Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Bé sơ sinh suýt tử vong do xoắn ruột, cha mẹ phải hết sức cẩn thận

Thứ ba, 10-03-2020 16:50 PM

Mục lục [Ẩn]

      Khi nuôi con, ngoài những bệnh lý thông thường như rối loạn tiêu hóa, ho sốt, viêm phế quản,… thì bệnh xoắn ruột ở trẻ sơ sinh cũng khiến các mẹ hết sức lo lắng. Nếu trẻ không được cấp cứu kịp thời, đoạn ruột tổn thương có thể bị hoại tử không thể phục hồi, từ đó gây nhiễm trùng, nhiễm độc ổ bụng dẫn tới tử vong.

   Các bác sĩ tại Trung tâm Sản Nhi – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa phẫu thuật thành công cứu sống một bé trai sơ sinh bị tắc ruột hoại tử do xoắn ruột. Đây là một trong những trường hợp bệnh nhi đặc biệt được cứu sống nhờ có sự phối hợp khẩn trương, kịp thời của các y bác sĩ.

Cứu sống bé sơ sinh 2,8kg bị tắc ruột hoại tử do xoắn ruột

Nhập viện trong tình trạng lơ mơ, suy hô hấp

   Đó là trường hợp bệnh nhi Đ.V.H (35 ngày tuổi, trú tại Thanh Ba, Phú Thọ) được đưa đến Khoa Cấp cứu - Trung tâm Sản Nhi vào sáng 28/02/2020 trong tình trạng lơ mơ, suy hô hấp, suy tuần hoàn, da và niêm mạc tím, bụng chướng căng, nhịp tim nhanh, phổi thông khí kém.

   Bệnh nhi ngay lập tức được xử trí đặt ống nội khí quản cấp cứu, thở máy hỗ trợ xâm nhập, đặt catheter tĩnh mạch trung tâm kết hợp dùng các thuốc vận mạch kiểm soát huyết động để duy trì chức năng sống. Sau khi thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng, chụp CT Scanner ổ bụng, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị tắc ruột, nghĩ đến do xoắn ruột ở trẻ sơ sinh và chỉ định phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhi ngay sau đó.

 

Cứu sống bé sơ sinh 2,8kg bị tắc ruột hoại tử do xoắn ruột

Đoạn ruột bị xoắn gây hoại tử được xử trí cắt bỏ.

 

 ThS.BS. Nguyễn Đức Lân – Trưởng khoa Ngoại nhi Tổng hợp chia sẻ: " Đây là một trường hợp chẩn đoán khó vì bệnh nhân nhập viện ở giai đoạn muộn, các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng không điển hình, bệnh nhi đã có tình trạng sốc và phải hồi sức trước mổ. Khi tiến hành mở ổ bụng, các bác sĩ phát hiện ruột của bệnh nhi bị xoắn hoàn toàn, khoảng 60cm ruột bị hoại tử không thể bảo tồn nên phải thực hiện cắt bỏ khoảng 1/2 ruột non của bệnh nhi. Đồng thời, việc thực hiện miệng nối đảm bảo lưu thông tiêu hóa cho bệnh nhi gặp khá nhiều khó khăn do đoạn ruột trên giãn to, đoạn ruột dưới nhỏ, các bác sĩ cũng cần cân nhắc, tính toán các mạch máu nuôi ruột để đảm bảo bảo tồn ruột tối đa.

Trường hợp nhỏ tuổi nhất có chỉ định lọc máu

   ThS.BS. Cao Việt Hưng, Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc cho biết, ca bệnh được ghi nhận tại Trung tâm Sản Nhi, đồng thời cũng là ca bệnh phức tạp bởi bệnh nhi là trẻ sinh non, có cân nặng thấp, thể trạng rất yếu do bị suy đa tạng. Sau khi được chuyển đến khoa, bệnh nhi được thực hiện lọc máu liên tục và hỗ trợ thở máy kết hợp sử dụng các thuốc vận mạch để điều chỉnh rối loạn toan kiềm, rối loạn điện giải, rối loạn đông máu. Sau phẫu thuật, bệnh nhi được chuyển về chăm sóc tại Khoa Sơ Sinh. Tuy nhiên vì sức khỏe của bé rất yếu, có biểu hiện sốc nhiễm trùng, nhiễm độc nặng nên ngay sau khi các bác sĩ hội chẩn nhanh và đưa ra chỉ định lọc máu, bệnh nhi tiếp tục được chuyển đến điều trị, theo dõi tại Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc.

   Sau 1 ngày, chức năng các tạng dần ổn định, bệnh nhi được rút lọc máu, giảm liều thuốc vận mạch. Sau 3 ngày, bệnh nhi đi ngoài được, bụng mềm, được tập cho ăn và được cai máy thở. Hiện bệnh nhi đang tiếp tục được điều trị, theo dõi tại khoa hồi sức tích cực – chống độc với tiên lượng tốt.

Chúng ta cùng tìm hiểu thêm một số thông tin về bệnh xoắn ruột ở trẻ sơ sinh:

 

Bệnh xoắn ruột ở trẻ sơ sinh là gì?

 

bệnh xoắn ruột ở trẻ sơ sinh

Xoắn ruột ở trẻ sơ sinh

 

    Xoắn ruột ở trẻ sơ sinh là 1 trong 5 loại xoắn ruột thường gặp đó là xoắn ruột sơ sinh (Volvulus neonatorum), xoắn ruột non (Volvulus intestine), xoắn manh tràng (Volvulus ceacum), xoắn đại tràng sigma (Volvulus sigmoid colon), xoắn dạ dày (Volvulus of stomach).

Nguyên nhân gây nên bệnh xoắn ruột

Xoắn ruột là một phần ruột non hoặc ruột già sẽ bị xoắn lại, vì vậy mà trẻ cảm thấy đau bụng dữ dội. Có thể nói, nguyên nhân chủ yếu là do:

  • Bẩm sinh, đó là khi thai nhi xoay và cố định ruột trong cuối thai kỳ.

  • Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ từng phải phẫu thuật ổ bụng hoặc có khối u.

  • Chứng quay ruột bất thường ở trẻ nhỏ.

   Theo các bác sĩ, có rất nhiều nguyên nhân gây xoắn ruột, tuy nhiên, chúng ta chỉ có đúng 6 giờ để cứu trẻ bị xoắn ruột. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể khiến bé tử vong vì hoại tử. Ruột bị hoại tử sẽ không thể phục hồi, gây nhiễm trùng và nhiễm độc ổ bụng dẫn tới tử vong. Trong một số trường hợp, xoắn ruột có thể xuất hiện sau một đợt viêm dạ dày đại tràng cấp tính.

   Vi khuẩn hay virus gây nhiễm trùng đường tiêu hóa có thể làm phù nề các hạch bạch huyết ở ruột, gia tăng nhu động ruột, tạo điều kiện thuận lợi cho xoắn ruột. Ở trẻ dưới 3 tháng hay trên 5 tuổi, xoắn ruột thường liên quan nhiều tới các tổn thương thực thể như hạch bạch huyết sưng to, các khối u lành tính hoặc ác tính, dị dạng ruột (ruột đôi, túi thừa Meckel…).

Dấu hiệu của bệnh xoắn ruột ở trẻ sơ sinh

 

dấu hiệu bệnh xoắn ruột ở trẻ

Đột ngột khóc to do đau bụng là dấu hiệu đầu tiên của bệnh

 

    Bệnh xoắn ruột ở trẻ sơ sinh là do lồng ruột, nên các triệu chứng của lồng ruột liên quan mật thiết đến bệnh này. Dấu hiệu đầu tiên nhận biết trẻ sơ sinh khỏe mạnh bị xoắn ruột là đột ngột khóc to do đau bụng. Trẻ sơ sinh bị đau bụng dữ dội và có thể kéo đầu gối vào ngực của chúng khi chúng khóc. Cơn đau ruột thường lặp đi lặp lại, thường mỗi 16-25 phút đầu tiên. Các cơn đau kéo dài và xảy ra thường xuyên hơn theo thời gian. Các dấu hiệu và triệu chứng  khác của bệnh xoắn ruột ở trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Phân trộn lẫn với máu và chất nhầy (đôi khi được gọi là phân ”thạch nho” vì bề ngoài trông giống thạch nho).

  • Nôn.

  • Một khối u trong bụng.

  • Ngủ lịm.

  • Tiêu chảy.

  • Sốt cao trên 370C.

   Không phải tất cả các trường hợp trẻ bị xoắn ruột đều có tất cả các triệu chứng trên. Một số trẻ bị đau không rõ ràng và một số trẻ không tiêu phân máu hoặc có một khối u trong ổ bụng. Một số trẻ lớn bị đau nhưng không có các triệu chứng khác.

Điều trị bệnh xoắn ruột ở trẻ sơ sinh

    Khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh xoắn ruột ở trẻ sơ sinh, cách tốt nhất là mẹ nên đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức để con được chữa trị kịp thời. Các phương pháp dùng để chẩn đoán bệnh xoắn ruột ở trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Kiểm tra cơ thể.

  • X-quang.

  • Chụp vi tính cắt lớp (CT).

  • Siêu âm.

  • Thụt tháo bằng khí hoặc barium.

    Điều trị xoắn ruột thường được coi là một tình trạng cấp cứu y tế. Chăm sóc y tế khẩn cấp là cần thiết để tránh tình trạng mất nước nghiêm trọng và gây sốc, cũng như ngăn ngừa lây nhiễm có thể xảy ra khi một phần của ruột bị chết do thiếu máu. Khi trẻ đến bệnh viện, các bác sĩ đầu tiên sẽ ổn định tình trạng bệnh của trẻ bằng cách:

  • Truyền dịch cho con bạn thông qua một đường truyền tĩnh mạch.

  • Giúp ruột “giải nén” bằng phương pháp đặt một ống thông qua mũi của trẻ và vào dạ dày.

Sau đó, bác sĩ sẽ sửa các khối lồng ruột, gồm các bước:

  • Tháo lồng bằng khí hoặc barium. Đây vừa là quá trình chẩn đoán vừa là phương pháp điều trị. Nếu thụt tháo hiệu quả, việc tiếp tục điều trị thường là không cần thiết. Liệu pháp này có hiệu quả cao ở trẻ em nhưng ít được sử dụng ở người lớn.

  • Dưới 10%  trường hợp bị xoắn ruột tái phát thường xuyên và phải tiến hành điều trị trở lại.

  • Phẫu thuật. Nếu ruột bị thủng và tháo lồng bằng khí không thành công, con bạn sẽ cần phẫu thuật. Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính cho người lớn và những người đang bị bệnh cấp tính

   Xoắn ruột là triệu chứng gây tắc nghẽn đường ruột và ứ đọng thực phẩm, làm giảm lưu lượng máu đến ruột, gây viêm, hoại tử ruột, gây nguy hiểm đến tính mạng. Nếu không được cấp cứu kịp thời, đoạn ruột tổn thương có thể bị hoại tử không thể phục hồi, từ đó gây nhiễm trùng, nhiễm độc ổ bụng dẫn tới tử vong. Khi thấy trẻ sơ sinh có những dấu hiệu của bệnh, các bậc phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ đến khám ở các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và xử trí kịp thời, tránh để xảy ra các tình trạng đáng tiếc. Hy vọng thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc.

 

Xem Thêm:

Danh sách nhà thuốc