Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Bệnh gút và suy thận: Chúng có mối quan hệ gì?

Thứ năm, 01-10-2020 13:55 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Gút không chỉ khiến người bệnh đau đớn tột cùng mà căn bệnh quái ác này còn gây ra những biến chứng vô cùng nghiêm trọng đối với người bệnh. Một trong những biến chứng nặng nề và nguy hiểm mà gút gây ra là suy thận. Vậy rốt cuộc giữa bệnh gút và suy thận, chúng có mối liên hệ gì với nhau? Chúng ta cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

 

Bệnh gút và suy thận: Chúng có mối quan hệ gì?

Bệnh gút và suy thận: Chúng có mối quan hệ gì?

 

Bệnh gút và suy thận: Chúng có mối liên hệ gì?

   Nhận thấy tỷ lệ người mắc bệnh gút kèm theo suy thận khá là cao nên các nhà khoa học trên khắp thế giới đã tiến hành hàng loạt các nghiên cứu về 2 căn bệnh này. Điển hình là:

  - Ở Anh, các nhà khoa học đã tiến hành theo dõi trên 68.897 bệnh nhân bị bệnh gút và so sánh đối chứng với 554.964 người không mắc căn bệnh này. Sau hơn 4 năm nghiên cứu, kết quả thu được là: Số bệnh nhân mắc bệnh gút có nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính cao hơn 29% và nguy cơ suy thận tăng 210% so với bệnh nhân không mắc bệnh. 

  - Austin G. Stack, Bác sĩ y khoa thuộc Đại học Limerick ở Ireland cùng các cộng sự của mình cũng tiến hành nghiên cứu và đưa ra kết quả: Bệnh gút làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh thận. Hơn thế nữa, bác sĩ Stack còn nhận định rằng: Bệnh gút là một yếu tố nguy cơ độc lập đối với sự phát triển của bệnh thận tiến triển và suy thận. 

  - Theo các chuyên gia của Hiệp Hội Thận học Hoa kỳ: Cứ 10 người mắc bệnh suy thận thì có 1 người bị bệnh gút, và tỷ lệ người bị bệnh gút mắc bệnh thận còn cao hơn. 

   Qua các nghiên cứu trên, chúng ta có thể thấy được bệnh gút và suy thận có mối quan hệ mật thiết, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Vậy tại sao 2 căn bệnh này lại có ảnh hưởng qua lại với nhau? Chúng ta cùng đi tìm câu trả lời ở phần tiếp theo nhé!

 

Tại sao suy thận lại làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút?

   Acid uric được cơ thể sinh ra hằng ngày và 75% lượng acid uric trong đó được đào thải ra ngoài cơ thể qua thận. Do đó thận đảm nhận vai trò rất quan trọng trong chuyển hóa acid uric của cơ thể. Chính vì vậy, khi bệnh nhân bị suy thận, khả năng đào thải acid uric của thận cũng bị suy yếu làm cho nồng độ acid uric tăng lên trong máu. Mà acid uric máu tăng là yếu tố trực tiếp gây kết tủa acid uric thành vi tinh thể muối urat natri lắng đọng trong cơ thể gây ra bệnh gút. 

   Ngoài ra, thận còn là cơ quan chính điều hòa nội môi. Chức năng thận bị suy giảm sẽ gây rối loạn các yếu tố của nội môi như: pH, nồng độ các ion kim loại, nồng độ các muối… làm tăng quá trình kết tủa của muối natri urat gây bệnh gút.   

   Kết hợp cả 2 cơ chế trên, chúng ta có thể dễ dàng hiểu được vì sao người bị bệnh suy thận lại có nguy cơ cao mắc bệnh gút.

 

Tại sao người bệnh gút lại có nguy cơ cao mắc bệnh suy thận?

   Theo nghiên cứu, khoảng 10 – 15% bệnh nhân bị gút có tổn thương ở thận. Ở bệnh nhân gút, tinh thể natri urat lắng đọng ở nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó thận là cơ quan mà các tinh thể lắng đọng rất sớm.

   Vi tinh thể natri urat lắng đọng trong xoang thận sẽ tạo ra sỏi thận có thể làm tắc đường niệu, viêm đường niệu, ứ nước, … và lắng đọng trong các ống thận gây viêm thận kẽ và tắc các ống thận làm tổn thương tổ chức nhu mô thận và giảm chức năng thận. 

   Mặt khác, nhiều trường hợp người bệnh gút không biết thận của mình đang bị tổn thương nên vẫn lạm dụng thuốc điều trị gút và gây độc hại cho thận như probenecid, nhóm thuốc giảm đau, chống viêm khiến thận càng bị tổn thương nhiều hơn và gây ra suy thận. Đó chính là lý do tại sao người bệnh gút có nguy cơ cao mắc bệnh suy thận. 

   Với những bệnh nhân gút có kèm theo bệnh thận và biến chứng ở thận, việc điều trị gặp khó khăn hơn nhiều những bệnh nhân gút thông thường. Để điều trị tốt, bác sĩ cần phối hợp điều trị bệnh gút với việc điều trị phục hồi chức năng thận của bệnh nhân. Mà việc sử dụng các loại thuốc tây để điều trị gút trong thời gian dài sẽ gây ra những tác dụng không mong muốn trên tiêu hóa, gan và đặc biệt là trên thận. Vậy làm cách nào để kiểm soát tốt bệnh gút để ngăn ngừa biến chứng trên thận?

 

Làm cách nào để kiểm soát bệnh gút và bảo vệ thận của bạn?

   Nguyên nhân chính gây suy thận cũng như các biến chứng nguy hiểm khác chính là do sự lắng đọng muối urat khi nồng độ acid uric quá cao. Vì vậy việc kiểm soát nồng độ acid uric trong máu nằm trong giới hạn cho phép chính là biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

   Để giữ acid uric ở ngưỡng cho phép nhằm phòng ngừa biến chứng suy thận do bệnh gút, người bệnh có thể tham khảo 3 giải pháp sau đây:

 Kiểm soát nồng độ acid uric

   Muốn kiểm soát nồng độ acid uric trong máu, phải hiểu được con đường chuyển hóa tạo nên chất này và nó được đào thải khỏi cơ thể như thế nào.

 - Acid uric được sinh ra một phần do bạn ăn nhiều các loại thực phẩm có hàm lượng purin cao như thịt bò, thịt chó, hải sản, bia rượu, nội tạng động vật. Do vậy, trong chế độ ăn hàng ngày, bạn nên hạn chế sử dụng những loại đồ uống, thực phẩm này. Thay vào đó, bạn nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả với mục đích giảm cung cấp acid uric vào cơ thể.

 

Người bệnh gút nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả

Người bệnh gút nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả

 

 - Acid uric được đào thải chủ yếu qua đường nước tiểu. Chính vì vậy, bạn nên uống nhiều nước, khoảng 2-3 lít mỗi ngày để tăng đào thải acid uric qua đường tiểu hoặc uống nước khoáng để kiềm hóa nước tiểu. 

 

Uống nhiều nước để tăng thải acid uric ra ngoài cơ thể

Uống nhiều nước để tăng thải acid uric ra ngoài cơ thể

 

Tăng cường chức năng gan thận 

   Để đảm bảo cho thận thực hiện tốt được chức năng lọc máu, giải độc cho cơ thể, bạn cần bảo vệ và tăng cường chức năng thận. Bạn nên lưu ý những điểm sau:

 - Hạn chế muối trong bữa ăn: Đây là việc làm rất cần thiết bởi chế độ ăn nhiều muối làm giữ nước lại trong cơ thể, làm tăng huyết áp và gây tăng áp lực lên thận. 

- Tránh nhịn tiểu lâu vì thói quen xấu này làm nước tiểu tồn lưu lâu trong bàng quang, thận và đường niệu, chất khoáng lắng đọng, tích tụ lại có thể gây nên sỏi. Hơn nữa, sự ứ đọng nước tiểu còn làm vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm, tổn thương đường niệu. 

Sử dụng viên uống thảo dược thiên nhiên BoniGut +

   BoniGut + được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, là một trong số rất ít viên uống vừa giúp hạ acid uric máu theo 3 cơ chế kết hợp nên vừa có tác dụng giúp phòng ngừa cơn gút tái phát, vừa giúp giảm đau chống viêm trong cơn gút cấp.

    BoniGut +  được sản xuất tại nhà máy J&E International thuộc tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals – tập đoàn sản xuất Dược phẩm, thực phẩm chức năng uy tín hàng đầu thế giới, đạt tiêu chuẩn cGMP của WHO và FDA Hoa Kỳ. BoniGut +  được tạo ra bởi công nghệ bào chế microfluidizer – công nghệ siêu nano hiện đại bậc nhất thế giới giúp sản phẩm ổn định, tăng khả năng hấp thu của sản phẩm, nhờ đó hiệu quả sản phẩm thu được là cao nhất.

  Được chiết xuất từ 12 thảo dược thiên nhiên, BoniGut + giúp hạ acid uric một cách hiệu quả theo 3 cơ chế kết hợp:

 - Giúp tăng đào thải acid uric qua thận nhờ các thảo dược có tác dụng lợi tiểu như: Bách xù, trạch tả, ngưu bàng tử và hạt mã đề.

- Giúp ức chế quá trình tạo acid uric máu bằng cách ức chế enzym xanthin oxidase (enzyme xúc tác chuyển hóa nhân purin thành uric) nhờ quả anh đào đen, hạt nhãn và hạt cần tây.

 - Giúp trung hòa acid uric trong máu nhờ tính kiềm của hạt cần tây.

    Bên cạnh đó, BoniGut + còn chứa các thảo dược gừng, tầm ma, bạc hà, húng tây giúp làm giảm đau, chống viêm trong các cơn gút cấp.

 

Cơ chế vượt trội của BoniGut  +

Cơ chế vượt trội của BoniGut  +

 

   Với công thức thành phần toàn diện và cơ chế vượt trội như trên,  BoniGut + có tác dụng 2 trong 1, vừa giúp giảm đau, chống viêm vừa giúp hạ acid uric máu hiệu quả để ngăn ngừa các cơn gút cấp cũng như các biến chứng nguy hiểm. BoniGut + chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho người bệnh gút. 

 

BoniGut +- Giải tỏa nỗi lo cho người bệnh gút 

     Khi dùng đúng liều, đủ liệu trình sản phẩm BoniGut +, hàng vạn bệnh nhân Gút đã lấy lại cuộc sống vui vẻ, không phải chịu đựng nỗi đau do bệnh gút gây ra nữa.

   Bác Nguyễn Ngọc Điệp 71 tuổi, ở số 10/155 Bùi Thị Xuân, phường Phường Đúc, thành phố Huế, sđt: 0913.273.746

 

Bác Nguyễn Ngọc Điệp

Bác Nguyễn Ngọc Điệp 71 tuổi

 

   “Tính ra, bác bị gút cũng hơn 15 năm rồi. Mỗi tháng bác đau 1-2 lần, lần nào bác cũng đau đến mức không đi lại được. Bác đi đo chỉ số acid uric hàng tháng, có đợt cao nhất là 686 µmol/l. Mỗi lần đau quá không chịu được là bác phải dùng thuốc tây, nhưng khổ nỗi cứ uống vào là bác bị tiêu chảy, đau bụng khủng khiếp.”

   “Tình cờ bác gặp được BoniGut +, bác cảm thấy cuộc đời mình như bước sang một trang khác vậy. Chỉ sau 2 tuần, bác thấy các khớp chân êm dịu hơn, không bị nhức nhối như trước. Sau 3 tháng sử dụng, bác đi đo lại chỉ số acid uric chỉ còn 301 µmol/l, kể từ đó bác không bị đau cấp thêm lần nào nữa. Điều bác thích nhất là mặc dù dùng BoniGut + lâu như vậy mà cơ thể bác luôn khỏe mạnh không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào. BoniGut + tuyệt vời thật đó!”

 

   Chú Phạm Văn Hường, 52 tuổi ở thôn Tri Lễ, xã Quang Trung, Phú Xuyên, Hà Nội, sđt: 036906381

 

Chú Phạm Văn Hường, 52 tuổi

Chú Phạm Văn Hường, 52 tuổi

 

   Chú Hường chia sẻ: “Chú bị bệnh gút hành hạ khổ sở suốt hơn 30 năm trời. Cơn gút cấp khiến chú đau đớn tới mức không thể ngủ được, chú phải khóc rống lên, khuỷu tay thì đỏ ửng và sưng to như cái bánh mì. Mặc dù chú đã ăn uống và  kiêng khem đủ thứ, vậy mà có đợt chú đau tới 50 ngày liền. Lúc đó chỉ số acid uric lên tới 720 µmol/l, chú dùng thuốc tây, thuốc giảm đau chẳng những không đỡ mà còn bị thêm xuất huyết dạ dày.”

“Thật may vì chú gặp được sản phẩm BoniGut + của Mỹ. Sau khi dùng BoniGut + 3 tháng, cơn đau gút đã giảm hẳn, chú đã có thể đi đứng bình thường. Chú kiên trì dùng tiếp, dần dần acid uric máu đã ổn định về ngưỡng an toàn, chú không còn thấy xuất hiện cơn gút cấp nữa, việc ăn uống cũng thoải mái hơn nhiều rồi. Chú cảm ơn BoniGut + rất nhiều!”

   Bài viết trên đã giúp quý độc giả có được lời giải đáp đầy đủ cho câu hỏi “Bệnh gút và suy thận: Chúng có mối liên hệ gì?”.  Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về căn bệnh này và sản phẩm BoniGut + của chúng tôi, mời bạn đọc nhấc máy gọi điện tới tổng đài tư vấn miễn cước 18001044 để được hỗ trợ. Cảm ơn các bạn!

 

 

XEM THÊM:

 

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniGut+ 30V

230.000đ

BoniGut+ 60V

405.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc