Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Bị rụng tóc nhiều là do thiếu chất gì?

Thứ tư, 05-02-2020 11:43 AM

     Rụng tóc nhiều có thể do thiếu hụt protein, các loại vitamin (vitamin C, E, A, H), khoáng chất (sắt, kẽm, selen, canxi) hoặc do thiếu hụt Omega-3. Để cải thiện tình trạng tóc rụng do thiếu chất, bạn có thể bổ sung vi chất dinh dưỡng thông qua chế độ ăn uống, sử dụng viên uống hỗ trợ hoặc dùng mặt nạ ủ cho tóc. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

 

Bonihair của công ty Botania dành cho người rụng tóc nhiều

 

  1. Rụng tóc nhiều là do thiếu chất gì?

 

    Rụng tóc là hoạt động sinh lý của cơ thể nhằm loại bỏ những sợi tóc già yếu và phát triển các sợi tóc mới. Tuy nhiên rụng tóc quá nhiều (hơn 100 sợi một ngày) là biểu hiện của rụng tóc bệnh lý.

 

   Khác với rụng tóc sinh lý, rụng tóc bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng tóc mỏng, rụng tóc thành mảng hoặc thậm chí là hói đầu. Hiện tượng tóc rụng nhiều thường do rối loạn nội tiết, hóa xạ trị, suy nhược cơ thể, mắc các bệnh da đầu, suy giảm miễn dịch,…

 

  Bên cạnh đó, rụng tóc nhiều cũng có thể xảy ra do thiếu hụt chất dinh dưỡng. Thông thường, nang tóc cần một lượng dưỡng chất để duy trì độ chắc khỏe và đảm bảo quá trình phát triển. Vì vậy nếu không bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết, nang tóc có thể bị suy yếu dần và dẫn đến chứng rụng tóc nhiều.

 

 Rụng tóc kéo dài có thể do thiếu hụt các chất dinh dưỡng sau đây:

 

  • Protein

 

   Thành phần chính của tóc là protein hóa sừng. Vì vậy khi cơ thể thiếu hụt protein, tóc có thể bị hư hại, tổn thương và rụng nhiều bất thường.

 

    Không chỉ tham gia vào quá trình cấu tạo tóc, protein còn là tiền chất để cơ thể sản sinh collagen. Collagen là một loại protein đặc biệt giúp gắn kết tế bào, duy trì độ dẻo dai và chắc khỏe cho mái tóc. Thiếu hụt thành phần này có thể khiến tóc dễ rối, khô cứng, kém mượt và dễ rụng khi có tác động.

 

  • Một số nhóm vitamin

 

Vitamin không tham gia vào quá trình cấu tạo tóc và nang tóc. Tuy nhiên thành phần này là yếu tố cần thiết để tóc phát triển và duy trì độ chắc khỏe.

  • Vitamin C: Vitamin C có tác dụng tiêu diệt gốc tự do và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Các chuyên gia cho biết, người thiếu hụt vitamin C thường có hàng rào bảo vệ tóc kém, vì vậy tóc rất dễ tổn thương khi tiếp xúc với các yếu tố từ môi trường. Bên cạnh đó, vitamin C còn là chất xúc tác trong quá trình sản sinh collagen và hồng cầu trong cơ thể.
  • Vitamin E: Vitamin E giúp duy trì độ ẩm cho làn da và nang tóc. Thiếu hụt loại vitamin này có thể khiến da đầu khô, nang tóc bị tổn thương và hư hại.
  • Vitamin A: Vitamin A là thành phần cần thiết cho sự phát triển của các tế bào tóc. Vì vậy nếu không bổ sung đủ hàm lượng vitamin A mà cơ thể cần, tóc có thể chậm phát triển, thưa, dễ gãy và rụng nhiều bất thường.
  • Vitamin B: Vitamin B là nhóm vitamin quan trọng nhất đối với sự phát triển của tóc, đặc biệt là vitamin B7 (Biotin) và vitamin B6. Vitamin B7 tham gia vào quá trình cấu tạo nang tóc và giữ cho chân tóc chắc khỏe, vì vậy thiếu hụt vitamin B7 có thể khiến tóc yếu và dễ gãy rụng. Trong khi đó vitamin B6 có chức năng đảm bảo quá trình trao đổi chất ở nang tóc.

 

  • Thiếu hụt khoáng chất khiến tóc dễ gãy rụng

  Bên cạnh vitamin, tóc cũng cần đủ hàm lượng khoáng chất để duy trì độ chắc khỏe, óng mượt và giảm tình trạng gãy rụng.

Tóc gãy rụng nhiều có thể do thiếu hụt những loại khoáng chất sau:

  • Kẽm: Kẽm là nguyên tố vi lượng cần thiết cho quá trình tổng hợp protein và cân bằng nồng độ hormone cho cơ thể. Thiếu hụt kẽm có thể làm tăng nồng độ DHT (dihydrotestosterone), đây là loại hormone gây ra tình trạng rụng tóc bất thường ở cả nam giới và nữ giới.
  • Sắt: Sắt là vi chất quan trọng trong quá trình sản sinh hồng cầu. Hồng cầu là cơ quan vận chuyển dưỡng chất và oxy đến nang tóc nhằm nuôi dưỡng cơ quan này. Vì vậy nếu thiếu hụt sắt, lượng hồng cầu trong cơ thể sẽ giảm đi đáng kể. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của nang tóc và tăng nguy cơ tóc gãy rụng.
  • Silica: Silica là khoáng chất giúp tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể. Không cung cấp đủ silica có thể khiến cơ thể kém hấp thu dinh dưỡng và ảnh hưởng xấu đến mái tóc.
  • Selen: Selen chỉ chiếm một hàm lượng rất nhỏ trong cơ thể nhưng lại có vai trò quan trọng. Nguyên tố vi lượng này có vai trò bài tiết các kim loại nặng tích tụ bên trong cơ thể, chống quá trình oxy hóa và bảo vệ nang tóc khỏi tác động của gốc tự do.
  • Sulfur: Sulfur là một trong những thành phần cấu tạo keratin trong sợi tóc và giúp tóc dài nhanh hơn. Thiếu hụt sulfur là một trong những nguyên nhân khiến tóc lâu dài, yếu, mỏng do gãy rụng nhiều.
  • Canxi: Canxi không chỉ có tác dụng tái tạo tế bào xương và duy trì hệ xương khớp chắc khỏe mà còn đảm bảo sự phát triển của răng, tóc và móng. Thiếu hụt canxi là nguyên nhân hàng đầu gây rụng tóc, đặc biệt là ở phụ nữ sau sinh.

 

  • Thiếu omega-3 khiến tóc khô, hư tổn

Omega-3 là chất béo không no có trong rất nhiều loại thực phẩm. Axit béo này có tác dụng duy trì độ ẩm cho da, ổn định chất nhầy trong ổ khớp và đảm bảo độ mượt cho mái tóc.

Không cung cấp đủ omega-3 cho cơ thể có thể khiến tóc xơ, khô và dễ gãy rụng. Bên cạnh đó, tình trạng này còn thúc đẩy quá trình lão hóa diễn ra nhanh chóng và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về xương khớp.

 

Xem thêm: Rụng tóc sau sinh, hiểu sao cho đúng ?

 

  1. Cần bổ sung chất dinh dưỡng như thế nào để cải thiện tình trạng rụng tóc?

    Để cải thiện tình trạng rụng tóc do thiếu chất, bạn nên cung cấp các thành phần dinh dưỡng cho cơ thể nhằm tái tạo nang tóc, kích thích tóc mọc và giảm tình trạng gãy rụng.

    Bạn có thể bổ sung chất dinh dưỡng thông qua chế độ ăn uống hoặc sử dụng viên uống hỗ trợ và dùng mặt nạ ủ cho tóc:

  • Bổ sung qua chế độ ăn uống

  Các thực phẩm bạn có thể bổ sung để giúp cải thiện tình trạng rụng tóc, bao gồm:

  • Thực phẩm giàu protein: Trứng, sữa, phô mai, tôm cá, thịt heo, thịt gà, thịt bò, đậu nành, đậu đỏ, các loại nấm, bí đỏ,...
  • Thực phẩm giàu khoáng chất: Thịt bò, củ dền, tôm, cua, nghêu, sò, cá ngừ, gan, hành, tỏi, sữa, hạt tiêu xanh, các loại hạt, khoai tây, dưa leo, ngũ cốc,...
  • Thực phẩm giàu vitamin: Rau măng tây, dưa leo, cà chua, dưa hấu, cam, quýt, lựu, ổi, nho, lê, chuối, cà rốt, khoai tây, lòng đỏ trứng,...
  • Thực phẩm giàu omega-3: Lòng đỏ trứng, dầu ô liu, bơ, cá hồi, dầu gấc,…

 

  • Sử dụng viên uống hỗ trợ

    Với những trường hợp thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng, bạn có thể sử dụng các dạng viên uống bổ sung (viên omega-3, kẽm, Biotin,...).

      Tuy nhiên để tránh tác dụng phụ khi sử dụng sản phẩm hỗ trợ, bạn nên thăm khám để bác sĩ xác định thành phần dinh dưỡng bị thiếu hụt và chỉ định viên uống hỗ trợ tương ứng. Đồng thời khi sử dụng viên uống, nên dùng theo liều lượng được bác sĩ hướng dẫn để giảm thiểu rủi ro và tác dụng không mong muốn.

  • Dùng mặt nạ ủ cho tóc

    Thông thường, việc bổ sung dinh dưỡng qua đường ăn uống thường cần nhiều thời gian để phát huy tác dụng. Do đó bạn nên kết hợp song song với biện pháp dùng mặt nạ ủ cho tóc. Mặt nạ ủ tóc có tác dụng duy trì độ ẩm ở chân tóc, nuôi dưỡng nang tóc và kích thích tóc mọc nhanh hơn. 

    Một số mặt nạ ủ tóc bạn có thể thực hiện tại nhà:

  • Dầu dừa và dầu ô liu: Các loại dầu tự nhiên thường chứa hàm lượng axit béo và vitamin E dồi dào. Những thành phần này có công dụng làm ẩm và nuôi dưỡng mái tóc khỏe mạnh. Để giúp cải thiện tình trạng tóc rụng nhiều, bạn nên sử dụng dầu thoa vào thân và đuôi tóc, ủ trong 30 phút và làm sạch bằng dầu gội.
  • Mặt nạ ủ từ trứng gà và bia: Công thức từ bia và trứng gà chứa nhiều protein, có tác dụng giúp tóc khỏe, đen và bóng mượt. Bạn có thể trộn đều 1 lòng đỏ trứng gà với 200ml bia, sau đó thoa lên phần tóc và da đầu. Ủ trong vòng 15 - 20 phút, sau đó gội sạch bằng nước và gội đầu như bình thường.

    Để giúp cải thiện tình trạng rụng tóc, bạn nên thực hiện mặt nạ ủ tóc từ 2 - 4 lần mỗi tuần (tùy vào tình trạng của tóc).

 

  1. Những điều cần lưu ý khi bị rụng tóc

    Ngoài việc bổ sung vi chất dinh dưỡng, bạn cần thay đổi một số thói quen để tránh gây áp lực lên tóc và giảm số lượng tóc rụng. Kết hợp các biện pháp giúp cải thiện với chế độ chăm sóc hợp lý có thể giúp phục hồi nang tóc và thúc đẩy tóc phát triển nhanh chóng.

Chế độ chăm sóc cho người bị rụng tóc nhiều:

  • Nên sử dụng dầu gội dịu nhẹ để tránh làm khô tóc. Đồng thời cần massage nhẹ nhàng khi gội, tránh tình trạng sử dụng lực mạnh khiến da đầu bị trầy xước.
  • Không chải đầu khi tóc đang ướt vì lúc này tóc khá nhạy cảm và dễ rụng. Bạn nên làm khô tóc hoàn toàn trước khi chải hoặc tạo kiểu.
  • Hạn chế sử dụng nhiệt lên tóc. Trong thời gian bị rụng tóc, bạn nên làm khô tóc bằng quạt để tránh gây tổn thương da đầu và khiến tóc rụng nhiều hơn.
  • Không sử dụng hóa chất lên tóc trong thời gian tóc bị rụng nhiều. Thay vào đó, bạn có thể bổ sung dưỡng chất cho tóc bằng các loại tinh dầu tự nhiên như tinh dầu bưởi, ô liu,... để giúp tóc bóng mượt và khỏe mạnh.

Trên đây là bài viết chia sẻ về vấn đề tóc rụng nhiều là do thiếu chất gì? Hy vọng rằng, bài viết này mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc.

 

Xem thêm: 

Kinh nghiệm giữ mái tóc đen, dày dặn thời con gái ở tuổi 58!

Enzyme Catalase, hướng đi mới của khoa học giúp chia tay với tóc bạc

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniHair 30V

405.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc