+ Bệnh nhân cần ngưng dùng aspirin và ibuprofen nếu đang sử dụng (bác sĩ điều trị sẽ cho biết thời điểm bạn cần ngưng thuốc, không tự ý ngừng khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ)

+ Bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ khi đang dùng bất cứ một loại thuốc nào khác.

  • Vào đêm trước ngày phẫu thuật

Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân không nên ăn hoặc uống bất cứ thứ gì (kể cả nước). Bác sĩ sẽ ấn định khi nào thì bạn cần bắt đầu nhịn ăn.

  • Khi bệnh nhân đến bệnh viện

+ Cần báo cho bác sĩ trước khi dùng insulin, thuốc điều trị đái tháo đường, thuốc huyết áp, các thuốc tim mạch, hoặc bất kỳ thuốc nào khác vào ngày phẫu thuật.

+ Không đeo kính áp tròng khi đến bệnh viện, nhưng bệnh nhân có thể đeo kính mắt thường.

 

  • Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật giãn tĩnh mạch chân

  • Tuân thủ các chỉ định của bác sĩ:
  • Bệnh nhân cần nghỉ tại giường cho đến khi bác sĩ cho phép đứng dậy.
  • Uống thuốc đúng liều và đúng thời gian quy định

 

  • Luyện tập thở sâu và bài tập ho:

Các bài tập này giúp ngăn ngừa nhiễm trùng phổi sau khi phẫu thuật. Hít thở sâu sẽ mở rộng các khí, phế quản. Ho giúp tống xuất đờm từ phổi ra. Bệnh nhân nên hít thở sâu và ho mỗi giờ lúc tỉnh táo, kể cả những khi tỉnh táo vào ban đêm. Hãy hít thở sâu và ho liên tiếp 10 lần mỗi giờ lúc tỉnh táo.

 

  • Chườm nước đá:

Khi đau hoặc sưng, có thể cho nước đá vào túi nhựa, bọc lại bằng khăn, và đặt trên vết mổ 15-20 phút mỗi giờ nếu cần thiết. Không nằm ngủ trên túi nước đá. Biện pháp chườm túi nước đá hiệu quả nhất khi được bắt đầu ngay sau phẫu thuật và tiếp tục trong 24-48 giờ.

 

  • Chườm nóng:

Sau 24-48 giờ đầu tiên bạn có thể sử dụng túi chườm nóng nếu đau hoặc sưng. Nhiệt độ khiến máu di chuyển nhiều đến vùng phẫu thuật giúp thương tổn mau lành hơn.

Lưu ý: không nằm ngủ trên túi chườm nóng.

 

  • Sử dụng vớ y khoa:

Vớ y khoa sẽ ép chặt khiến máu không tụ lại ở chân và hình thành huyết khối được.

 

  • Một số chú ý trong chế độ luyện tập, sinh hoạt:

+Kê chân trên một cái gối sẽ giúp giảm sưng.

+ Khi bác sĩ cho phép, bệnh nhân có thể bắt đầu tập luyện chân để phòng tránh hình thành cục máu đông. Nâng một chân khỏi giường và vẽ vòng tròn lớn với các ngón chân của mình, sau đó lặp lại với chân khác. Dừng ngay khi thấy mệt mỏi.

+ Đừng để chân thòng ở cạnh giường, sẽ khiến máu dồn xuống phần dưới của chân, có thể dẫn đến hình thành huyết khối.

+ Khi bệnh nhân được cho phép ra khỏi giường, hãy nhờ một người khác hỗ trợ trong lần đầu tiên. Nếu cảm thấy yếu mệt hay chóng mặt, nên ngồi hoặc nằm xuống ngay.

 

  • Chăm sóc bệnh nhân phẫu thuật giãn tĩnh mạch chân sau khi phẫu thuật

Sau khi xuất viện, bệnh nhân cần chú ý đến các biện pháp chăm sóc cơ thể, đặc biệt là chăm sóc vết mổ và đồng thời không quên thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh giãn tĩnh mạch chân tái phát. Cụ thể:

  • Bệnh nhân cần uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần thông báo ngay cho bác sĩ.
  • Thay băng ngay khi băng bị ẩm ướt hoặc bẩn. Khi được cho phép tắm, hãy rửa cẩn thận các mũi khâu bằng xà phòng và nước. Sau đó, thay băng sạch.
  • Cần nghỉ ngơi thêm trong thời gian hồi phục. Hãy thử gia tăng dần hoạt động mỗi ngày, và nghỉ ngơi bất cứ khi nào cảm thấy cần thiết.
  • Tránh nâng vác vật nặng.
  • Mang vớ y khoa cao ngang đùi hoặc ngang đầu gối trong thời gian 3-4 tuần sau phẫu thuật.
  • Sử dụng viên uống thảo dược giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch chân

Sử dụng thảo dược thiên nhiên từ lâu đã được xem là phương pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả dành cho người bệnh giãn tĩnh mạch chân. Phương pháp này vừa hiệu quả mà lại vừa an toàn, lành tính, không gây ra các tác dụng phụ có hại như thuốc tây mà lại giúp phòng ngừa giãn tĩnh mạch chân sau điều trị.

 

Giải pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch chân từ thảo dược thiên nhiên

Dẫn đầu xu hướng sử dụng thảo dược thiên nhiên cho bệnh nhân giãn tĩnh mạch chân hiện nay là sản phẩm BoniVein của Mỹ và Canada.

BoniVein là sản phẩm được các nhà khoa học thuộc tập đoàn đa quốc gia Viva Pharmaceutical Inc dày công nghiên cứu. Sản phẩm là sự kết hợp hoàn hảo của nhiều loại thảo dược:

 Hạt dẻ ngựa:

Đây là một loại dược liệu đã quá nổi tiếng với bệnh suy giãn tĩnh mạch bởi hiện đã có rất nhiều các nghiên cứu về tác dụng của hạt dẻ ngựa trên bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch nói chung và giãn tĩnh mạch chân nói riêng. Điển hình là nghiên cứu của hiệp hội các bác sĩ Thực hành tổng quát (GP) tại Đức, trên 5429 bệnh nhân, trên 5429 bệnh nhân độ tuổi trung bình 55,3 tuổi có 88% bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch.

Những bệnh nhân này được điều trị trong 4-10 tuần bằng Aescin (hoạt chất được chiết xuất từ cao dẻ ngựa) liều 75mg. Kết quả, tất cả các triệu chứng đều được cải thiện trong tuần đầu, mức độ nghiêm trọng giảm đáng kể, tỷ lệ phần trăm bệnh nhân không còn triệu chứng tăng lên rõ rệt khi kết thúc liệu trình.

 

hạt dẻ ngựa

 

Hoa hòe

   Hoa hòe có thành phần chính là rutin. Đây là một loại vitamin P, có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mạch máu, rất có lợi đối với người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch.

   Việc kết hợp hạt dẻ ngựa cùng Rutin chiết xuất từ hoa hòe, Diosmin và Hesperidin từ vỏ họ cam chanh sẽ làm tăng sức bền thành mạch, cải thiện độ đàn hồi của tĩnh mạch, hàn gắn các thành mạch bị tổn thương.

 

 Thành phần BoniVein

 

Thành phần BoniVein

 

Cao bạch quả, cây đậu chổi:

Hai thành phần này có tác dụng hoạt huyết, tăng cường máu lưu thông, tránh tắc nghẽn, ngăn hình thành cục máu đông.

Đặc biệt cây đậu chổi là một loại thảo dược có khả năng kích thích cơ thể tăng tiết chất gây co mạch, cải thiện độ đàn hồi tĩnh mạch, cải thiện lưu thông tuần hoàn, giảm triệu chứng chuột rút, căng tức, ngứa, sưng chân, đau chân, giảm phồng tĩnh mạch và làm tĩnh mạch khỏe hơn.

 

Lý chua đen, hạt nho, vỏ thông:

Các thành phần này có tác dụng chống oxy hóa, hiệu quả tốt trong việc bảo vệ thành mạch khỏi sự tấn công của các gốc tự do có hại.

 

Với các thành phần như trên, BoniVein không chỉ tác động làm giảm triệu chứng suy giãn tĩnh mạch mà còn tác động tích cực lên tĩnh mạch một cách toàn diện nhất: vừa co nhỏ tĩnh mạch bị giãn, vừa bảo vệ tĩnh mạch khỏi các nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch chân, vừa hoạt huyết giúp phòng ngừa biến chứng.

Đặc biệt bệnh nhân sau phẫu thuật giãn tĩnh mạch chân thường gặp phải tình trạng tê chân, bình thường, phải sau hơn 1 năm tình trạng này mới thuyên giảm và khiến bệnh nhân rất khó chịu. Nhờ BoniVein, tình trạng tê chân sau phẫu thuật sẽ cải thiện đáng kể.

 

Đánh giá BoniVein

“BoniVein có tốt không? BoniVein có hiệu quả không?” chắc hẳn sẽ là thắc mắc của rất nhiều người khi chuẩn bị và mới bắt đầu sử dụng BoniVein. Để trả lời câu hỏi này mời quý bạn đọc theo dõi lời phản hồi của những khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm BoniVein ở phần dưới đây:

 

Bác Trần Thị Nghiêm, 70 tuổi. Địa chỉ: số 58, ngõ 275 đường Trần Nguyên Hãn, quận Lê Chân, Tp Hải Phòng, điện thoại: 0332.914.239

Bác bị mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân, chân thường xuyên tê mỏi, đau nhức, nặng chân, đi lại khó khăn, cảm giác cực kỳ khó chịu. Tình cờ đọc được bài báo giới thiệu sản phẩm BoniVein, bác mừng quá mua ngay về dùng, đều đặn uống hết 2 tháng thì bệnh chuyển biến rõ rệt, chân đỡ đau, thậm chí bác đi chợ cả mấy trăm mét vẫn chịu được. Uống thêm BoniVein nửa tháng nữa thì coi như hết đau hẳn; các triệu chứng tê, căng, buốt cũng biến mất luôn. Bác đã có thể đứng nấu cơm thoải mái, không phải gác chân lên cao nữa. Hiện giờ bác vẫn dùng đều đặn BoniVein liều 2 viên mỗi ngày để phòng bệnh tái phát.

 

Bác Trần Thị Nghiêm, 70 tuổi

Bác Trần Thị Nghiêm, 70 tuổi

 

Cô Nguyễn Thị Trâm Anh, 64 tuổi. Địa chỉ: Khối 16, Phường Hương Bình, Tp Vinh, tỉnh Nghệ An

Cô bị suy giãn tĩnh mạch sâu chân trái, đã có biến chứng huyết khối tắc tĩnh mạch rất nặng. Có thời điểm chân bị sưng phù to gấp đôi bình thường. Chân cô thường xuyên đau nhức, tê bì, nặng mỏi, chuột rút. May mà cô biết tới BoniVein. Dùng khoảng 3-4 lọ là đau nhức, nặng tê bì, mỏi chân, sưng phù và chuột rút giảm hẳn. Sau khoảng 3 tháng là bệnh ổn định, các vết thâm tím máu tụ ở chân mờ đi hẳn, bàn chân cô nhìn sáng hơn rõ rệt. Hay nhất là dùng BoniVein cải thiện tốt mà người lại rất khỏe, không bị mệt như thuốc tây. Đi khám lại bác sĩ rất ngạc nhiên vì phim chụp tĩnh mạch của bác đã đẹp hơn rất nhiều.

 

Cô Nguyễn Thị Trâm Anh, 64 tuổi

Cô Nguyễn Thị Trâm Anh, 64 tuổi

 

Cô Trần Thị Chính, 57 tuổi, số 66, khu phố Thọ Môn, p. Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh, đt 0983291015

Cô bị suy tĩnh mạch sâu, bác sĩ kê cho cô uống Daflon nhưng uống đều đặn liên trong 2 tháng, chân cô vẫn đau tức, đi lại còn nặng nhọc hơn trước. Thậm chí cô còn thấy gân xanh và vết thâm tím nổi trên chân. Thật may, cô tình cờ đọc bài báo nói về tpcn BoniVein của Mỹ và Canada nên mua về dùng thử. Sau khoảng 2 lọ, chân cô đã đỡ đau tức, đi đứng cũng bớt nặng nhọc hơn. Dùng hết hơn 4 lọ, toàn bộ những triệu chứng của bệnh đã hoàn toàn mất hẳn. Chỉ khi nào phải đi quá lâu hoặc mang vác nặng thì chân mới hơi mỏi một chút thôi. Tĩnh mạch xanh và các vết thâm tím ở chân đã mờ hơn hẳn, không thấy xuất hiện ở chỗ khác nữa.

 

Cô Trần Thị Chính, 57 tuổi

Cô Trần Thị Chính, 57 tuổi

 

Để nói chi phí phẫu thuật giãn tĩnh mạch chân bao nhiêu là rất khó bởi chi phí này phụ thuộc nhiều vào tình trạng bệnh cũng như các chi phí xung quanh. Tuy nhiên có thể khẳng định rằng chi phí phẫu thuật giãn tĩnh mạch chân không hề rẻ và chỉ nên áp dụng phương pháp phẫu thuật khi không thể áp dụng các phương pháp cải thiện tình trạng bệnh khác. Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch chân, hạn chế nguy cơ tái phát giãn tĩnh mạch chân sau phẫu thuật, bệnh nhân cần chú ý thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc sức khỏe sau phẫu thuật và sử dụng sản phẩm BoniVein từ thảo dược thiên nhiên của Mỹ và Canada.

 

XEM THÊM:

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

250.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc