Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Bị trĩ khi nào cần phẫu thuật? Cắt trĩ xong có khỏi bệnh không?

Thứ hai, 08-08-2022 16:33 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Bệnh trĩ vô cùng phổ biến ở nước ta, được xem là căn bệnh “khó nói”, gây ra rất nhiều khó chịu và phiền toái cho sức khỏe cũng như cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân. Vì thường âm thầm chịu đựng, không đi thăm khám nên bệnh nhân sẽ có rất nhiều băn khoăn thắc mắc liên quan tới căn bệnh này, đặc biệt phải kể đến như là: “Bị trĩ khi nào cần phẫu thuật? Cắt trĩ xong có khỏi bệnh không?”. Để có lời giải đáp cho những câu hỏi đó, mời bạn đọc cùng tham khảo nội dung bài viết sau đây.

 

Bị trĩ khi nào cần phẫu thuật?

Bị trĩ khi nào cần phẫu thuật?

 

Những điều cần biết về bệnh trĩ

Bệnh trĩ là gì?

   Bệnh trĩ hay còn gọi là bệnh lòi dom, được hình thành do sự giãn nở quá mức các mạch máu, tĩnh mạch ở vùng hậu môn – trực tràng, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như đau rát, ngứa ngáy và xuất hiện những búi trĩ sa vào trong lòng ống hậu môn.

Phân loại bệnh trĩ

    Trĩ được chia thành 2 loại chính đó là trĩ ngoại và trĩ nội dựa trên vị trí búi trĩ so với đường lược (cơ vòng hậu môn).

- Trĩ ngoại: là loại có búi trĩ xuất phát từ hệ thống đám rối tĩnh mạch nằm phía dưới đường lược, búi trĩ được bao phủ bởi lớp biểu mô vảy, và thường trực sa ra bên ngoài hậu môn. Khi bị trĩ ngoại, bệnh nhân có thể gặp một số triệu chứng:

   + Vùng da trên búi trĩ bị kích thích và bị loét

   + Có cục máu đông hình thành bên trong búi trĩ sẽ gây cơn đau đột ngột và nghiêm trọng.

- Trĩ nội: có búi trĩ xuất phát từ đám rối tĩnh mạch nằm trên đường lược, búi trĩ được bao phủ bởi lớp niêm mạc trực tràng và lớp biểu mô chuyển tiếp. Một số triệu chứng thường gặp ở trĩ nội:

   + Ngứa hoặc kích thích ở vùng hậu môn do dịch nhầy từ sự bài tiết của niêm mạc ống hậu môn.

   + Chảy máu trong quá trình đi tiêu, mức độ chảy máu nhiều hay ít tùy vào tình trạng từng người. Nhẹ thì có thể chỉ đơn giản là rỉ máu, nặng hơn thì chảy thành giọt, thành tia, thậm chí là khi ngồi xổm cũng chảy máu.

   Ngoài ra còn có thêm: loại trĩ vòng khi có nhiều búi trĩ liên tục với nhau chiếm toàn bộ vòng hậu môn; loại trĩ hỗn hợp khi bị cả trĩ nội và trĩ ngoại cùng lúc.

Phân độ trĩ nội

   Trĩ nội được phân độ dựa theo mức độ sa ra ngoài của và khả năng co lên của búi trĩ, độ càng cao thể hiện tình trạng bệnh càng nặng, cụ thể:

 

4 cấp độ của trĩ nội

4 cấp độ của trĩ nội

 

  • Độ 1: búi trĩ nằm hoàn toàn trong lòng ống trực tràng, không sa ra ngoài.
  • Độ 2: búi trĩ sẽ sa ra ngoài một chút khi làm động tác rặn, khi không rặn búi trĩ tự co lên được.
  • Độ 3: búi trĩ sa ra ngoài nhiều hơn khi rặn, đi lại nhiều hoặc ngồi xổm, khả năng tự co lên rất chậm, hoặc phải dùng tay đẩy lên.
  • Độ 4: búi trĩ sa mạn tính, luôn có búi trĩ sa ra ngoài hậu môn.

Biến chứng thường gặp của bệnh trĩ

   Ngoài những triệu chứng đã nêu trên, nếu không thực hiện kiểm soát tốt từ sớm, bệnh trĩ có thể tiến triển nặng nề, đồng thời xuất hiện nhiều biến chứng khiến tình trạng càng thêm tồi tệ và khó khắc phục. Các biến chứng thường gặp như là:

  • Nghẹt búi trĩ: nếu búi trĩ sa và bị mắc kẹt làm cho mạch máu máu cung cấp cho búi trĩ bị tắc. Lúc này triệu chứng đau sẽ rất rõ ràng. Khi ấn nhẹ vào sẽ cảm giác lộm cộm do có cục máu đông.
  • Tắc mạch: Là tình trạng hình thành cục máu đông bên trong mạch máu của búi trĩ. Khi tắc mạch trĩ ngoại, vùng rìa hậu môn sẽ thấy khối phồng nhỏ màu xanh, đi kèm cảm giác đau rát khi sờ, căng. Tắc mạch trong trĩ nội thì có cảm giác đau và cộm sâu bên trong hậu môn và triệu chứng không rầm rộ như trĩ ngoại.
  • Viêm da quanh hậu môn, viêm nhú và viêm khe khi da giữa các búi trĩ bị loét gây triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát.

 

Bị trĩ khi nào cần phẫu thuật?

   Nguyên tắc đầu tiên trong điều trị bệnh trĩ là ngăn chặn sự tiến triển xấu, triệt tiêu hoặc làm co nhỏ kích thước các búi trĩ, giúp bệnh nhân không còn hoặc giảm triệu chứng bệnh như: ngứa rát hậu hôn, chảy máu khi đi đại tiện… Nếu để bệnh trĩ diễn biến càng nhanh, càng nặng thì kiểm soát càng khó khăn, biến chứng nguy hiểm và khó khắc phục triệt để.

   Có nhiều phương pháp được ứng dụng trong điều trị bệnh trĩ như: điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống, dùng thuốc tây y, thủ thuật tại chỗ, dùng đông y – thảo dược, phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ.

   Với trường hợp nhẹ, bệnh nhân từ trĩ nội độ 2 trở xuống hoặc trĩ hỗn hợp, trĩ ngoại thông thường chưa cần phải can thiệp phẫu thuật mà có thể lựa chọn các phương pháp khác vẫn giúp giảm được kích thước sa ra của búi trĩ và triệu chứng bệnh.

   Phẫu thuật cắt búi trĩ là phương pháp điều trị được khuyến cáo dành cho những bệnh nhân bị trĩ nội độ 3 trở lên, có búi trĩ to, trĩ bị huyết khối gây tắc nghẹt cấp tính, trĩ hỗn hợp hoặc trĩ ngoại nặng gây chảy máu và đau đớn nhiều.

 

Phẫu thuật cắt trĩ xong có khỏi bệnh không?

   Bản chất của bệnh trĩ đến từ việc suy giãn các búi tĩnh mạch khu vực hậu môn, trực tràng. Tĩnh mạch gồm có thành mạch và các van một chiều 2 lá dọc theo suốt lòng mạch, van này có dạng túi với mặt lõm hướng lên trên đảm bảo máu chảy theo một hướng về tim, ngăn cản máu chảy ngược lại do tác dụng của trọng lực.

 

Phẫu thuật cắt búi trĩ xong có khỏi bệnh không?

Phẫu thuật cắt búi trĩ xong có khỏi bệnh không?

 

   Cơ chế bệnh là van trong lòng tĩnh mạch bị hư hại, van đóng không kín do đó máu chảy ngược xuống qua kẻ hở giữa 2 lá van tạo nên dòng chảy ngược. Điều đó làm tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch, gây giãn và làm cho tình trạng hở càng nặng thêm. Khi các búi tĩnh mạch ở khu vực hậu môn trực tràng gặp tình trạng này chúng sẽ đẩy theo các niêm mạc, mô đỡ đàn hồi lồi vào lòng ống trực tràng tạo thành búi trĩ.

   Sau khi phẫu thuật cắt trĩ, các triệu chứng bệnh có thể thuyên giảm rất nhanh, cuộc sống của bệnh nhân có thể trở lại bình thường hơn. Tuy nhiên bạn cần chuẩn bị tâm lý rằng kể cả thế cũng không có nghĩa là bạn đã hoàn toàn hết bệnh, bởi thực tế bệnh trĩ vẫn có thể tái phát chỉ sau một vài năm kể từ khi phẫu thuật.

   Như vậy cần phải hiểu được rằng, phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ không phải là phương pháp duy nhất, cuối cùng mà chỉ là một mắt xích trong cả quá trình điều trị tổng thể. Bệnh nhân nên có biện pháp kiểm soát ngăn cản bệnh tiến triển nặng nề ngay từ ban đầu để tránh phải phẫu thuật, đồng thời ngay cả sau khi phẫu thuật xong cũng cần điều trị phòng ngừa bệnh tái phát.

 

Biện pháp kiểm soát bệnh trĩ

   Với mục tiêu kiểm soát tốt bệnh tình từ sớm hoặc phòng ngừa tái phát bệnh hậu phẫu thuật cắt búi trĩ, người bệnh không nên bỏ qua một số biện pháp tiêu biểu sau đây.

Điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống

  • Đi đại tiện: khi đi vệ sinh, nên kê thêm một chiếc ghế dưới chân sao cho bụng và đùi tạo một góc khoảng 45 độ. Lập thói quen đi đại tiện vào một thời điểm cố định, không nhịn quá lâu, không rặn. Rửa hậu môn bằng nước sạch, không nên dùng giấy lau.
  • Ăn uống đầy đủ, không bỏ bữa: khi không ăn uống đầy đủ, dạ dày không co bóp đẩy thức ăn sẽ dễ gây táo bón, điều này sẽ góp phần khiến bệnh trĩ nặng hơn.
  • Ăn tăng cường chất xơ: giúp nhu động ruột hoạt động hiệu quả hơn tuy nhiên không nên bổ sung quá nhiều một lúc để tránh gây ra đầy hơi, tiêu chảy.
  • Bổ sung thực phẩm nhiều chất sắt tránh thiếu máu như: các loại cải xanh, đậu phụ, hạt bí…
  • Hạn chế tối đa ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, uống rượu bia, cà phê, chất kích thích…
  • Ăn uống vệ sinh phòng tránh viêm nhiễm.
  • Uống đủ nước khiến chất thải bớt rắn hơn, giảm táo bón.
  • Tập bài tập nhíu cơ hậu môn: ngồi hoặc nằm thẳng người, nhíu cơ hậu môn như khi nhịn đi đại tiện, tập 30-50 lần mỗi ngày.

 

Hạn chế ăn đồ cay nóng

Hạn chế ăn đồ cay nóng

 

Biện pháp đông y – thảo dược

   Trong y học cổ truyền có nhiều thảo dược tác động trực tiếp đến nguyên nhân gây bệnh, giúp làm bền thành mạch, tăng cường trương lực thành tĩnh mạch giúp tĩnh mạch luôn bền chắc, dẻo dai, đồng thời còn làm giảm những triệu chứng của bệnh như đau rát, ngứa, chảy máu, sưng búi trĩ… như là:

  • Hạt dẻ ngựa: chứa hoạt chất aescin giúp giảm sưng và viêm, bảo vệ mao mạch khỏi đứt vỡ, làm bền thành tĩnh mạch. Trong một nghiên cứu ở Đức, 80 người bị bệnh trĩ uống 40mg aescin từ hạt dẻ ngựa, 3 lần/ngày trong hai tuần, kết quả cho thấy tình trạng đau, sưng, chảy máu và kích thước búi trĩ đều giảm đáng kể.
  • Hòe hoa: đây là loại dược liệu không còn xa lạ gì với người Việt Nam, có chứa hàm lượng lớn rutin – là một loại vitamin P có tác dụng bảo vệ và tăng sức chịu đựng của tĩnh mạch.
  • Chiết xuất có chứa Diosmin và Hesperidin từ vỏ của các loại quả họ cam: Ức chế phosphodiesterase dẫn đến giảm sản xuất ra các yếu tố gây viêm như prostaglandins E2, F2 và thromboxan B2 đồng thời làm giảm các gốc tự do chống oxy hóa. Vì thế chiết xuất này có khả năng giúp làm giảm viêm và tình trạng sưng phù, bảo vệ hệ vi tuần hoàn, tăng cường tính bền của thành mạch và cải thiện tính thấm của các mao mạch.

   Để giúp cho bệnh nhân trĩ tiếp cận sử dụng biện pháp này một cách thuận tiện, an toàn, hiệu quả, các nhà khoa học hàng đầu tại Mỹ đã kết hợp tất cả các loại tinh chất thảo dược trên cùng với nhiều thành phần hữu ích khác, cuối cùng thành công cho ra đời sản phẩm BoniVein+ - một trong những giải pháp giúp kiểm soát bệnh trĩ đã và đang được nhiều người ưa chuộng trên thị trường hiện nay.

 

BoniVein+ - biện pháp giúp kiểm soát bệnh trĩ toàn diện từ thiên nhiên

   Ngoài những thảo dược tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh trĩ đã kể trên thì BoniVein+ còn có:

  • Nhóm thảo dược giúp chống oxy hóa mạnh: lý chua đen, hạt nho, vỏ thông giúp chống oxy hóa cực mạnh, gấp 20 lần vitamin E và 50 lần Vitamin C giúp làm bền thành mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, bảo vệ thành mạch.
  • Nhóm hoạt huyết lưu thông máu: cây chổi đậu, bạch quả giúp tăng tuần hoàn máu từ đó ngăn ngừa huyết khối búi trĩ cũng như các biến chứng khác.

 

Sản phẩm BoniVein+

Sản phẩm BoniVein+

 

   Nhờ tập hợp được những thành phần tốt nhất trong cùng một giải pháp, BoniVein+ giúp đẩy lui bệnh trĩ hiệu quả do vừa cải thiện từ sâu vấn đề gốc rễ cho đến giảm nhẹ triệu chứng và phòng ngừa biến chứng.

   BoniVein+ được sản xuất trên dây chuyền đạt chuẩn GMP của FDA (Mỹ), Health Canada và Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Khi nhập khẩu về Việt Nam, sản phẩm đã được Bộ Y tế Việt Nam kiểm tra, chứng nhận an toàn và cấp giấy phép lưu hành trên toàn quốc.

   Với thành phần nguồn gốc 100% tự nhiên nên BoniVein+ hoàn toàn không có tác dụng phụ. Hơn nữa sản phẩm còn được ứng dụng công nghệ siêu nano - Microfluidizer trong bào chế khiến cho các hoạt chất được tinh lọc loại bỏ tạp chất, tăng độ hấp thu, thẩm thấu sâu đến tận đích tác dụng, tối ưu hiệu quả cho người dùng. Vì vậy đây xứng đáng là một trong những lựa chọn hàng đầu nhằm giúp bệnh nhân trĩ kiểm soát tốt tình trạng từ sớm, đồng thời ngăn ngừa tái phát sau khi phẫu thuật.

   Hi vọng bài viết này đã giúp bạn đọc có câu trả lời chi tiết cho băn khoăn: “Bị trĩ khi nào cần phẫu thuật, cắt trĩ xong có khỏi bệnh không?”, đồng thời nắm bắt được thêm những biện pháp kiểm soát trĩ hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn vui lòng liên hệ hotline 1800 1044 (miễn cước) để được tư vấn cụ thể.

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

250.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc