Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Cách điều trị bệnh đái tháo đường là gì? Bí quyết phòng ngừa biến chứng bệnh đái tháo đường hiệu quả nhất

Thứ hai, 26-10-2020 15:18 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Đái tháo đường là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa khá phổ biến và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu bệnh nhân không điều trị và phòng ngừa đúng cách. Vậy cách điều trị bệnh đái tháo đường là gì? Cần làm gì để phòng ngừa biến chứng bệnh đái tháo đường hiệu quả nhất? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau để tìm lời giải đáp nhé.

 

Bệnh đái tháo đường là gì?

 

Bệnh đái tháo đường là gì?

Bệnh đái tháo đường là gì?

 

   Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa mạn tính với dấu hiệu đặc trưng là tăng đường huyết và theo thời gian có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng cho cơ thể.

  Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2014 có 8,5% người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên mắc bệnh đái tháo đường. Năm 2016, đái tháo đường là nguyên nhân trực tiếp gây 1,6 triệu ca tử vong trên thế giới.

 

Các biến chứng của bệnh đái tháo đường

Bệnh lý thần kinh

  Do lượng đường trong máu cao và dao động thất thường dẫn đến tổn thương các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng các dây thần kinh. Tổn thương dây thần kinh ngoại vi gây cảm giác tê bì, dị cảm, kiến bò ở tay chân. Tổn thương dây thần kinh thực vật chi phối hoạt động của các cơ quan trong cơ thể gây nhiều biểu hiện như tụt huyết áp, đổ mồ hôi, nôn, buồn nôn, tiểu tiện không tự chủ hoặc bí tiểu, đại tiện táo hoặc lỏng, rối loạn chức năng sinh dục…

Bệnh lý võng mạc

  Bệnh nhân đái tháo đường có thể bị tổn thương các mạch máu võng mạc do đường huyết tăng cao thường xuyên, gây giảm thị lực, thậm chí gây mù lòa. Đa số bệnh nhân bị biến chứng này không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng cho đến khi bệnh nặng.

Bệnh lý bàn chân

  Tổn thương thần kinh, vi mạch ở chi dưới dẫn đến ngứa ran, tê bì tay chân và mất cảm giác ở chân. Vì vậy, bệnh nhân đái tháo đường thường không phát hiện ra những vết thương ở chân. Đồng thời, lượng đường trong máu tăng cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nên dù chỉ là 1 vết thương nhỏ cũng có thể gây viêm loét, khó lành, thậm chí hoại tử, dẫn đến nguy cơ cắt cụt chi nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách.

 

Loét chân ở bệnh nhân đái tháo đường

Loét chân ở bệnh nhân đái tháo đường

 

Bệnh lý ở thận

  Lượng đường trong máu tăng cao kéo dài ở bệnh nhân đái tháo đường gây tổn thương các mạch máu nhỏ ở cầu thận gây ra nhiều bệnh lý ở thận như đái ra protein vi thể, suy thận, xơ cầu thận, hội chứng thận hư, viêm đài bể thận, hoại tử nhú thận…

Bệnh mạch vành

  Tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân đái tháo đường có thể gặp ở người trẻ tuổi và thường có những triệu chứng lâm sàng không điển hình. Nguy cơ tử vong do bệnh mạch vành ở bệnh nhân đái tháo đường cao gấp 4 lần so với người bị bệnh mạch vành không kèm theo đái tháo đường do bệnh nhân đái tháo đường thường bị rối loạn chuyển hóa lipid và có các mảng xơ vữa động mạch.

Tai biến mạch máu não

  Bệnh đái tháo đường không được điều trị kịp thời sẽ làm gia tăng tỷ lệ mắc tai biến mạch máu não, dẫn đến tử vong do tai biến mạch máu não hoặc thường để lại những di chứng nặng nề.

  Như vậy, bệnh đái tháo đường nếu không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy cách điều trị bệnh đái tháo đường là gì? Cần làm gì để phòng ngừa biến chứng bệnh đái tháo đường một cách hiệu quả nhất? Câu trả lời sẽ có ngay dưới đây.

 

Cách điều trị bệnh đái tháo đường

Biện pháp không dùng thuốc

Kiểm soát chế độ ăn

 

Kiểm soát chế độ ăn đối với bệnh nhân đái tháo đường

Kiểm soát chế độ ăn đối với bệnh nhân đái tháo đường

 

   Kiểm soát chế độ ăn đóng vai trò quan trọng đối với bệnh nhân đái tháo đường. Người bệnh nên hạn chế chất đường, chất béo bão hòa, tăng lượng chất béo chưa bão hòa, chất xơ và đạm trong chế độ ăn hàng ngày:

  - Giảm lượng đường và chất béo bão hòa: Bệnh nhân đái tháo đường không nên ăn các loại thức ăn có hàm lượng đường cao như bánh, kẹo, nước ngọt... Đồng thời, người bệnh cần hạn chế các thực phẩm giàu tinh bột như gạo, mì, ngô, khoai, miến,... Ngoài ra, bệnh nhân nên ăn các loại dầu thực vật có chứa các acid béo chưa bão hoà như dầu mè (vừng), dầu đậu nành, dầu hướng dương...  thay cho mỡ động vật.

- Tăng cường chất đạm: Bạn nên tăng cường ăn các loại cá, thịt trắng như thịt gà bỏ da, hạn chế ăn các loại thịt đỏ (thịt chó, thịt bò,...) do trong thịt đỏ có chứa nhiều chất béo không tốt cho bệnh nhân đái tháo đường.

- Tăng cường rau xanh, chất xơ, hoa quả ít đường: Chất xơ giúp hạn chế hấp thu đường từ thức ăn vào cơ thể, đồng thời giúp nhuận tràng, dễ tiêu hóa. Bạn nên bổ sung vào chế độ các loại rau quả như cải bắp, súp lơ, bơ,... rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường.

Thay đổi lối sống lành mạnh

- Vận động thể chất đều đặn hàng ngày:

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc hoạt động thể lực thường xuyên sẽ làm tăng độ nhạy của tế bào đối với insulin, đồng thời giúp giảm nồng độ chất béo trong máu và điều hòa huyết áp. Từ đó góp phần giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh đái tháo đường.

  Người bệnh nên luyện tập thường xuyên những bài tập nhẹ nhàng, đơn giản, vừa sức như: Đi bộ, chạy bộ, tập yoga, tập dưỡng sinh, đạp xe,… khoảng 30 - 60 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày mỗi tuần.

 

Bệnh nhân đái tháo đường nên tập thể dục đều đặn mỗi ngày

Bệnh nhân đái tháo đường nên tập thể dục đều đặn mỗi ngày

 

- Giảm cân nếu thừa cân: Các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân đái tháo đường bị thừa cân nên sớm áp dụng các biện pháp giảm cân và kiểm soát số đo vòng bụng hợp lý là dưới 80cm với nữ và dưới 90cm với nam.

Việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học góp phần quan trọng trong việc giúp kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên, khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng hơn, bệnh nhân thường được bác sĩ chỉ định kết hợp thêm biện pháp dùng thuốc.

Biện pháp dùng thuốc

  Một số nhóm thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh đái tháo đường là:

-  Nhóm biguanid: Metformin

- Nhóm Sulfonylurea:

+ Thế hệ I: Tolbutamid, Acetohexamide, Chlorpropamide....

+ Thế hệ II: tác dụng nhanh hơn thế hệ I, gồm Glibenclamid, Gliclazid, Glimepirid

- Nhóm ức chế enzym alpha-glucosidase: Acarbose, Voglibose

- Insulin: gồm 4 loại tác dụng nhanh, tác dụng chậm, tác dụng bán chậm, loại phối hợp.

 

Thuốc tây y điều trị bệnh đái tháo đường

Thuốc tây y điều trị bệnh đái tháo đường

 

  Các thuốc tây y điều trị đái tháo đường có đặc điểm chung là làm hạ đường huyết thông qua nhiều cơ chế như kích thích tụy tăng sản xuất insulin, giảm tình trạng kháng insulin hoặc giảm hấp thu glucose ở ruột. Tùy từng thể bệnh và mức đường huyết cũng như nguy cơ mắc biến chứng mà bác sĩ sẽ có chỉ định loại thuốc phù hợp cho người bệnh.

  Các thuốc tây y điều trị đái tháo đường có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như:

- Gây tụt đường huyết quá mức: Tình trạng đường huyết bị hạ quá thấp khiến người bệnh bị run chân tay, vã mồ hôi hoặc lạnh, nặng hơn có thể bị hôn mê sâu.

- Rối loạn tiêu hóa: Đầy chướng bụng, khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy là những tác dụng phụ khá phổ biến khi dùng thuốc nhóm biguanid và nhóm thuốc ức chế enzym alpha-glucosidase.

- Dị ứng thuốc: Phản ứng dị ứng thuốc có thể xuất hiện với các triệu chứng như ban da, mẩn ngứa, sưng nề mắt và mặt...

- Hại gan thận: Sử dụng thuốc tây y điều trị đái tháo đường trong thời gian dài sẽ gây tổn thương gan, thận, khiến người bệnh mắc thêm các biến chứng về gan và suy thận.

  Do đó, bệnh nhân đái tháo đường sử dụng thuốc tây y cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

  Bên cạnh đó, thuốc tây y có tác dụng hạ đường huyết nhanh nhưng ít có tác dụng ổn định đường huyết. Trong khi đường huyết dao động thất thường là nguyên nhân chính gây ra các biến chứng của bệnh đái tháo đường nên nhiều bệnh nhân dù đã áp dụng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý và dùng thuốc đều đặn theo đơn bác sĩ kê vẫn có nguy cơ cao mắc các biến chứng.

 Vì vậy, các chuyên gia khuyên bệnh nhân nên dùng phối hợp các sản phẩm giúp hạ, ổn định đường huyết và ngăn ngừa biến chứng từ thảo dược thiên nhiên an toàn và hiệu quả, tiêu biểu là sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ.

 

BoniDiabet + - Chìa khóa vàng giúp ổn định đường huyết và ngăn ngừa biến chứng bệnh đái tháo đường an toàn, hiệu quả

 

Thành phần của BoniDiabet +

Thành phần của BoniDiabet +

 

BoniDiabet + là sự kết hợp hoàn hảo của các thảo dược, các nguyên tố vi lượng, cùng với vitamin và dưỡng chất, cụ thể:

- Các thảo dược: Dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi. Đây đều là các thảo dược có tác dụng giúp hạ đường huyết nổi tiếng. Ngoài ra còn có lô hội giúp mau lành vết thương, quế giúp hạ cholesterol máu, góp phần cải thiện tình trạng rối loạn lipid ở bệnh nhân đái tháo đường.

- Các nguyên tố vi lượng như kẽm, crom, magie, selen. Đây đều là các nguyên tố tham gia cấu tạo các enzym chuyển hóa glucose trong cơ thể, giúp hạ và ổn định đường huyết, hạn chế tình trạng đường huyết dao động thất thường, từ đó giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường trên tim, thận, mắt, thần kinh,...

- Các vitamin: Vitamin C và acid folic (vitamin B9). Vitamin C giúp tăng cường miễn dịch, tăng sức bền thành mạch cùng với acid folic góp phần giúp làm giảm nguy cơ biến chứng trên tim mạch.

- Acid alpha lipoic: Đây là dưỡng chất giúp bảo vệ vi mạch đáy mắt và cầu thận khỏi nguy cơ mù lòa và suy thận, cải thiện dưỡng khí trong não bộ, ngăn ngừa biến chứng tai biến mạch máu não. Đồng thời, acid alpha lipoic còn giúp tăng cường huy động đường huyết vào bắp thịt, kích thích chức năng điều chỉnh đường huyết của tụy, hỗ trợ tác dụng của các thuốc điều trị đái tháo đường.

  Các thành phần trên đây đều được chiết xuất từ thiên nhiên nên rất an toàn, không có tác dụng phụ với cơ thể. BoniDiabet + đã được kiểm chứng lâm sàng tại bệnh viện y học cổ truyền Hà Đông cho kết quả giúp hạ và ổn định đường huyết, làm giảm các biến chứng của bệnh đái tháo đường, tỷ lệ bệnh nhân có cải thiện tốt và khá rất cao khoảng 96,67%, đồng thời không xuất hiện các triệu chứng không mong muốn trong quá trình sử dụng.

 

Khách hàng nói gì về BoniDiabet +?

  Sau nhiều năm lưu hành trên thị trường, BoniDiabet + đã và đang trở thành người bạn đồng hành tin cậy của nhiều bệnh nhân bị đái tháo đường. Mời bạn đọc cùng lắng nghe chia sẻ của những khách hàng đã sử dụng BoniDiabet + dưới đây nhé.

  Chú Ma Kim Ký 66 tuổi, ở số 2 thôn Eaxanol, xã Đắk Drô, huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông, điện thoại 0943.353.148

 

Chú Ma Kim Ký - 66 tuổi

Chú Ma Kim Ký - 66 tuổi

 

    “Chú bị đái tháo đường cách đây 8 năm, lúc đó đường huyết của chú lên tới 13 mmol/L. Chú dùng thuốc tây thì đường huyết giảm xuống được 7 mmol/L nhưng hay bị dao động thất thường và chỉ số HbA1c vẫn ở mức cao là 8%. Chú còn thấy xuất hiện các biến chứng như chân tay hay tê bì, bắp chân đau buốt, mắt mờ hẳn, nhìn mọi thứ như qua lớp màng sương nên chú lo lắng lắm”

  “Một lần chú ra nhà thuốc được bạn dược sĩ giới thiệu cho sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ giúp hạ và ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng bệnh đái tháo đường nên mua về dùng thử. Sau 2 tháng dùng BoniDiabet + kết hợp thuốc tây, đường huyết của chú đã giảm còn 6,3 mmol/L. Từ đó, đường huyết của chú lúc nào cũng quanh mức 6 chấm, không bị dao động nhiều. Sau 3 tháng, chú đi đo lại HbA1c cũng chỉ còn 6,3%, bác sĩ bảo bệnh của chú được cải thiện rất tốt nên giảm liều thuốc tây cho chú. Tuyệt vời hơn là các biến chứng tê bì chân tay và đau nhức bắp chân đã hết hẳn, mắt chú sáng rõ hẳn ra. Chú cảm ơn BoniDiabet + nhiều lắm.”

 

   Chú Tống Công Nghi 64 tuổi, ở xóm 6, thôn An Lão, xã An Lão, huyện Bình Lục, Hà Nam, điện thoại: 0973.912.694

 

Chú Tống Công Nghi - 64 tuổi

Chú Tống Công Nghi - 64 tuổi

 

   “Chú bị tiểu đường từ năm 2006, đường huyết lúc phát hiện lên đến 14,7 mmol/L. Chú phải uống 4 viên thuốc tây mỗi ngày nhưng đường huyết lúc thì ở mức 8-9, lúc thì lại bị tụt quá mức, còn HbA1c thì lúc nào cũng trên 7%, chưa bao giờ ở mức an toàn được. Đến năm 2011 chú còn bị biến chứng đục thủy tinh thể phải phẫu thuật cả 2 mắt rồi, chân tay thì lúc nào cũng tê bì.”

   “May mắn chú biết đến sản phẩm BoniDiabet + qua các trang báo và tivi nên mua về dùng thử. Sau một thời gian uống BoniDiabet + với liều 4 viên/ ngày, đường huyết của chú đã về được mức 6.4, còn chỉ số HbA1c cũng giảm còn 6.5%. Đến giờ đường huyết của chú vẫn luôn ổn định nên bác sĩ đã giảm gần hết liều thuốc tây cho chú rồi. Từ ngày dùng BoniDiabet +, người chú khỏe hơn nhiều, chẳng thấy có biến chứng nào thêm nữa, chân tay hết hẳn tê bì, 2 mắt chú cũng không xuất hiện vấn đề bất thường gì cả. Chú yên tâm lắm.”

  Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích về cách điều trị bệnh đái tháo đường, đồng thời nắm được bí quyết phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường an toàn và hiệu quả BoniDiabet + đến từ Mỹ. Mọi thắc mắc xin liên hệ theo số tổng đài miễn phí 18001044 để được tư vấn cụ thể.

 

 

XEM THÊM:

 

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

405.000đ

BoniDiabet+ 30 v

230.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc