Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Bệnh trĩ xuất hiện ở độ tuổi nào? Cách phòng tránh bệnh hiệu quả?

Thứ hai, 15-06-2020 14:11 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Hiện nay có đến hơn 50% dân số Việt Nam mắc bệnh trĩ và con số này thậm chí có xu hướng càng ngày càng tăng lên cũng như trẻ hóa về độ tuổi. Vậy “Bệnh trĩ xuất hiện ở độ tuổi nào? Làm sao để phòng tránh bệnh trĩ?”. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm kiếm lời giải đáp trong bài viết dưới đây.

 

Bệnh trĩ thường xuất hiện ở độ tuổi nào?

    Không có một giới hạn về độ tuổi nào cho bệnh nhân mắc trĩ, tuy nhiên, theo số liệu thống kê, trước đây, bệnh trĩ có tỷ lệ xuất hiện cao ở những người có độ tuổi trung niên, đặc biệt là những người có độ tuổi từ 50 trở lên.

   Tuy nhiên hiện nay, độ tuổi mắc bệnh và số lượng người mắc bệnh đã có sự thay đổi một cách rõ rệt. Theo thống kê, độ tuổi thường mắc bệnh trĩ đã trẻ hóa và xuất hiện ở những người mới bước vào độ tuổi từ 35 – 40. Thậm chí, trên thực tế đã ghi nhận nhiều ca bệnh trẻ nhỏ mới ở độ tuổi đi học cũng mắc phải căn bệnh này.

 

Bệnh trĩ thường xuất hiện ở độ tuổi nào?

Bệnh trĩ thường xuất hiện ở độ tuổi nào?

 

   Dưới đây là một số thống kê nhỏ về độ tuổi thường mắc bệnh trĩ:

 

  • Những người có độ tuổi từ 45 – 65 tuổi

Trong độ tuổi này, có:

  • 74,1% người mắc bệnh trĩ ở độ tuổi từ 51 – 60
  • 75,5% là tỉ lệ những người mắc bệnh trĩ có độ tuổi từ 60 trở lên.

   Chính vì vậy chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, độ tuổi từ 45 – 65 là độ tuổi dễ mắc bệnh trĩ nhất. Bởi ở độ tuổi này hệ thống hậu môn và trực tràng của người bệnh bị lão hóa. Đồng thời suy yếu và giảm khả năng đàn hồi. Bên cạnh đó độ tuổi từ 45 – 65 cũng là độ tuổi khiến người bệnh dễ mắc những bệnh lý liên quan đến xương khớp, bệnh tuổi già, bệnh trĩ do sức khỏe suy yếu và ít vận động.

 

  • Những người có độ tuổi trên 20

   Những người có độ tuổi trên 20 thường có sức khỏe tốt, hệ thống hậu môn và trực tràng có khả năng đàn hồi tốt, chưa suy yếu và chưa bị lão hóa. Điều này khiến những người có độ tuổi trên 20 không thuộc nhóm đối tượng dễ mắc bệnh trĩ.

Tuy nhiên đối tượng này vẫn dễ mắc bệnh trĩ vì các nguyên nhân sau:

  • Chế độ ăn uống không khoa học, thói quen sinh hoạt không hợp lý. Cụ thể như uống nhiều rượu bia, tiệc tùng thâu đêm, sử dụng nhiều thực phẩm cay nóng, ăn nhiều đường bột, ít uống nước, không bổ sung đầy đủ lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể. Hơn thế việc lười vận động, thói quen ngồi hoặc đứng một chỗ, mắc bệnh táo bón hoặc đang mắc phải những vấn đề về hệ tiêu hóa khác cũng là những lý do điển hình chính khiến những người có độ tuổi trên 20 mắc bệnh trĩ.

 

  • Đặc thù công việc. Hiện nay một số công việc khiến giới trẻ phải ngồi liên tục hoặc đứng liên tục tại chỗ mà không nghỉ ngơi, không đi lại và không vận động. Cụ thể như nhân viên văn phòng, lái xe. Việc giữ nguyên một tư thế trong thời gian quá lâu sẽ khiến quá trình tuần máu bị ảnh hưởng, lượng máu huyết trong cơ thể khó có thể lưu thông tốt đến vùng hậu môn. Lâu ngày búi trĩ sẽ hình thành và phát triển. Ngoài ra những người thường xuyên mang vác vật nặng cũng là đối tượng dễ mắc trĩ vì sẽ làm gia tăng áp lực lên vùng hậu môn khiến tĩnh mạch trĩ phồng to và tạo ra búi trĩ.

 

  • Trẻ nhỏ

   Nhiều người cho rằng trẻ em không thể nào mắc bệnh trĩ nhưng đó là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Trên thực tế, theo các chuyên gia và theo thống kê được thực hiện gần đây nhất, trẻ nhỏ cũng được xếp vào nhóm đối tượng dễ mắc bệnh trĩ.

 

Trẻ nhỏ cũng có thể mắc bệnh trĩ

Trẻ nhỏ cũng có thể mắc bệnh trĩ

 

Bệnh trĩ ở trẻ nhỏ xuất hiện có thể là do:

  • Trẻ biếng ăn, không ăn hoặc ăn rất ít rau xanh, hoa quả, thích ăn đồ ăn nhanh, lâu dần hình thành táo bón và dẫn đến bệnh trĩ.

 

  • Nhiều trẻ có thói quen ngồi bô quá lâu khi đi đại tiện. Điều này sẽ vô tình làm cho tăng áp lực lên vùng hậu môn, gây chèn ép các tĩnh mạch hậu môn và từ đó hình thành nên các búi trĩ.

 

  • Trẻ không biết cách vệ sinh vùng hậu môn cũng như giữ gìn vùng hậu môn sao cho sạch sẽ nhất.

 

  • Bên cạnh đó để giúp trẻ ăn nhiều và ăn giỏi hơn, ba mẹ vô tình tạo cho trẻ một thói quen vừa ăn vừa xem phim hoặc xem các chương trình khác trên tivi, điện thoại hay thậm chí là chơi game. Khi thói quen này được hình thành, cơ thể của trẻ sẽ thường xuyên xuất hiện những triệu chứng liên quan đến tình trạng rối loạn đường tiêu hóa. Trong đó bệnh táo bón dễ tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các búi trĩ ở trẻ nhất.

 

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ

  Dựa trên phân tích độ tuổi nào dễ mắc bệnh trĩ và các đánh giá của các chuyên gia y tế, có thể tóm gọn một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ:

  • Độ tuổi: Tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh trĩ càng gia tăng.

 

  • Thường xuyên mắc bệnh lý rối loạn tiêu hóa như táo bón kinh niên, tiêu chảy kéo dài.

 

  • Công việc đòi hỏi phải ngồi hoặc đứng quá lâu, vận động ít.

 

  • Thường xuyên phải mang vác vật nặng.

 

  • Thói quen đi đại tiện sai cách: đi đại tiện quá lâu, rặn nhiều, luôn mang cảm giác căng thẳng khi đi đại tiện, vừa đi đại tiện vừa sử dụng điện thoại, trẻ ngồi bô quá lâu…

 

  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học: ăn ít rau xanh, ăn nhiều đồ ăn nhanh, thực phẩm khô, uống nhiều bia, rượu…

 

Bệnh trĩ có nguy hiểm không?

   Hiện nay có đến hơn 50% dân số được chẩn đoán là mắc bệnh trĩ. Tùy thuộc vào từng loại trĩ, cấp độ của bệnh trĩ và biểu hiện của từng cấp độ, căn bệnh này gây ảnh hưởng nhẹ hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, tình trạng sức khỏe và các hoạt động sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân.

  Với trình độ của y học hiện đại như ngày nay, chúng ta có thể khẳng định rằng: trĩ không phải là căn bệnh dễ gây chết người ngay lập tức. Tuy nhiên, với những bệnh nhân trĩ, chất lượng cuộc sống sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.  Tình trạng đi ngoài ra máu, tắc búi trĩ gây đau, đi tiêu khó khăn... đã hành hạ và làm cho bệnh nhân trĩ luôn rơi vào trạng thái tinh thần không thoải mái. Nếu không được quan tâm xử trí sớm, những biến chứng nguy hiểm sẽ xuất hiện, thậm chí sẽ gây ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh.

   Tuy nhiên, trên thực tế, có một thực trạng rằng, đây là một bệnh của vùng kín nên bệnh nhân thường e ngại khi đi khám, nhất là đối với phụ nữ. Việc không thăm khám điều trị sớm khiến cho bệnh tiến triển nhanh, xuất hiện thêm nhiều triệu chứng nặng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến đời sống mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

 

Bệnh trĩ có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ có nguy hiểm không?

 

Giải pháp phòng ngừa bệnh trĩ

   Tỷ lệ người mắc bệnh trĩ càng ngày càng gia tăng, điều này đặt ra vấn đề cấp thiết là những người có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ phải thực hiện sớm các biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ, cụ thể:

 

  • Chế độ sinh hoạt:
  • Tập thói quen đi đại tiện hàng ngày vào một thời điểm cố định, không nên rặn gắng sức khi đi vệ sinh.

 

  • Có tư thế ngồi bồn cầu đúng sao cho phần bụng và đùi tạo thành một góc 45 độ.

 

  • Tránh ngồi quá lâu một chỗ, tránh mang vác vật nặng.

 

  • Giữ cân nặng ở mức hợp lý, tránh béo phì.

 

  • Chế độ ăn uống:
  • Tăng cường sử dụng các thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau xanh (rau khoai lang, rau mồng tơi…), ăn hoa quả tươi (chuối, đu đủ…).

 

  • Bổ sung thêm các thực phẩm tốt cho bệnh trĩ, chú ý các loại rau quả giàu flavonoid, đặc biệt là trà hoa hòe.

 

  • Uống nhiều nước để làm phân mềm, chống táo bón, đảm bảo lượng nước uống nhiều hơn 2 lít/ngày.

 

  • Không ăn đồ ăn cay, nóng, đồ kích thích như rượu, bia, thuốc lá.

 

Bổ sung nhiều chất xơ trong chế độ ăn để phòng ngừa bệnh trĩ

Bổ sung nhiều chất xơ trong chế độ ăn để phòng ngừa bệnh trĩ

 

  • Chế độ luyện tập thể dục thể thao:
  • Tăng cường tập thể dục thể thao: Người bệnh nên tập các bài tập tốt cho bệnh trĩ đi bộ, yoga, chạy cự ly dài, bơi lội…

 

  • Tăng cường đi cầu thang bộ thay vì đi thang máy giúp nhu động ruột và tiêu hóa hoạt động tốt.

 

  • Sử dụng sản phẩm hỗ trợ

   Để phòng ngừa và hạn chế nguy cơ bệnh trĩ tiến triển, việc chỉ áp dụng các biện pháp thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt đôi khi là chưa đủ. Theo các nhà khoa học, những đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao mắc bệnh trĩ nên sớm sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh trĩ từ thảo dược thiên nhiên.

 

   Trong các sản phẩm này, không thể không kể đến sản phẩm BoniVein, đây là thành quả nghiên cứu trong thời gian dài của các nhà khoa học Mỹ và Canada với nguồn gốc 100% thảo dược, đem lại hiệu quả cao trong cải thiện bệnh trĩ. Cụ thể, với công thức bào chế độc đáo từ các thành thảo dược thiên nhiên: hạt dẻ ngựa, hạt nho, vỏ thông, bạch quả, rutin… phối hợp với 2 loại flavonoid thực vật như diosmin, hesperidin và Vitamin C, BoniVein đem lại tác dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, giảm các triệu chứng như chảy máu, sa búi trĩ, đau rát, ngứa, giảm biến chứng của bệnh trĩ như sa trực tràng, viêm nứt hậu môn và làm hạn chế tình trạng vỡ búi trĩ, gây ra thiếu máu và viêm nhiễm vùng hậu môn.

 

 Thành phần và một số tác dụng của BoniVein trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ

 

Thành phần và một số tác dụng của BoniVein trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ

 

 

Cách sử dụng BoniVein vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng đều đặn ngày 4-6 viên chia 2 bữa

 

- Sau 2-3 tuần các triệu chứng chảy máu, đau rát, ngứa ngáy giảm hẳn.

 

- Sau 3 tháng búi trĩ sẽ co lên rõ rệt.

 

BoniVein là sản phẩm uy tín chất lượng đã có mặt nhiều năm trên thị trường. Năm 2017 BoniVein vinh dự nhận được cúp Huy chương vàng vì sức khỏe cộng đồng do PGS.TS Trần Đáng chủ tịch hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam trao tặng.

 

BoniVein đã giúp hàng triệu bệnh nhân trĩ sống vui sống khỏe với bệnh

   Sau nhiều năm có mặt tại Việt Nam, BoniVein đã trở thành cứu cánh cho hàng vạn bệnh nhân trĩ và là một trong những sản phẩm thảo dược được tin dùng nhất hiện nay. Dưới đây là một số phản hồi của người bệnh, mọi người có thể tham khảo:

 

Chú Nguyễn Trọng Châu, 53 tuổi. Địa chỉ: số 43 kp Botpe, thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. Số điện thoại: 0975.076.637

 

“Chú bị trĩ 20 năm, đã từng đi cắt trĩ 2 lần vì trĩ độ 4 sa ra quá to. Nhưng cứ cắt xong thì bệnh lại tái phát, gây rất nhiều đau đớn, khổ sở. Đến năm 2018, bệnh tái phát, búi trĩ sa to, cứ đi cầu lại ra máu rất nhiều. Thật may mắn khi tình cơ chú biết đến BoniVein. Sau 3 tháng uống BoniVein búi trĩ đã co lên khoảng 80%, chú cũng không còn đau, rát, chảy máu nữa. Chú rất tiếc vì nếu biết đến BoniVein sớm hơn, chú đã không phải đi cắt trĩ đến 2 lần và khổ sở trong nhiều năm như vậy.”

 

Chú Nguyễn Trọng Châu 53 tuổi đã từng bị trĩ hành hạ hơn 20 năm

Chú Nguyễn Trọng Châu 53 tuổi đã từng bị trĩ hành hạ hơn 20 năm

 

Chú Nguyễn Hữu Văn, 50 tuổi. Địa chỉ: xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình

 

“Chú bị trĩ nội độ 3, mỗi lần đi vệ sinh hậu môn của chú như bị căng giãn ra hết cỡ, lượng phân ra rất ít và khô, giấy vệ sinh lần nào cũng có máu thậm chí còn nhỏ thành giọt, có cục thịt thò ra sau khi đi vệ sinh mà chú phải dùng tay đẩy mới lên. Chú dùng 4,5 loại thuốc tây thấy có cải thiện triệu chứng nhưng rất nhanh bị tái phát, búi trĩ không có cải thiện. Sau chú phải cắt búi trĩ với chi phí rất cao và đau đớn vô cùng, nhưng chẳng bao lâu búi trĩ lại tái phát. Mọi chuyện thay đổi hẳn khi chú gặp BoniVein của Mỹ và Canada. Chú dùng BoniVein với liều 4 viên/ngày, sau 1 tháng, bệnh từ trĩ độ 3 đã chuyển về trĩ độ 2, những triệu chứng như ngứa, rát, chảy máu hậu môn cũng hết hẳn. Sau hơn 3 tháng, búi trĩ đã thụt hẳn vào hậu môn không nhìn thấy gì nữa. Từ đó đến nay, chú không bị tái phát trĩ thêm lần nào. Mừng quá!”

 

Chú Nguyễn Hữu Văn, 50 tuổi

Chú Nguyễn Hữu Văn, 50 tuổi

 

Ông Trần Xuân Thành, 88 tuổi ở 45 phố Hàng Ngang, phường Hàng Đào, Hoàn Kiếm, Hà Nội, đt Đt 036.341.828

 

“Tôi vừa bị trĩ, vừa bị suy giãn tĩnh mạch. Bệnh trĩ đang ở độ 3, trước đây có triệu chứng đau, rát, chảy máu, dần dần triệu chứng này đã đỡ nhưng búi trĩ sa ra rất nhiều, mỗi lần đi vệ sinh xong, tôi phải rửa sạch sẽ sau đó dùng tay đẩy nó mới lên được, còn nếu không búi trĩ cứ sa ra ngoài liên tục như thế, đi khám bác sĩ khuyên nên phẫu thuật vì đã là độ nặng rồi nhưng tôi không làm vì tuổi quá cao. Tôi dùng BoniVein với liều 4 viên 1 ngày chia 2 lần, sau 2 tháng từ trĩ độ 3 đã chuyển thành trĩ độ 2, tức là búi trĩ sa ra khi đi vệ sinh đã tự co lên được không cần dùng tay đẩy lên nữa. Tôi tin tưởng nên tiếp tục sử dụng, sau 2 tháng tiếp búi trĩ đã co được ¾ rồi. Hiện tại tôi vẫn đang tiếp tục sử dụng để búi trĩ co lên hoàn toàn và để phòng bệnh tái phát.”

 

Ông Trần Xuân Thành, 88 tuổi

Ông Trần Xuân Thành, 88 tuổi

 

   Bài viết trên đã giải đáp rõ ràng cho câu hỏi của quý bạn đọc: “Bệnh trĩ xuất hiện ở độ tuổi nào?”. Bệnh trĩ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi từ người già đến người trẻ tuổi và thậm chí ở cả trẻ em. Để phòng ngừa và cải thiện bệnh trĩ, bệnh nhân trĩ cần sớm thực hiện các biện pháp thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, sinh hoạt và kết hợp thêm sử dụng BoniVein của Mỹ và Canada.

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

250.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc