Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Các cách chữa mất ngủ cho bà bầu tốt nhất

Thứ tư, 15-07-2020 14:00 PM

Mục lục [Ẩn]

 

    Trong quá trình mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều sự thay đổi, gây rối loạn rất nhiều hoạt động sinh lý. Và mất ngủ là một trong những biểu hiện của các rối loạn hay gặp, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé. Vậy nguyên nhân của mất ngủ khi mang thai là gì, ảnh hưởng của mất ngủ thai kỳ đến sức khỏe của mẹ và bé ra sao, có những cách nào chữa mất ngủ cho bà bầu hiệu quả mà an toàn? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn.

 

Biểu hiện của mất ngủ trong thai kỳ

   Mất ngủ trong thai kỳ thường có các biểu hiện: Khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ tỉnh giấc và rất khó ngủ lại, thức dậy quá sớm, thường có cảm giác mệt mỏi, không thoải mái khi thức dậy, cảm giác lo lắng về giấc ngủ tăng lên, ban ngày thì uể oải, buồn ngủ, khó tập trung.

 

Mất ngủ rất hay gặp ở bà bầu

Mất ngủ rất hay gặp ở bà bầu

 

Vậy nguyên nhân của mất ngủ ở bà bầu là gì?

  Ngoài nguyên nhân do sự lớn lên của thai nhi khiến cho bà bầu rất khó tìm được tư thế ngủ phù hợp thì tùy từng giai đoạn của thai kỳ sẽ có những nguyên nhân khác nhau tác động đến giấc ngủ của phụ nữ có thai. Cụ thể:

  • Trong những tháng đầu thai kỳ:

Ốm nghén: Hầu hết các bà bầu mang thai trong 3 tháng đầu đều phải đối mặt với tình trạng bị ốm nghén. Họ sẽ thường xuyên gặp những cơn buồn nôn rất khó chịu và đó có thể là nguyên nhân gây mất ngủ trong giai đoạn này.

Tâm lý lo lắng, cảm giác khó chịu: Khi mới mang bầu, các mẹ phải đối mặt với rất nhiều sự thay đổi trong cơ thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi không thể kiểm soát, đặc biệt ở những phụ nữ lần đầu mang thai. Ngoài ra, phụ nữ rất nhạy cảm nên dễ phát sinh tâm lý lo lắng về việc chăm sóc sức khỏe, làm thế nào để tốt nhất cho con,  nên ăn uống, bổ sung dinh dưỡng như thế nào cho con khỏe mạnh và thông minh, làm sao để có đủ điều kiện để cho con một cuộc sống tốt nhất… cũng khiến hầu hết các mẹ hoang mang. Vì thế mẹ bầu thường rất khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ.

 

Tâm lý lo lắng, khó chịu  khi mang bầu

Tâm lý lo lắng, khó chịu  khi mang bầu

 

Sự gia tăng hormon progesteron: Ở giai đoạn mới mang thai,  lượng hormon progesteron tăng mạnh. Đây là một hormon rất cần thiết cho mẹ bầu, bởi nó kích thích quá trình làm dày nội mạc tử cung, tăng độ bền nội mạc tử cung, giúp phôi thai có thể làm tổ một cách chắc chắn lên nội mạc tử cung. Hormon này còn kích thích quá trình tạo sữa, bài tiết sữa ở mẹ bầu. Tuy nhiên hormon này lại khiến tâm lý của phụ nữ mang thai trở nên nhạy cảm, dễ nóng giận hoặc rơi vào trạng thái lo âu, căng thẳng, suy nghĩ nhiều làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ. Ngoài ra, sự thay đổi hormon này cũng khiến bà bầu thường xuyên thức dậy giữa đêm và không thể ngủ lại sau đó.

Đi tiểu đêm nhiều lần: Nồng độ progesteron tăng cao còn dẫn đến tình trạng thường xuyên muốn đi tiểu vào ban đêm. Bởi vì nó  làm tăng công suất làm việc của thận, khiến nồng độ  urê tăng cao và làm tăng lượng nước tiểu trong bàng quang. Ngoài ra, dạ con ngày càng lớn lên, gây chèn ép lên bàng quang dẫn đến đi tiểu nhiều hơn. Do phải thường xuyên thức dậy đi tiểu nên các bà bầu sẽ rất dễ gặp phải tình trạng mất ngủ, khó ngủ lại được.

 

Tiểu đêm nhiều lần - Một trong những nguyên nhân mất ngủ của mẹ bầu

 

Tiểu đêm nhiều lần - Một trong những nguyên nhân mất ngủ của mẹ bầu

 

Sự hình thành nhau thai: Sự hình thành nhau thai trong giai đoạn đầu thai kỳ khiến cho cơ thể phải cung cấp một lượng rất lớn máu và oxy vào trong khung chậu để nuôi dưỡng thai nhi. Vì vậy, thai phụ sẽ rất dễ bị mệt mỏi, thiếu máu não, gây ra mất ngủ.

Một số rối loạn khác:  Giai đoạn này, mẹ bầu sẽ thường xuyên gặp cảm giác đói cùng với tình trạng ợ nóng, ợ hơi, gặp khó khăn khi hít thở thoải mái, gây khó ngủ.

  • Trong những tháng giữa thai kỳ:

   Giai đoạn này mẹ bầu ít bị mất ngủ hơn do tình trạng ốm nghén gần như không còn.  Các nguyên nhân có thể gây mất ngủ cho mẹ bầu trong giai đoạn này là :

Tử cung tiếp tục mở rộng: Kích thước tử cung không ngừng tăng lên gây ảnh hưởng tới cử động cơ hoành làm cho cơ hoành bị hạn chế cử động và hơi thở của bà bầu trở nên  ngắn và nông hơn.

Gặp ác mộng: Một số bà bầu lại hay gặp những cơn ác mộng về sự phát triển của thai nhi không được bình thường, những giấc mơ này có thể rất sống động và chân thực gây cảm giác ám ảnh cho thai phụ dẫn đến mất ngủ.

Ợ hơi và táo bón: Khi tuổi thai càng lớn tử cung cũng lớn theo gây chèn ép dạ dày. Chưa kể,  hoạt động của hệ tiêu hóa ở phụ nữ mang thai cũng không được tốt làm thức ăn lưu lại ở đường tiêu hóa lâu hơn, gây ợ nóng, ợ hơi và táo bón khiến mẹ bầu hay bị tỉnh giấc, ngủ không ngon.

  • Trong những tháng cuối thai kỳ

Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể: Để cho thai nhi tiếp tục phát triển tốt  và để chuẩn bị cho sự ra đời của em bé, cơ thể mẹ sẽ tự điều chỉnh một cách phù hợp nhất. Cách thức điều chỉnh trong thời kỳ này là cơ thể mẹ thay đổi rõ rệt về nội tiết tố. Nội tiết tố thay đổi làm ảnh hưởng đến nhịp sinh học của mẹ khiến mẹ bầu mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.

Sự thay đổi tâm sinh lý: Các thay đổi bên trong cơ thể còn khiến tâm sinh lý của mẹ bầu thay đổi, vì vậy phụ nữ có thai luôn cảm thấy khó chịu dẫn đến mất ngủ.

Sự bất tiện khi kích thước bụng bầu ngày một lớn: 3 tháng cuối thai kỳ là thời điểm thai nhi tăng trưởng vượt bậc về kích thước, bụng mẹ cũng to hơn. Khác với các giai đoạn trước, bây giờ việc lựa chọn được một tư thế giúp dễ ngủ cũng không hề đơn giản, thậm chí chỉ cần xoay người, cựa người nhẹ là đã khiến thai phụ cảm thấy đau nhức khó chịu.

Thai nhi chèn ép lên các cơ quan mạnh hơn: Ba tháng cuối thai kỳ, kích thước dạ con tăng lên rất nhanh, điều này gây chèn ép lên các cơ quan xung quanh như dạ dày, bàng quang do đó xuất hiện tình trạng ợ hơi, ợ nóng, rối loạn tiêu hóa, tiểu nhiều về đêm khiến bà bầu mất ngủ, khó ngủ.

Đau lưng, đau cơ dẫn đến khó ngủ: Phần lớn các bà bầu thường bị đau lưng trong giai đoạn này. Nguyên nhân của các cơn đau lưng là do trọng lượng bào thai khá lớn, gây chèn ép các dây thần kinh. Ngoài ra biểu hiện đau lưng thường có liên quan đến việc dây chằng giữa xương chậu giãn làm cho các khớp bị nới lỏng để chuẩn bị cho việc sinh nở.

Chuột rút ở chân: Đây là tình trạng tương đối phổ biến 3 tháng cuối thai kỳ thường xuyên xuất hiện vào ban đêm khiến mẹ bầu khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên chuột rút như sự chèn ép mạnh của bào thai lên các cơ bắp chân, mạch máu, dây thần kinh; rối loạn nước và điện giải (thiếu nước, thiếu sắt, thiếu canxi và thừa phospho).

 

Ảnh hưởng của mất ngủ trong thai kỳ tới sức khỏe và cuộc sống của mẹ

  • Việc bà bầu thiếu ngủ có thể dẫn đến tình trạng não bị thiếu hụt các vi chất làm cho phụ nữ mang thai mệt mỏi, kiệt sức, kém tỉnh táo, giảm khả năng tập trung.
  • Theo các nghiên cứu nếu mẹ bầu ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày sẽ có nguy cơ gây khó sinh, tỷ lệ sinh mổ cao hơn hoặc chuyển dạ lâu hơn bình thường.
  • Thiếu ngủ kéo dài cũng sẽ khiến mẹ bầu rất dễ cáu gắt, khó chịu, dễ nhạy cảm, làm giảm chất lượng cuộc sống hàng ngày của mẹ.
  • Không chỉ có sự thay đổi nội tiết tố gây ảnh hưởng đến sắc đẹp của phụ nữ có thai mà việc thường xuyên ngủ không đủ giấc cũng là một nguyên nhân. Tình trạng này kéo dài thì da dẻ của mẹ sẽ rất dễ lão hóa gây rạn da, thô ráp, tăng nhạy cảm, dễ nổi mụn.

 

Da phụ nữ có thai rất dễ nổi mụn

Da phụ nữ có thai rất dễ nổi mụn

 

Thai nhi sẽ bị ảnh hưởng ra sao khi mẹ mất ngủ?

 Tình trạng mất ngủ không chỉ gây nhiều tác hại lên sức khỏe của thai phụ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của em bé:

  • Làm chậm sự phát triển của thai nhi

Tình trạng mệt mỏi do mất ngủ ở mẹ bầu cũng có thể làm cho mẹ bầu chán ăn. Khi không ăn uống được, ngủ nghỉ hợp lý có thể gây rối loạn trao đổi chất, thiếu dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển trí não và các giác quan của bào thai. Ngoài ra, mẹ bầu bị khó ngủ sẽ thường xuyên trằn trọc, cựa lật người nhiều cùng với những tiếng động bên ngoài có thể làm cho em bé trong bụng thức giấc gây tác động đến sự phát triển của bé.

  • Gây chứng thiếu máu sơ sinh

Khoảng thời gian cơ thể tạo ra nhiều hồng cầu nhất là khoảng từ 23 giờ đến 3 giờ sáng. Khi thai phụ mất ngủ kéo dài sẽ có thể dẫn đến thiếu máu, ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu ở mẹ khiến thai nhi dễ bị thiếu máu ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ.

 

Các cách chữa mất ngủ cho bà bầu đơn giản mà hiệu quả

     Đối với mẹ bầu việc sử dụng các thuốc ngủ tây y tuyệt đối nên chống chỉ định.Vì thuốc ngủ tây y có khả năng qua được nhau thai và hàng rào máu não rất tốt nên nó có thể gây nhiều tác dụng phụ cho thai nhi. Do đó phụ nữ có thai thường lựa chọn các cách chữa mất ngủ không dùng thuốc, vừa an toàn cho mẹ và bé lại đem lại hiệu quả rất tốt. Dưới đây là một số cách chữa mất ngủ hay dùng cho bà bầu:

            Điều chỉnh chế độ ăn uống

  • Uống nước một cách hợp lý: Bà bầu nên hạn chế uống nước ngay trước khi đi ngủ, nhằm giảm việc thức dậy đi tiểu trong đêm. Thay vào đó các mẹ nên tăng cường uống nước vào ban ngày để giảm tình trạng chuột rút để giúp dễ ngủ.
  • Xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Phải  cân bằng giữa trái cây và rau xanh, protein, chất béo, đường và tăng cường thực phẩm giàu vitamin B6. Thiếu vitamin B6 cũng có thể dẫn đến mất ngủ. Các mẹ có thể  sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin B6 như thịt bò, ớt chuông, bông cải, măng tây…

 

 Các loại thực phẩm giàu vitamin B6

Các loại thực phẩm giàu vitamin B6

 

  • Tránh ăn quá no, nên chia nhỏ các bữa ăn làm nhiều bữa, ăn chậm nhai kỹ để tránh quá tải hệ tiêu hóa, giúp giảm ợ hơi, ợ nóng và táo bón nhờ đó giảm mất ngủ.
  • Hạn chế sử dụng bia, rượu, các thức uống kích thích như cà phê, trà, nước tăng lực, socola…

Xây dựng chế độ tập luyện hợp lý

Việc vận động nhẹ nhàng giúp cơ thể bà bầu thoải mái hơn, giảm lo âu căng thẳng giúp tạo cảm giác buồn ngủ, ngủ ngon hơn. Các nhà khoa học khuyên mỗi bà bầu nên tập thể dục nhẹ nhàng ít nhất 1 tiếng mỗi ngày để giúp ích cho giấc ngủ cũng như giúp cho việc dễ đẻ sau này. Cách tập luyện phù hợp với mẹ bầu có thể là đi bộ xung quanh nhà hay tập các bài yoga nhẹ nhàng ngay tại nhà.

Điều chỉnh 1 số thói quen sinh hoạt

  • Tắm nước ấm giúp thư giãn cơ bắp sau một ngày dài hoạt động mệt mỏi
  • Hạn chế dùng điện thoại, máy vi tính và các thiết bị điện tử trong vòng 2 giờ trước khi đi ngủ để tạo điều kiện cho sự sản sinh melatonin, tạo cảm giác buồn ngủ.
  • Nếu nằm mãi vẫn không ngủ được thì hãy ra khỏi giường và thử đọc một cuốn sách, nghe nhạc hoặc làm bất cứ điều gì khác giúp thư giãn hay giúp tiêu hao năng lượng để tạo cảm giác buồn ngủ.
  • Tạo ra không gian phù hợp bằng cách bật điều hòa để phòng ngủ được mát mẻ, việc kéo rèm hoặc đóng cửa sổ lại sẽ giúp tạo nên không gian yên tĩnh.

Sử dụng các loại tinh dầu

   Như chúng ta đã biết tinh dầu vừa thơm vừa giúp thanh lọc không khí, tạo cảm giác thư thái thoải mái cho phụ nữ có thai, giúp dễ ngủ. Tuy nhiên không phải loại tinh dầu nào cũng tốt cho bà bầu, có nhiều loại tinh dầu mà mẹ bầu nên tránh sử dụng. Sau đây là một số tinh dầu nên dùng cho bà bầu:

  • Tinh dầu oải hương: Giúp tinh thần thoải mái, thanh thản, giảm đau đớn khó chịu khi mang thai, ngoài ra còn có thể giúp tránh rạn da.

 

Tinh dầu oải hương giúp giảm khó chịu ở phụ nữ có thai

Tinh dầu oải hương giúp giảm khó chịu ở phụ nữ có thai

 

  • Tinh dầu sả chanh:  Tinh dầu này có mùi hương dễ chịu giúp thư giãn tinh thần, ngủ ngon và đuổi muỗi hiệu quả.
  • Tinh dầu phong lữ: Loại tinh dầu này có mùi thơm nhẹ nhàng, mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu, giảm căng thẳng rất tốt.

 

Tinh dầu phong lữ

Tinh dầu phong lữ

 

  • Tinh dầu vỏ bưởi: Giúp giảm mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt, thư giãn tinh thần khi khuếch tán trong không khí.

  Chúng ta có thể sử dụng các tinh dầu trên bằng cách pha loãng rồi massage cổ vai, nhỏ vài giọt lên khăn giấy rồi đặt dưới gối hoặc nhỏ một vài giọt tinh dầu vào bồn tắm và ngâm mình trong đó khoảng 10-15 phút.

Dùng các loại trà giúp dễ ngủ

Do nguồn gốc thiên nhiên an toàn với phụ nữ có thai nên một số thảo mộc được sử dụng dưới dạng trà để hỗ trợ cải thiện giấc ngủ cho bà bầu hiệu quả:

  • Trà gừng mật ong:

   Sử dụng một cốc trà gừng mật ong ấm trước khi đi ngủ có thể giúp phụ nữ mang thai cải thiện các tình trạng khó ngủ, mất ngủ và ngủ không sâu giấc. Có được công dụng này là do trong gừng có chứa các chất chống oxy hóa như gingerol, cineol có khả năng làm giảm căng thẳng thần kinh, thư giãn cơ và thúc đẩy tuần hoàn máu. Còn mật ong lại chứa lượng tryptophan dồi dào (đây là protein có khả năng thúc đẩy não bộ sản sinh endorphin và serotonin giúp điều hòa tâm trạng, giảm căng thẳng).

 

Trà gừng mật ong rất tốt cho giấc ngủ của bà bầu

Trà gừng mật ong rất tốt cho giấc ngủ của bà bầu

 

  • Trà tinh dầu chanh:

Loại trà chứa tinh dầu chanh có tác dụng giúp mẹ bầu thư giãn, hương thơm của chanh kích thích tinh thần bà bầu trở nên hứng khỏi, giảm bớt những khó chịu. Thêm nữa, loại tinh dầu này còn tăng cường hệ miễn dịch, kháng khuẩn giúp bảo vệ cơ thể bà bầu khỏi sự xâm nhập của virus cũng như nguy cơ bị nhiễm trùng.

  • Trà hoa cúc:

Hoa cúc có chứa một chất chống oxy hóa gọi là apigenin, có khả năng khơi gợi giấc ngủ. Ngoài ra, việc uống trà hoa cúc có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ của bà bầu.

 

Trà hoa cúc giúp cải thiện giấc ngủ cho thai phụ

Trà hoa cúc giúp cải thiện giấc ngủ cho thai phụ

 

   Tình trạng mất ngủ còn có thể kéo dài cho đến thời kỳ sau sinh. Nếu sau khi cai sữa cho bé mà vẫn bị mất ngủ, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên giúp cải thiện giấc ngủ. Điển hình trong số các sản phẩm đó là BoniSleep. Đây là sản phẩm có xuất xứ từ Canada và Mỹ có tác dụng giúp dễ ngủ, ngủ ngon giấc.

 

BoniSleep - Giải pháp tuyệt vời cho người mất ngủ

Thành phần của BoniSleep là sự kết hợp hoàn hảo của các thành phần:

  Lactium: Là hoạt chất được tinh chế từ casein sữa, có tác động như chất nuôi dưỡng hệ thần kinh, giúp thư giãn, tái tạo sức sống não bộ. Từ đó, giúp giảm căng thẳng, lo âu, mang đến giấc ngủ sinh lý tự nhiên, trọn vẹn.

  Melatonin: Là hormone tuyến tùng có tác dụng kiểm soát chu kỳ giấc ngủ, điều hòa nhịp sinh học của cơ thể.

  Nhóm thảo dược an thần: Cây nữ lang, hoa cúc, hoa bia, ngọc trai, lạc tiên giúp giảm lo âu, ngủ ngon giấc hơn.

  Nhóm vi chất: Magie oxit, vitamin B6, giúp trấn tĩnh toàn bộ hệ thần kinh.

  Nhóm các chất dẫn truyền thần kinh: 5 - hydrotryptophan, L - theanin, GABA, giúp giảm căng thẳng, lo âu trầm cảm, giảm stress.

 

 BoniSleep-Giải pháp tuyệt vời cho người mất ngủ

 

 BoniSleep-Giải pháp tuyệt vời cho người mất ngủ

 

   Nhờ vậy, BoniSleep có tác dụng an thần, giảm căng thẳng, stress, tái tạo giấc ngủ sinh lý tự nhiên, nuôi dưỡng tế bào não và tế bào thần kinh, hỗ trợ cải thiện rối loạn giấc ngủ hiệu quả.

 

Đánh giá của khách hàng sau khi sử dụng BoniSleep

   Sau nhiều năm lưu hành trên thị trường, BoniSleep đã được hàng triệu người tin dùng. Dưới đây là một vài đánh giá của khách hàng đã sử dụng BoniSleep, mời bạn đọc tham khảo:

 

Chị Lưu Thị Như Ý, 37 tuổi ở số 97 Lê Ngô Các, kp5, phường Tân Hòa, Biên Hòa, Đồng Nai, điện thoại: 0909.300.996

 

Chị Lưu Thị Như Ý, 37 tuổi

Chị Lưu Thị Như Ý, 37 tuổi

 

“Trước đây chị bị áp lực dẫn đến trầm cảm,  vì thế mất ngủ liên miên. Chị đi khám, bệnh viện kết luận rằng chị bị trầm cảm khá nặng và kê đơn thuốc tây. Chị uống thuốc tây được 6 tháng trời nhưng không cải thiện. Tình cờ xem được quảng cáo trên mạng và biết tới tpcn BoniSleep của Mỹ và Canada, thấy rất tin tưởng nên ra nhà thuốc mua về uống với liều 2 viên mỗi ngày. Sau khi dùng được 2 tuần thì chị ngủ được cả đêm, tuy rằng giấc ngủ cũng chưa ổn định. Dần dần giấc ngủ mới sâu và ngon, chị đã ngủ được từ 10 giờ tối đến 6 giờ sáng, ngủ một mạch không thức giấc lần nào.”

 

Chị Trần Thị Tuyết Nhung, 42 tuổi, ở số 61 Huỳnh Văn Ninh, kDC phường 03, tp Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, điện thoại: 0968.206.868

 

       Chị Trần Thị Tuyết Nhung, 42 tuổi

Chị Trần Thị Tuyết Nhung, 42 tuổi

 

“Chị bị stress rất nặng, mất ngủ triền miên.  Bữa đó chị bị ngất, phải vào bệnh viện cấp cứu. Bác sĩ kê đơn thuốc tây trị mất ngủ và trầm cảm phối hợp. Sau khoảng 2 tuần sử dụng thuốc bệnh lại tái phát y như cũ. Tình cờ xem được video bác sĩ ở viện 108 tư vấn về tpcn BoniSleep của Mỹ và Canada và video các bệnh nhân bị mất ngủ khác nữa, họ mất ngủ có khi nặng hơn chị rất nhiều mà dùng BoniSleep đều cải thiện tốt. Chị tin tưởng mua ngay BoniSleep về dùng. Sau khi uống hết 1 lọ BoniSleep đó, chị ngủ được một mạch từ 10 giờ tối cho tới 6 giờ sáng, dậy rất khoan khoái khỏe mạnh khác hẳn trước đây. Sau đó chị chia nhỏ liều thuốc tây ra và giảm dần từng ít một, sau khoảng 2 tuần là chị bỏ sạch sành sanh thuốc ngủ tây y mà giấc ngủ vẫn giữ nguyên 8 tiếng không giảm tí nào. Theo đà đó, dùng hết 6 lọ BoniSleep với liều 3 viên thì chị cũng giảm BoniSleep xuống còn 2 viên 1 ngày. Từ ngày uống BoniSleep, không những chị ngủ ngon, ngủ sâu mà người khỏe, nhẹ nhõm, tinh thần chị thoải mái vô cùng.”

 

   Hy vọng rằng qua bài viết trên đây, bạn đọc đã có thêm được nhiều hiểu biết về tình trạng mất ngủ ở trong thời kỳ mang thai, cũng như biết thêm được các cách chữa mất ngủ cho bà bầu an toàn mà hiệu quả. Nếu cần biết thêm thông tin về BoniSleep, bạn đọc có thể liên hệ 18001044 để được tư vấn miễn phí.

 

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniSleep+ 30V

405.000đ

BoniHappy+ 60V

405.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc