Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Bệnh vảy nến, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thứ năm, 24-10-2019 13:43 PM

    Vảy nến là một bệnh da khá phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi chủng tộc và ở bất kỳ đâu. Theo thống kê tỷ lệ bệnh vảy nến dao động trong khoảng 2-5 % dân số, khác nhau tùy theo từng nước, từng châu lục.

    Mặc dù đã được nghiên cứu từ lâu nhưng hiện nay căn nguyên bệnh vẫn còn nhiều điều chưa được sáng tỏ. Đặc điểm nổi bật nhất của bệnh vảy nến là sự tiến triển dai dẳng, hay tái phát liên tục. Triệu chứng thường gặp của bệnh là các dát đỏ có vảy trắng như nến nhưng trong nhiều trường hợp người bệnh còn có thương tổn ở cả móng và khớp nữa. 

 

 

Sự hình thành bệnh vảy nến

   Cho tới nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa rõ ràng trong cơ chế bệnh sinh của vảy nến. Qua nghiên cứu về miễn dịch và di truyền, đa số các chuyên gia cho rằng vảy nến là một bệnh rối loạn miễn dịch có yếu tố di truyền.

   Trong thực tế theo số liệu thống kê của nhiều tác giả, bệnh vảy nến có tính chất gia đình dao động trong khoảng từ 5-50%. Nguyên nhân là do tính di truyền trong căn bệnh này do nhiều yếu tố quyết định.

    Những yếu tố thuận lợi góp phần làm khởi phát bệnh vảy nến hoặc làm cho bệnh nặng thêm là:

+ Tuổi: tuổi lúc phát bệnh lần đầu hay gặp nhất là lứa tuổi 20-30. Theo một số chuyên gia thì chỉ có khoảng 2,79% là phát bệnh sau tuổi 50. Đặc biệt trong y văn cũng ghi nhận trường hợp phát bệnh sớm nhất lúc mới 1 tuổi và trường hợp phát bệnh muộn nhất là ở tuổi 102.

 

Triệu chứng bệnh vảy nến 

   Các triệu chứng lâm sàng của bệnh vảy nến được chia ra làm 3 loại là thương tổn trên da, thương tổn trên móng và khớp.

 

Thương tổn trên da

Triệu chứng điển hình nhất là dát đỏ có vảy hình tròn hoặc bầu dục hoặc thành mảng có nhiều vòng cung với các đặc điểm sau:

+ Có ranh giới rõ ràng với vùng da lành.

+ Có vảy trắng khô, dễ bong, nhiều tầng xếp lên nhau. Khi cạo hết các lớp vảy nến da thì thấy phía dưới màu đỏ tươi.

+ Vị trí thường xuất hiện là khuỷu tay, đầu gối, xung quanh rìa tóc, mặt duỗi của các chi và có tính chất đối xứng 2 bên.

+ Kích thước vảy nến to nhỏ khác nhau với đường kính từ 0,5 cm đến 10 cm.

 

Thương tổn trên móng

Khoảng 30-40% bệnh nhân vảy nến có thương tổn ở móng tay và móng chân. Các thương tổn thường gặp là:

+ Móng ngả màu vàng.

+ Có các chấm lỗ rỗ trên bề mặt.

+ Móng dầy và dễ mủn ra.

 

Thương tổn tại khớp

Tỷ lệ bị thương tổn ở khớp xuất hiện tùy thuộc vào từng trường hợp người bệnh. Theo một số chuyên gia thì khả năng xuất hiện tổn thương khớp ở bệnh nhân vảy nến là chỉ khoảng 2%. Nhưng với các trường hợp vảy nến nặng thì tỷ lệ này lên đến 15-20%.

Các tổn thương khớp hay gặp nhất là:

+ Viêm khớp mạn tính.

+ Biến dạng nhiều khớp.

+ Cứng khớp.

+ Khi chụp X-quang sẽ thường thấy hiện tượng mất vôi ở đầu xương, hủy hoại sụn, xương dính khớp.

 

Biến chứng nguy hiểm của bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến thường tiến triển rất thất thường. Sau 1 đợt cấp thì bệnh có thể ổn định và tạm lắng xuống 1 thời gian. Tuy nhiên có nhiều trường hợp bệnh lại dai dẳng trong nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm liền.

Nếu không được điều trị đúng cách thì bệnh vảy nến sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

+ Chàm hóa, bội nhiễm  da và thậm chí có trường hợp còn bị ung thư da.

+ Đỏ da toàn thân.

+ Vảy nến thể khớp có thể làm biến dạng khớp cột sống vô cùng nguy hiểm.

 

Phương pháp điều trị bệnh vảy nến

Với bệnh vảy nến thì phải phối hợp điều trị tại chỗ kết hợp toàn thân.

 

Điều trị tại chỗ 

Sử dụng các thuốc làm bong vảy, chống viêm, chống oxy hóa như:

+ Mỡ salicylic 1-5%.

+ Mỡ goudron.

+ Mỡ corticoid.

+ Calcipotriol (vitamin D3).

+ Kem hoặc mỡ các loại retinoid.

Hoặc chiếu tia cực tím vào chỗ thương tổn (UVB, UVA hay PUVA)

 

Điều trị toàn thân

Sử dụng vitamin A 25-30 mg/ ngày. Tuy nhiên cần phải chống chỉ định với phụ nữ có thai, đang cho con bú,người bị suy gan, suy thận hay lipid máu cao.

Sử dụng Methotrexat với liều mỗi tuần là 7,5-10 mg, dùng đường uống hoặc tiêm bắp.

Sử dụng Cyclosporin A để ức chế miễn dịch. Liều khởi đầu là 1,5-2,5 mg/kg/ ngày.

Phương pháp sử dụng các chất sinh học: Trong thời gian gần đây người ta đã tổng hợp được nhiều chất sinh học có tác dụng điều trị bệnh vảy nến rất hiệu quả như:

+ Etanercept.

+ Alefacept.

+ Efalizumab.

Tuy nhiên phương pháp này rất đắt tiền và có nhiều tác dụng phụ nên còn chưa được sử dụng phổ biến.

 

Ngoài ra thì trong quá trình điều trị việc tư vấn cho bệnh nhân đóng  vai trò rất quan trọng trong điều trị bệnh vảy nến. Vì tiến triển của bệnh rất thất thường nên không được lơ là và tự động bỏ thuốc khi thấy thương tổn giảm hay biến mất. Bệnh nhân cần tuân thủ chế độ điều trị của thầy thuốc đồng thời  tránh các chất kích thích như bia rượu và cần điều trị triệt để các bệnh mạn tính khác nếu có. 

Danh sách nhà thuốc