Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Bệnh gút ăn được cá gì? 5 loại cá bệnh nhân gút ăn được

Thứ sáu, 10-07-2020 15:49 PM

Mục lục [Ẩn]

 

    Bệnh nhân gút rất ngần ngại khi ăn cá đặc biệt là cá biển bởi đây là một loại thực phẩm chứa nhiều đạm. Tuy nhiên không phải loại cá nào cũng chứa nhiều đạm hay purin như bệnh nhân gút nghĩ. Vậy bệnh gút ăn được cá gì? Mời quý độc giả đọc bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu.

 

Bệnh gút ăn được cá gì?

Bệnh gút ăn được cá gì?

 

Bệnh nhân gút có ăn được cá không?

   Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến tiến triển của bệnh gút. Các loại thực phẩm giàu đạm (chứa nhiều purin) sẽ khiến nồng độ acid uric máu tăng cao. Vì vậy bệnh nhân gút cần lựa chọn thực phẩm dựa vào lượng purin có trong thực phẩm đó.

   Theo đó, bệnh nhân gút nên chọn ăn các loại thực phẩm trong nhóm I, II (với nhóm II cần hạn chế ăn hơn) và tránh ăn những loại trong nhóm III. Hàm lượng purin có trong 100g thực phẩm của mỗi nhóm như sau:

  • Nhóm I: 0-15mg
  • Nhóm II: 50-150mg
  • Nhóm III: trên 150mg

   Hầu hết các loại cá đều nằm trong nhóm II hoặc nhóm III. Vậy có nghĩa là bệnh nhân vẫn có thể ăn được cá miễn là loại cá đó không nằm trong nhóm III.

 

Một số loại cá nước ngọt có hàm lượng purin ở mức thấp hoặc trung bình

Một số loại cá nước ngọt có hàm lượng purin ở mức thấp hoặc trung bình

 

   Lưu ý: bệnh nhân có thể tra cứu hàm lượng purin có trong từng loại cá trước khi quyết định có ăn hay không.

   Thông thường bệnh nhân gút mắc bệnh do trước đó đã có một khoảng thời gian dài có chế độ ăn không hợp lí chứa nhiều đạm, dầu mỡ. Vì vậy một lượng lớn bệnh nhân gút không chỉ mắc 1 bệnh mà còn có nhiều bệnh mắc kèm như mỡ máu, tim mạch, tiểu đường. Ngoài việc lựa chọn loại cá để ăn thì cách chế biến món ăn cũng ảnh hưởng khá nhiều đến tình hình tiến triển bệnh. Dưới đây là một vài lưu ý khi chế biến cá cho bệnh nhân gút có mắc kèm các bệnh khác.

 

Bệnh nhân gút cần lưu ý gì khi ăn cá.

  • Ăn hạn chế: Mặc dù cá là món mà người bệnh gút có thể ăn nhưng vẫn phải ăn ở mức hạn chế từ 1-2 bữa/tuần.
  • Nên ăn hấp/nướng hơn là rán hoặc nấu canh với nhiều dầu mỡ để tránh nguy cơ các bệnh tim mạch và mỡ máu.

 

Cá hấp tốt với bệnh nhân gút hơn cá rán

Cá hấp tốt với bệnh nhân gút hơn cá rán

 

  • Ăn hạn chế muối. Bệnh gút nghe có vẻ như chỉ liên quan đến khớp xương nhưng thực tế có nhiều bệnh nhân gặp phải biến chứng ở thận (hoặc bị bệnh thận trước khi bị gút). Vậy nên trong các món ăn chứ không riêng gì cá, bệnh nhân cần ăn bớt muối, không nên ăn quá mặn.
  • Ăn kèm với nhiều rau xanh để làm chậm quá trình hấp thu purin trong cá.

 

5 loại cá bệnh nhân gút cần tránh

   Các loại cá có hàm lượng purin cao là những loại cá bệnh nhân gút cần tránh.

Dưới đây là 5 loại cá bệnh nhân gút không nên ăn và hàm lượng purin có trong 100g cá tương ứng.

  • Cá trích cơm: 804mg purin trong 100g cá. Hàm lượng purin có trong cá trích cơm quá cao, bệnh nhân gút cần tuyệt đối tránh xa loại cá này
  • Cá mòi: 480mg purin trong 100g cá. Hàm lượng purin trong cá mòi không cao như cá trích cơm nhưng nó cũng vượt con số 150mg quá nhiều nên bệnh nhân cũng cần kiêng món cá này.
  • Cá ngừ: 257mg purin trong 100g cá. Nếu như bất đắc dĩ bệnh nhân phải ăn món cá ngừ thì hãy nhớ chỉ được ăn vài miếng thôi.
  • Cá cơm: 239 mg purin trong 100g cá. Bệnh nhân cũng chỉ nên ăn ít cá cơm như ăn cá ngừ.
  • Cá hồi: 170mg purin trong 100g cá. Nếu bệnh nhân ăn cá hồi thì hãy giảm bớt đạm từ các món khác trong mâm cơm ví dụ như thịt hoặc nước canh thịt.

 

Bệnh gút ăn được cá gì? Gợi ý 5 loại cá dành cho bệnh nhân gút

5 loại cá bệnh nhân gút ăn được sau đây bao gồm cả cá biển và cá nước ngọt.

  • Cá mè: 80mg purin trong 100g cá. Cá mè là loại cá dễ mua mà lại rất rẻ. Với lượng purin trong 100g cá khá thấp chỉ 80mg thì bệnh nhân có thể tự tin ăn khoảng 2 bữa/tuần.
  • Cá chim: 93mg purin trong 100g cá. Món cá chim có hàm lượng purin an toàn với bệnh nhân gút tuy nhiên lại có khá nhiều mỡ nên khi ăn bệnh nhân cần chú ý ăn phần thịt, hạn chế ăn phần mỡ.
  • Cá tuyết: 109mg purin trong 100g cá. Cá tuyết thuộc nhóm có hàm lượng purin trung bình nên bệnh nhân gút có thể khá yên tâm khi ăn loại cá này.
  • Cá rô: 110mg purin trong 100g cá. Cá rô là món khá tiện mua ở mọi vùng miền của Việt Nam. Bệnh nhân gút có thể ăn cá rô với tần suất cao hơn một số loại cá khác nhưng cần nhớ nguyên tắc là hấp hoặc lọc thịt nấu canh sẽ tốt hơn là rán.

 

Canh cá rô nấu rau cải vừa ngon vừa lợi tiểu tốt cho bệnh nhân gút

Canh cá rô nấu rau cải vừa ngon vừa lợi tiểu tốt cho bệnh nhân gút

 

  • Cá thu: 145mg purin trong 100g cá. Tuy cá thu ở nhóm có hàm lượng purin trung bình nhưng hàm lượng purin cũng xấp xỉ nhóm có nhiều purin nên bệnh nhân cần ăn ở mức hạn chế.

   Đối với bệnh nhân gút, ngoài việc phải chịu những cơn đau gút cấp thì việc phải ăn uống kiêng khem cũng cực khổ không kém. Những loại thuốc tây bệnh nhân thường dùng như colchicin, giảm đau nhóm NSAIDs, corticoid,... chỉ giảm đau chứ không làm hạ acid uric nên người bệnh vẫn phải duy trì chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt. Kể cả bệnh nhân đã kiêng, uric máu vẫn tích tụ lại dần dần và khi ở ngưỡng cao sẽ gây ra cơn đau.  Để hạ uric máu và phòng ngừa cơn gút cấp tái phát người bệnh nên sử dụng thêm sản phẩm BoniGut của Mỹ và Canada có nguồn gốc 100% thảo dược. Khi sử dụng BoniGut lâu dài, bệnh nhân có thể ăn uống thoải mái hơn trước rất nhiều.

 

BoniGut hỗ trợ điều trị cả triệu chứng và nguyên nhân bệnh gút. Giúp bệnh nhân không cần kiêng khem nhiều sau 3 tháng sử dụng.

BoniGut là sản phẩm có nguồn gốc 100% từ thảo dược nhập khẩu từ Canada và Mỹ.

 

Sản phẩm BoniGut

Sản phẩm BoniGut

 

Sản phẩm BoniGut có công dụng:

  • Giảm các triệu chứng đau, viêm; giảm số lần tái phát cơn gút cấp tính sau 1 tháng sử dụng với liều 4-6 viên/ngày. Những thành phần tạo nên công dụng giảm đau, chống viêm của sản phẩm là gừng, kim sa, húng tây, tầm ma, bạc hà.
  • Giảm nồng độ acid uric máu sau 2-3 tháng sử dụng. Các thảo dược trong sản phẩm giúp giảm acid uric máu nhờ vào 3 tác động:
  • Ức chế enzym xanthin oxidase là enzym xúc tác chuyển hóa purin trong thức ăn thành acid uric. Các loại thảo dược có công dụng này trong BoniGut là quả anh đào đen, hạt cần tây, hạt nhãn.
  • Trung hòa acid uric máu nhờ thảo dược có tính kiềm như quả anh đào đen, hạt cần tây
  • Lợi tiểu giúp tăng đào thải acid uric nhờ các thảo dược như mã đề, trạch tả, bách xù, ngưu bàng tử.

 

BoniGut giải quyết cả nguyên nhân và triệu chứng bệnh gút

BoniGut giải quyết cả nguyên nhân và triệu chứng bệnh gút

 

Cảm nhận của khách hàng khi sử dụng BoniGut

    Rất nhiều bệnh nhân đã sử dụng và hài lòng với BoniGut. Dưới đây là những chia sẻ của bệnh nhân về kinh nghiệm sử dụng sản phẩm BoniGut.

 

Anh Lương Kim An (50 tuổi ở số 26, ngõ 150, phố Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội, điện thoại: 0947.610.799

 

 Anh Lương Kim An chia sẻ kinh nghiệm sử dụng sản phẩm BoniGut

Anh Lương Kim An chia sẻ kinh nghiệm sử dụng sản phẩm BoniGut

 

“Anh phát hiện bị gút từ năm 2012, lúc này nồng độ acid uric máu là 675 µmol/l. Bác sĩ cho anh dùng colchicin nhưng cơn đau không dứt hoàn toàn. Mỗi tháng anh phải chịu cơn đau gút cấp 2 lần. Anh biết đến BoniGut và dùng với liều 6 viên/ngày chia làm 3 lần. Sau 1 tháng sử dụng thì anh không còn thấy đau nữa nên đã giảm liều còn 4 viên/ngày. Hiện giờ acid uric máu của anh chỉ còn dưới 420µmol/l. Điều làm anh sung sướng nhất là anh không còn phải kiêng khem quá mức trong những bữa tiệc nữa. Anh cảm ơn BoniGut, cảm ơn công ty Botania rất nhiều”

 

Chú Nguyễn Đức Trung, 58 tuổi tại căn nhà ở Khu Vĩnh Tuy 1, phường Mạo Khê, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, hiện chú vẫn đang làm quản lý một nhà hàng hải sản ở Hạ Long.

Chú Nguyễn Đức Trung chia sẻ kinh nghiệm sử dụng sản phẩm BoniGut

Chú Nguyễn Đức Trung chia sẻ kinh nghiệm sử dụng sản phẩm BoniGut

 

“Năm 2000 chú có cơn đau gút cấp đầu tiên. Thời điểm ấy chỉ số acid uric máu của chú là 570µmol/l. Sau chú biết đến sản phẩm BoniGut và uống với liều 6 viên/ngày chia 2 lần. Cho đến nay chú đã dùng sản phẩm được hơn 1 năm rồi. Chỉ số acid uric máu của chú chỉ còn khoảng 400µmol/l. Giờ đây khi tiếp khách ở nhà hàng chú đã tự tin ăn hải sản mà không lo bị lên cơn gút cấp nữa. Chú cảm ơn BoniGut và công ty Botania rất nhiều.”

 

Chú Phạm Văn Công (46 tuổi) ở thôn Xích Thổ, xã Hồng Thái, huyện An Dương, TP. Hải Phòng, sđt 0389044939

 

Chú Phạm Văn Công chia sẻ kinh nghiệm sử dụng BoniGut

Chú Phạm Văn Công chia sẻ kinh nghiệm sử dụng BoniGut

 

“Chú phát hiện bị gút năm 2013, lúc ý nồng độ acid uric máu của chú là 715 μmol/lít. Những lúc lên cơn đau gút cấp chú không thể đi làm được. Chú có uống colchicin nhưng chỉ uống khi có cơn đau, hết đau phải dừng ngay vì thuốc này hại lắm. Đến năm 2018 thì tuần nào chú cũng bị đau. Chú biết đến BoniGut là sản phẩm có 100% thành phần thảo dược rất tốt cho bệnh nhân gút nên đã mua về dùng với liều 4 viên/ngày chia 2 lần. Trong khoảng thời gian chú uống 4 lọ thì chỉ bị đau duy nhất 1 lần thôi, cơn đau cũng nhẹ hơn trước nhiều. Sau 4 tháng kiên trì sử dụng sản phẩm thì nồng độ acid uric máu giảm còn 345 μmol/lít. Cảm ơn công ty Botania đã cho chú được dùng sản phẩm tốt như vậy.”

 

     Bài viết trên đây đã trả lời cho quý độc giả câu hỏi bệnh gút ăn được cá gì. Hy vọng những thông tin trong bài viết hữu ích với quý độc giả. Quý độc giả cần tư vấn về bệnh gút cũng như sản phẩm BoniGut vui lòng liên hệ đến tổng đài miễn phí cước gọi của công ty Botania 1800 1044.

 

 

XEM THÊM:

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniGut+ 30V

230.000đ

BoniGut+ 60V

405.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc