Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Bệnh bụi phổi Silic - Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Thứ hai, 08-06-2020 11:43 AM

Mục lục [Ẩn]

 

Bệnh nghề nghiệp luôn là nỗi lo của mỗi người lao động. Bất kể nghề nào cũng có rủi ro trên sức khỏe, chỉ là ít hay nhiều, mức độ có nghiêm trọng hay không. Bệnh bụi phổi silic là một bệnh nghề nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất (74.4%). Với tính chất và mức độ nguy hiểm của mình, bệnh khiến không ít người lao động phải nghỉ việc và tốn chi phí điều trị lớn. Bài viết sau đây sẽ lý giải bệnh bụi phổi silic là gì? Nguyên nhân, những ngành nghề nào dễ mắc phải và cách điều trị, giải pháp tối ưu. Đọc và tìm hiểu thêm nhé!

 

Bệnh bụi phổi silic là gì?

Bệnh bụi phổi silic là gì?

 

Bệnh bụi phổi silic là gì?

 

Bệnh bụi phổi silic (silicosis) là bệnh thường gặp khi cơ thể hít phải bụi silic với lượng nhiều trong thời gian đủ dài. Bệnh có những đặc trưng là sự xơ hóa phổi, khó thở và những hình ảnh tổn thương đặc biệt ở phổi khi chụp X quang. 

 

Bụi silic là những bụi có thành phần chính là silic (thường ở dạng SiO2 tự do). Hàm lượng SiO2 trong bụi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn, các triệu chứng càng điển hình. Các bụi có kích thước nhỏ đến rất nhỏ, có thể lơ lửng hoặc bay lên không khí khiến con người hít phải. Chúng thường có trong cát, đá, thạch anh, là nguyên liệu trong xây dựng, sản xuất thủy tinh…

 

Bụi silic gây bệnh cho phổi như thế nào?

 

Cơ chế gây bệnh của bụi silic đó là gây tổn thương và xơ hóa phổi. Hiện nay có nhiều quan điểm về quá trình gây xơ hóa của bụi silic tại phổi. Các nhà khoa học đại đa số đều đồng tình với cơ chế dựa trên hoạt động của đại thực bào phế nang.

 

Bụi silic với kích thước nhỏ sẽ tiến vượt qua các hàng rào bảo vệ bên trên như hệ thống lông và dịch nhầy ở mũi để tiến xuống sâu trong phổi. Tại đây, hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể (cụ thể là các đại thực bào phế nang) sẽ nhanh chóng phát hiện vật thể lạ là các hạt bụi này, tiến đến và bắt giữ chúng.

 

Thông thường, các tác nhân gây bệnh sẽ bị các đại thực bào phế nang tiêu hủy và loại ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, với bụi silic thì các đại thực bào chỉ bao vây chứ không phân hủy được. Sau đó, chúng sẽ có ba trạng thái khác nhau, đó là:

  • Di chuyển tới vị trí các lông mao rồi bị lông mao đẩy ra ngoài.
  • Đại thực bào phế nang không được đẩy ra ngoài sẽ bị độc silic phá hủy, giải phóng ra các enzym và bụi silic gây độc tế bào.
  • Các đại thực bào không bị phá hủy thì bị thay đổi chức năng, giải phóng ra các chất gây tổn thương tế bào phổi, các yếu tố gây xơ dẫn đến xơ hóa, gây bệnh bụi phổi silic.

 

Những ai dễ bị bệnh phổi silic?

 

Bệnh bụi phổi silic là một trong những bệnh nghề nghiệp phổ biến nhất, thường gặp ở các nghề mà bụi silic phát sinh trong quá trình làm việc như:

 

+ Khai thác quặng đá có chứa silic tự do

+ Đẽo mài đá có chứa silic tự do

+ Chế biến (Tán, nghiền, sàng) các quặng đá chứa silic tự do.

+ Công việc đúc tiếp xúc với bụi cát khuôn, làm sạch vật đúc.

+ Làm trong khâu làm sạch và làm nhẵn sản phẩm bằng tia cát.

+ Làm đồ sành, sứ, chế biến thủy tinh, gạch chịu lửa,...

 

Trong đó, nghề khoan đá, nghiền, sàng đá là những nghề có nguy cơ cao nhất. Khai thác than mỏ, đúc thủ công, làm trong công nghiệp đường sắt, thợ xây… có nguy cơ cao, chỉ xếp sau các ngành nghề trên.

 

 

Triệu chứng bệnh bụi phổi silic

 

Về lâm sàng, bệnh bụi phổi silic dược phân làm 3 thể dựa trên tốc độ tiến triển của bệnh, đó là: Bệnh bụi phổi silic thể mạn tính, thể tiến triển nhanh và thể cấp tính.

 

Bệnh bụi phổi silic thể mạn tính

 

Với thể mạn tính, các biểu hiện tiến triển muộn (sau khoảng 10 năm) và các tổn thương phổi cũng phát triển chậm và thường gặp nhất. Các biểu hiện khá giống với các bệnh lý hô hấp mạn tính khác, đó là:

 

+ Ho và khạc đờm: Đây là biểu hiện sớm nhất của bệnh.  Ở giai đoạn nhẹ thì ho và khạc đờm ít. Về sau, các triệu chứng này xuất hiện thường xuyên và kéo dài hơn. Đây là biểu hiện của viêm tại phế quản do độc tố xuất phát từ sự tấn công của bụi silic.

+ Khó thở gắng sức. Đây là triệu chứng cơ bản, đặc hiệu của các bệnh khi phổi bị xơ hóa. Triệu chứng này sẽ xuất hiện muộn hơn,  Nguyên nhân là do khi phổi bị xơ hóa, lòng ống dẫn khí sẽ bị thu hẹp lại làm giảm lưu thông khí gây khó thở.

+ Đau ngực: Triệu chứng này rất hay gặp với đặc điểm đau toàn bộ, đau thắt đặc biệt cơn đau tức tăng lên khi gắng sức.

+ Ho ra máu, khạc ra đờm đen. Khi đã ho ra máu nghĩa là bệnh đã chuyển sang giai đoạn nguy hiểm. Còn khạc đờm đen thường gặp ở bệnh nhân làm ở mỏ than.

 

Bệnh bụi phổi silic thể tiến triển

Thời gian phát bệnh sớm hơn: từ 5-10 năm, thường xảy ra với những người thường xuyên hít thở bụi silic với nồng độ cao. Khác với thể mạn tính, triệu chứng lâm sàng của thể này thường chỉ là khó thở. Khi chụp X Quang thấy tổn thương phổi rõ ràng sau 4-8 năm tiếp xúc.

 

Bệnh bụi phổi silic thể cấp tính

 

Khi hít bụi silic với nồng độ rất cao khiến phổi bị xơ hóa nặng chỉ trong thời gian ngắn.

Triệu chứng khó thở bắt đầu đột ngột và nặng, không sốt, có thể có nhiễm trùng. Cách điều trị đó là phải rửa toàn phổi. Đây là thể rất nguy hiểm, khiến người bệnh tử vong chỉ sau 1 tháng đến 1 năm.

 

Bệnh bụi phổi silic nguy hiểm như thế nào?

 

Có thể thấy, bệnh phổi silic thể cấp tính rất nguy hiểm , khiến người bệnh tử vong chỉ sau một thời gian ngắn. Còn khi tiếp xúc lâu dài với bụi silic, bệnh ở thể mạn cũng gây ra các biến chứng rất nguy hiểm đó là:

- Lao phổi: Có khoảng 8% bệnh nhân bụi phổi silic có biến chứng này. Ngoài ra, với người mắc bệnh lao phổi thì bụi silic làm tăng tổn thương cho phổi.

 

- Các bệnh lý trên phổi: Khí phế thũng (Các phế nang và các tiểu phế quản dần bị mất chức năng hoặc bị phá hủy), viêm phế quản cấp và mạn tính, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra, hoạt động của nhung mao bị rối loạn làm giảm khả năng bảo vệ phổi, làm nguy cơ nhiễm khuẩn phổi tăng cao.

 

- Các bệnh lý ngoài phổi: Suy tim, tăng huyết áp động mạch phổi, các bệnh lý trên thận (chú yểu do phổi bị xơ hóa thì không đáp ứng đủ nhu cầu oxy của cơ thể).

 

Điều trị bệnh bụi phổi silic như thế nào?

 

Các biện pháp dùng thuốc

Nhiều trường hợp nếu phát hiện sớm và ngừng tiếp xúc với bụi, tình trạng sẽ ổn đinh. Còn nếu phát hiện chậm, thời gian tiếp xúc đủ dài, xơ hóa lan tỏa thì dù cho có ngừng tiếp xúc thì các tổn thương và xơ hóa vẫn tiếp tục tiến triển, không hồi phục. Lúc này, các biện pháp điều trị chỉ với mục đích giảm triệu chứng, ngăn bụi silic khác làm tổn thương thêm phổi, không cải thiện được bệnh. Các phương pháp đó là:

- Dùng các biện pháp nhằm bao bọc, làm mất hoạt tính bề mặt của SiO2, từ đó ngăn chúng tiếp tục gây hại cho phổi.

- Dùng thuốc giãn phế quản giúp bệnh nhân thở dễ dàng hơn.

- Dùng kháng sinh khi phổi bị nhiễm trùng.

- Sử dụng liệu pháp oxy dài hạn khi tình trạng khó thở kéo dài khiến cơ thể thiếu oxy.

- Ghép phổi được xem xét cho các trường hợp rất nghiêm trọng.

- Chống viêm bằng các thuốc corticoid.

Các biện pháp trên sẽ được chỉ định sau khi bác sĩ khám, đánh giá toàn diện tình trạng sức khỏe của người bệnh.

 

Các chú ý đặc biệt trong đời sống sinh hoạt của bệnh nhân

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cũng đặc biệt cần chú ý:

- Ngừng tiếp xúc với bất kỳ bụi silic nào khác bằng cách nghỉ việc, làm sạch môi trường sống, luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài.

- Ngừng hút thuốc (nếu có), tránh tiếp xúc với khói thuốc lá.

- Kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm bệnh lao (nếu có), tiêm phòng cúm.

 

Các biện pháp phòng ngừa bệnh phổi silic

 

Như đã nói ở trên, tổn thương do bụi silic là không thể phục hồi. Chính vì vậy, phòng ngừa là biện pháp duy nhất bảo vệ những đối tượng có nguy cơ cao kể trên. Nếu công việc của bạn thường xuyên tiếp xúc với bụi silic, bạn cần chú ý:

 

- Đeo khẩu trang chuyên dụng và tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp an toàn lao động khác.

- Sử dụng phương pháp phun nước tại nơi làm việc. Điều này giúp giảm nguy cơ tiếp xúc với bụi silic.

- Dùng các biện pháp để tăng cường hoạt động của các lông mao trong phổi.

 

Vai trò to lớn của các lông mao trong việc bảo vệ phổi.

 

Trong đường dẫn khí của phổi có tỉ ti chiếc lông mao. Chúng chính là lớp phòng thủ có vai trò lọc các vật thể lạ,  chuyển động nhịp nhàng để đẩy các vật thể lạ đó ra ngoài, trong đó có bụi silic.

 

Khi các đại thực bào bao vây, bắt nhốt bụi silic thì sẽ được các lông mao này đẩy ra khỏi cơ thê. Điều này giảm thiểu được tác hại của bụi silic và các chất hóa học thoát ra khi đại thực bào bị phá hủy.

 

Khi kích hoạt hệ thống lông mao, phổi của con người sẽ được bảo vệ tối đa trước tác hại của bụi silic nói riêng và các bụi bẩn trong môi trường không khí ô nhiễm nói chung.

 

Xuyên bối mẫu - Thảo dược kích hoạt hệ thống lông mao hiệu quả.

 

 

Chiết xuất xuyên bối mẫu đã được khoa học chứng minh có tác dụng kích hoạt lại hệ thống thông mao trong phổi. Từ đó giúp đẩy các bụi silic ra ngoài, ngăn sự xâm nhập của chúng ngay từ đầu. Khi có những bụi silic lọt được vào trong và bị các đại thực bào bắt giữ thì lông mao có vai trò đẩy các đại thực bào đã nuốt bụi silic này ra ngoài, ngăn chúng gây hại cho tế bào phổi.

 

Xuyên bối mẫu là loại thảo dược quý đã được sử dụng cách đây hàng ngàn năm trong y học cổ truyền để điều trị các bệnh về phổi, đặc biệt là hen suyễn, viêm phế quản, lao và giảm ho trong các trường hợp ho mãn tính, ho kèm khó thở, ho kèm đờm có máu, ho kèm chán ăn, tức ngực,…

Ngay cả khi người bệnh đã tiếp xúc lâu với bụi silic và xuất hiện các triệu chứng thì xuyên bối mẫu cũng vẫn có tác dụng rất tốt trong việc giảm triệu chứng và ngăn cản các bụi khác làm phổi bị tổn thương thêm.

 Trong sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của giáo sư Đỗ Tất Lợi chỉ rõ, xuyên bối mẫu có tác dụng nhuận phế trừ đàm (tiêu đờm), chỉ khái (trừ ho), thanh nhiệt tán kết.

Việc làm sạch phổi và long đờm của xuyên bối mẫu không giúp người bệnh dễ thở hơn, giảm ho, giảm tức ngực, cải thiện chức năng phổi, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

Xuyên bối mẫu - Thảo dược không thể thiếu với người thường xuyên tiếp xúc với bụi silic

Xuyên bối mẫu - Thảo dược không thể thiếu với người thường xuyên tiếp xúc với bụi silic

 

Xuyên bối mẫu và nhiều thảo dược quý khác có mặt trong BoniDetox của Mỹ

 

BoniDetox được nhập khẩu từ Mỹ, được sản xuất tại nhà máy dược phẩm đạt chuẩn cGMP J&E International, WA, USA . Trong mỗi viên có chứa đến 100mg chiết xuất xuyên bối mẫu, từ đó có tác dụng bảo vệ phổi và giảm triệu chứng hiệu quả.

Không chỉ vậy, trong BoniDetox còn chứa rất nhiều thảo dược tự nhiên khác, kết hợp với xuyên bối mẫu giúp người bệnh được cải thiện tốt nhất. Đó là:

- Hoàng cầm, lá oliu, cam thảo Italia, xuyên tâm liên: Giúp phục hồi chức năng phổi bị tổn thương, giải độc và làm sạch phổi.

- Tỳ bà diệp, lá bạch đàn, bồ công anh: giúp giảm ho, long đờm, giãn phế quản, làm thông thoáng đường thở, từ đó giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh bụi phổi silic.

- Fucoidan: giúp phòng ung thư hiệu quả.

Với công thức toàn diện như trên, BoniDetox chính là lựa chọn hoàn hảo cho những người lam trong môi trường nhiều bụi silic, những người đã có những triệu chứng của bệnh bụi phổi silic như khó thở, ho khạc đờm, tức ngực...

 

 

BoniDetox là sự kết hợp hoàn hảo của các thảo dược tự nhiên

BoniDetox là sự kết hợp hoàn hảo của các thảo dược tự nhiên

 

BoniDetox - Sản phẩm tuyệt vời đến từ Mỹ

 

BoniDetox được nghiên cứu, phát triển và sản xuất bởi tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals. Nhà máy sản xuất BoniDetox đặt tại Mỹ là nhà máy J&E International đã đạt tiêu chuẩn cGMP của:

  • FDA (Mỹ)
  • NSF International (Trung tâm hợp tác về an toàn thực phẩm và nước uống của tổ chức y tế thế giới WHO).

Sản phẩm được sản xuất tại các nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP được đảm bảo về chất lượng, và độ an toàn, bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng.

 

Đặc biệt, tại nhà máy này, BoniDetox được sản xuất bởi hệ  thống máy móc sử dụng công nghệ microfluidizer. Đây là công nghệ hiện đại nhất hiện nay, giúp tạo ra những phân tử hạt nano có kích thước siêu nhỏ, đồng nhất và ổn định, giúp cơ thể hấp thu tối đa, hiệu quả đạt được là cao nhất.

 

Nhà máy của tập đoàn Viva Nutraceuticals đều đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt cGMP

Nhà máy của tập đoàn Viva Nutraceuticals đều đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt cGMP

 

BoniDetox được chuyên gia đầu ngành khuyên dùng

Tiến sĩ – Bác sĩ Phạm Hưng Củng, nguyên vụ trưởng Vụ Y học cổ truyền – Bộ Y tế cho biết: “Một số nghề dễ bị mắc bệnh bụi phổi silic đó là công nhân mỏ (than, đá quặng), người làm trong ngành sản xuất gốm, sứ, thủy tinh,... Với những đối tượng nguy cơ cao như vậy, việc bảo vệ cơ thể và giảm triệu chứng là điều cần làm càng sớm càng tốt.

 

“BoniDetox của Mỹ là lựa chọn tối ưu vì cơ chế tác dụng rất toàn diện. Trong BoniDetox có xuyên bối mẫu, giúp bảo vệ phổi trước sự tấn công của bụi silic. Không chỉ vậy, BoniDetox còn giúp giải độc phổi, phục hồi chức năng phổi đã bị tổn thương, làm sạch phổi, giảm triệu chứng. Đặc biệt, trong BoniDetox còn chứa Fucoidan, giúp phòng ung thư hiệu quả”.

 

“Với thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, BoniDetox rất an toàn, dùng lâu dài không gây bất kỳ tác dụng bất lợi nào trên gan, thận, dạ dày… Vì vậy bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng liên tục hàng ngày”.

 

Bài viết trên là những thông tin tổng hợp về bệnh bụi phổi silic. Đây là bệnh không có biện pháp điều trị khỏi hẳn mà chỉ tác động làm chậm quá trình tiến triển và giảm triệu chứng. Chính vì vậy, phòng ngừa ngay từ bây giờ là điều cấp thiết. BoniDetox là giải pháp tối ưu của bạn. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc.

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniDetox 30v

360.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc