Hỏi:
Thưa chuyên gia, tôi là một bệnh nhân Covid-19 đã điều trị khỏi. Các triệu chứng trong thời gian nhiễm Covid-19 của tôi cũng không quá nặng, tôi chỉ ho nhẹ, ít đờm, rát họng và hơi ngạt mũi. Tuy nhiên, dù đã xét nghiệm âm tính được hơn 1 tuần, tôi vẫn bị ho, thỉnh thoảng có cảm giác đau cơ và khớp, mệt mỏi, khó thở, hụt hơi, nhất là tối đến tôi bị mất ngủ và hình như tóc rụng nhiều hơn. Tìm hiểu tôi được biết đó là biểu hiện của di chứng hậu Covid-19. Vậy bây giờ tôi cần làm gì để giảm thiểu những di chứng này, tôi thực sự đang rất lo lắng, xin chuyên gia giải đáp giúp tôi, tôi xin cảm ơn! (Nguyễn Lan, tp Hồ Chí Minh).
Trả lời:
Chào chị, cảm ơn chị đã đặt câu hỏi cho chúng tôi. Tình trạng của chị khá thường gặp, thống kê cho thấy có 33% -76% người gặp phải hội chứng hậu Covid-19. Chị không nên quá lo lắng, hãy bình tĩnh và thực hiện theo các hướng dẫn ngay sau đây:
Tái khám trong khoảng thời gian từ 2-4 tuần
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, sau khi đã âm tính với Covid-19, bệnh nhân cần quay lại cơ sở y tế để tái khám trong khoảng thời gian từ 2-4 tuần.
Hiện nay có nhiều bệnh viện đã tổ chức đơn vị chăm sóc cho bệnh nhân hậu Covid-19 như: Bệnh viện Chợ Rẫy; Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. HCM; Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện Nhi đồng 1; Viện Y dược học dân tộc TP. HCM, Đồng Nai, Hà Nội… Người bệnh có các triệu chứng hậu Covid-19 cần đến bệnh viện sớm để được khám và điều trị kịp thời, nhất là khi gặp các rối loạn chức năng hô hấp, rối loạn nhịp tim và rối loạn tinh thần.
Các triệu chứng chị đang gặp phải là biểu hiện của việc rối loạn chức năng hô hấp, tinh thần bị ảnh hưởng và thiếu hụt dinh dưỡng, virus tấn công các tế bào màng trong của mạch máu (gây tổn thương mạch máu khớp gây đau khớp). Sau đây là một số biện pháp cụ thể cho từng trường hợp của chị.
Trị mệt mỏi và yếu sức
- Tập thể dục: Chị tập thể dục từ từ để tăng sức bền và sức mạnh của cơ bắp chân tay. Hàng ngày chị vận động nhẹ nhàng như đi bộ chậm, tập thể dục nhẹ, đạp xe đạp rất chậm, tập dưỡng sinh. Tập theo các chương trình thể dục trên đài truyền hình mỗi sáng lúc 5 giờ, nếu tự tập phải đảm bảo 30 phút hàng ngày.
- Bổ sung dinh dưỡng: Chị nên chia bữa ăn thành 3-5 bữa mỗi ngày, kết hợp đa dạng thực phẩm trong khẩu phần ăn, nên ăn nhiều rau, trái cây, uống đủ nước, uống thêm nước ép trái cây, uống sữa, ăn chuối chín để bổ sung Kali. Bổ sung các loại vi chất do tác hại của bệnh COVID-19 nên ăn các loại thực phẩm có nhiều vi chất như cá, tôm, cua, hàu, nghêu sò…
Trong trường hợp bị mệt mỏi dai dẳng, chị nên gặp bác sĩ chuyên khoa tim hay phổi để tìm nguyên nhân mệt mỏi kéo dài.
Trị ho và khó thở
- Trị ho: Khi đi khám hậu Covid-19, với tình trạng ho bác sĩ có thể kê đơn thuốc ho như benzonatate, thuốc xịt proair, thuốc chống đờm mucinex, hay các thuốc khác để giảm ho, long đờm.
- Trị khó thở: Bắt đầu bằng các bài tập đơn giản như hít sâu thở ra chậm. Có thể tập thở bất cứ lúc nào: Khi ngồi, nằm, khi tập đi bộ, kết hợp dùng máy thổi Spirometry… Các bài tập thiền (meditation) cũng sẽ giúp chị thở chậm và thở sâu, giúp phổi hoạt động hiệu quả hơn.
Chị nên dùng thêm sản phẩm BoniDetox của Mỹ với liều 4 viên/ngày chia làm 2 lần sáng tối. Sản phẩm này không chỉ giúp giảm ho, long đờm, giãn phế quản, giúp chị giảm ho đờm khó thở mà còn giúp phục hồi chức năng phổi bị tổn thương, giải độc phổi và tăng cường sức đề kháng cho phổi sau khi nhiễm Covid-19. Sức khỏe, sức đề kháng của phổi tăng lên sẽ giúp chị nhanh chóng hồi phục, vượt qua các di chứng hậu Covid-19 trên phổi hiệu quả.
Trị đau nhức khớp
Dùng thuốc không kê đơn như ibuprofen (nếu không bị đau dạ dày, bệnh lý ở thận) hoặc acetaminophen (paracetamol) để giảm đau. Sau đó tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ để điều trị phục hồi cho khớp bị đau.
Trị mất ngủ
Mất ngủ hậu Covid-19 là hậu quả của nhiều tác nhân như: Quá lo lắng về bệnh, về vấn đề kinh tế, thay đổi thói quen sinh hoạt trong thời gian cách ly và điều trị Covid-19... Lúc này, chị cần có các biện pháp:
- Tạo thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày, không thức khuya, không sử dụng các thiết bị điện tử.
- Giữ tinh thần thoải mái, tránh lo lắng quá nhiều về bệnh.
- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao, tập thêm các bài tập thiền và yoga.
- Sử dụng BoniSleep + của Mỹ với liều 2-3 viên/tối để đồng thời vừa giải tỏa căng thẳng vừa giúp ngủ ngon. Sản phẩm này có lactium chiết xuất từ đạm sữa và nhiều thành phần giúp nuôi dưỡng hệ thần kinh, đảm bảo hoạt động bình thường của não bộ như GABA, L-Theanine (từ trà xanh), 5-HTP (từ các cây họ đậu). BoniSleep còn chứa chiết xuất lạc tiên, hoa cúc, sâm ấn độ… giúp giải tỏa căng thẳng, an dịu thần kinh, giúp chị dễ vào giấc ngủ hơn, ngủ sâu và ngon giấc hơn.
Trị rụng tóc
Rụng tóc hậu Covid-19 là hậu quả của việc tóc thiếu dinh dưỡng để phát triển (trước đó cơ thể phải gồng lên, huy động mọi nguồn lực để chống chọi lại với virus và phục hồi những tổn thương do virus gây ra, dẫn đến nhất thời thiếu hụt chất dinh dưỡng để nuôi tóc), do căng thẳng stress dẫn đến rối loạn hormon trong cơ thể, ảnh hưởng đến chu kỳ phát triển của tóc. Lúc này, chị cần:
- Nghỉ ngơi, thư giãn tinh thần.
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng: Ngoài các chất dinh dưỡng cần được bổ sung như trong phần “trị mệt mỏi và yếu sức”, chị cần đặc biệt lưu ý bổ sung cho cơ thể các chất như: Chất đạm (protein), vitamin (Vitamin B5, B6, acid folic, PABA, biotin), các nguyên tố vi lượng (kẽm, đồng, magie, canxi).
Để bổ sung các chất cần thiết để nuôi dưỡng, hồi phục mái tóc một cách đầy đủ và đơn giản nhất thì chị nên dùng BoniHair của Mỹ với liều 2 viên/ngày. Sản phẩm này có đầy đủ các chất như Biotin, PABA, vitamin B5, vitamin B6, kẽm, đồng, magie, canxi. Đặc biệt, BoniHair còn có thêm quả cọ lùn, rễ cây tầm ma, cỏ roi ngựa giúp bảo vệ nang tóc khỏi tổn thương do rối loạn nội tiết tố hậu Covid-19. Nhờ đó, tóc vừa được nuôi dưỡng đầy đủ, vừa được bảo vệ tối đa, từ đó giúp giảm đáng kể tình trạng tóc yếu và gãy rụng.
Khi chị Lan thực hiện đầy đủ theo hướng dẫn ở trên, sức khỏe của chị sẽ nhanh chóng được hồi phục, các vấn đề về chị gặp phải sẽ sớm được giải quyết. Nếu còn băn khoăn gì khác, mời chị liên hệ tổng đài miễn cước 18001044 để được các dược sĩ đại học tư vấn cụ thể.
XEM THÊM:
- BoniHair có giúp giảm tình trạng da đầu dầu và rụng tóc không?
- Lo lắng dịch Covid - Bạn có thể gặp tình trạng tóc bạc sớm!