Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

3 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN GIỚI TRẺ DỄ MẮC BỆNH TRĨ

Thứ tư, 02-10-2019 14:25 PM

   Đã có rất nhiều bài viết nói về nguyên nhân của bệnh trĩ sau đây chúng tôi xin nhắc lại 1 chút để quý độc giả hiểu hơn cụ thể các yếu tố gây bệnh trĩ là : di truyền, có tính gia đình; rối loạn nhu động ruột như táo bón, ỉa chảy, mót rặn…; thay đổi nội tiết theo chu kỳ gồm trước chu kỳ kinh nguyệt, mang thai sinh đẻ nhiều…; có bệnh phổ biến làm tăng áp lực tĩnh mạch cửa, thoát vị bẹn, bệnh đường sinh dục, tiết niệu, gan… hay tư thế làm việc: đứng hay ngồi quá nhiều, ít đi lại và vận động. Tuy nhiên, chúng tôi xin lưu ý đến xu thế bệnh trĩ đang bị trẻ hóa dần do ảnh hưởng của môi trường và điều kiện làm việc hiện nay của giới trẻ dẫn đến nguy cơ dễ mắc căn bệnh này.

 

 Dưới đây là 1 vài nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ mắc bệnh trĩ ở giới trẻ gia tăng 1 cách đột biến.

1. Dễ mắc bệnh khi ngồi máy tính nhiều:

                Hơn 50% số người mắc bệnh có độ tuổi từ 50 trở lên, nhưng ngày nay bệnh trĩ đã dễ phát sinh ở giới trẻ vì việc lạm dụng máy tính.

                Hiện nay, số đông giới trẻ đang sử dụng máy tính trong công việc, học, chơi nhiều giờ liên tục với máy vi tính, và toàn thân hầu như rất ít vận động. Điều này sẽ làm tăng áp lực đối với các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng, tăng nguy cơ mắc bệnh và tăng mức độ nặng của bệnh trĩ.

                Những người ngồi máy tính nhiều nên thỉnh thoảng đứng dậy đi lại 5 - 1 0 phút. Bên cạnh đó, họ cũng nên chú ý về dinh dưỡng, ăn nhiều rau, uống nhiều nước, tránh các đồ cay nóng, chất kích thích,... 

 

2. Đứng nhiều, ngồi lâu, mang vác nặng làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ

                Những người phải đứng nhiều, ngồi lâu và ít vận động như nhân viên bán hàng, lái xe, thợ may, nhân viên văn phòng… thường có nguy cơ mắc bệnh trĩ khá cao.

                Những người lao động nặng nhọc như mang vác, đội vật nặng lên đầu, lên vai (công nhân bốc vác ở các bến cảng) làm cho áp lực trong ổ bụng tăng lên một cách đáng kể trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm cũng có nguy cơ cao bị mắc bệnh trĩ.

 

Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh trĩ

 

3. Phụ nữ dể mắc bệnh trĩ

                Phụ nữ mang thai và cho con bú càng dễ bị trĩ và táo bón, vì ngoài những nguyên nhân thông thường gây ra táo bón và trĩ như thói quen ăn uống thiếu chất xơ, uống ít nước, ít vận động... họ còn phải chịu thêm những nguyên do "bất khả kháng". Theo đó, khi có thai, áp lực bụng tăng cao, nhất là ở thời kỳ cuối. Sự chèn ép của tử cung lên tĩnh mạch ngày càng lớn, ảnh hưởng đến sự tuần hoàn của máu, làm cho trùm tĩnh mạch trĩ bị xung huyết, mở rộng ra. Hậu quả là tình trạng bí đại tiện tăng thêm, đoạn cuối trực tràng và hậu môn bị nứt, khiến thai phụ dễ mắc bệnh trĩ. Táo bón trong lúc mang thai là bệnh thường gặp, do phải bổ sung canxi và sắt, cũng như thường ít vận động hơn bình thường. Đây cũng là nguyên nhân làm gia tăng bệnh trĩ.

                Phụ nữ cho con bú thường mắc bệnh trĩ do hậu quả của quá trình mang thai để lại, đồng thời trong quá trình cho con bú, thường có thói quen kiêng khem trong chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt đây cũng là 1 phần nguyên nhân dẫn đến căn bệnh khó nói này.

                Cũng có thể nói rằng ngoài nguyên nhân khách quan (bất khả kháng đem lại – Khi mang thai hoặc do cơ địa) thì đa phần nguyên nhân do lối sống sinh hoạt không khoa học dẫn đến. Bởi vậy, chúng ta nên xây dựng cho mình dược chế độ sinh hoạt hợp lý như : tập thể dục, hạn chế làm các công việc nặng nhọc, đối với dân văn phòng nên đứng lên đi lại 5 -  10 phút sau 1 – 2 giờ ngồi làm việc ăn uống nhiều chất xơ….. Với những kiến thức mà chúng tôi vừa nêu trên bài viết rất mong rằng : Đối với những ai chưa mắc bệnh trĩ nên xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý để phòng ngừa, còn đối với những ai đã mắc bệnh trĩ nên tham khảo bài viết dưới đây để tìm được cho mình phương pháp điều trị phù hợp nhất.

 

Hoa Hòe - Khắc tinh của bệnh trĩ

Hoa hòe có vị đắng, tính bình, mát, không độc. Thảo dược này là có mặt trong hầu hết các bài thuốc chữa bệnh trĩ, đại tiện ra máu, cao huyết áp, mất ngủ của y học cổ truyền.

Đặc điểm dược liệu

Nụ hoa hòe hình trứng, ngắn, một đầu nụ hơi nhọn, chiều dài từ 3 đến 6 mm, màu vàng xám. Đài hoa màu xanh, hình chuông, có chiều dài chỉ chiếm khoảng 1/2 so với chiều dài của toàn bộ nụ hoa, phía trên đài chia làm 5 răng lông ôm chắc nụ hoa

Hoa hòe khi chưa nở màu vàng, có chiều dài tối đa khoảng 10mm. Vị đắng nhẹ, có mùi thơm đặc trưng.

Phân bố

Cây hoa hòe ưa ẩm, sáng và phân bố chủ yếu ở những vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam, cây được trồng rộng rãi ở nhiều nơi như Nghệ An, Ninh Bình, Hà Bắc, Hải Phòng và một số tỉnh Tây Nguyên.

Một số quốc gia khác trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Phi, Bắc Mỹ… cũng trồng cây hòe để làm thuốc. 

Bộ phận dùng

Bộ phận dùng làm dược liệu là nụ hoa hòe. Quả đôi khi cũng được sử dụng nhưng ít hơn.

Thu hái – Sơ chế

Cây hòe thường cho ra hoa vào tháng 5 đến tháng 8. Những chùm hoa có nụ to sắp nở sẽ được hái vào lúc sáng sớm khi trời khô ráo, tuốt lấy hoa đem sấy hoặc phơi ngoài nắng cho thật khô.

Nụ hoa sử dụng làm dược liệu được Đông y gọi là hòe mễ. Những hoa đã nở vẫn được sử dụng nhưng theo quy định của Dược Điển Việt Nam thì không được lẫn vào quá 10%.

Riêng quả hòe thì được thu hái khi chín, khoảng tháng  9 – 11. Sau đó đem phơi hoặc sấy khô làm thuốc.

Thành phần hóa học

 Các nụ hoa khô có thể chứa tới 20% rutin, betulin, sophoradiol, với một số quercetin. .Hoa nở chứa 8% rutin

Tác dụng dược lý và chủ trị của hoa hòe

Theo y học cổ truyền, hoa hòe có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, chỉ huyết , sát cam trùng. Chủ trị các loại trĩ, đại tiện ra máu, chảy máu cam, ho khạc ra máu, viêm võng mạc, mắt đỏ, trường phong hạ huyết, tiểu ra máu, xích bạch lỵ, mất ngủ, cao huyết áp…

Theo nghiên cứu hiện đại, hoa hòe có những công dụng sau:

  • Cầm máu, rút ngắn thời gian chảy máu, đặc biệt là khi sử dụng hoa hòe được sao thành than.
  •  Tăng cường sức chịu đựng của mao mạch, phòng ngừa nguy cơ giòn, vỡ mạch, giúp bảo vệ hệ thống mao mạch. Ở thiếu chất này khiến mao mạch bị yếu, giảm độ đàn hồi, tăng tính thấm mao mạch làm cho hệ thống mao mạch dễ bị giãn, giòn và vỡ. Bệnh trĩ xảy ra khi hệ tĩnh mạch trực tràng và hậu môn bị suy yếu làm ứ đọng máu tại hệ thống tĩnh mạch hậu môn, lâu ngày dẫn đến sưng viêm. Vì vậy rutin trong nụ hòe không chỉ giúp tăng cường sức khỏe của mao mạch, giúp hệ thống mao mạch bền chắc, dẻo dai mà còn giúp cầm máu, tiêu búi trĩ.
  • Hạ huyết áp
  •  Giảm cholesterol và mỡ máu, phòng trị xơ vữa động mạch
  • Chống co thắt, giảm trương lực cơ trơn của đại tràng, phế quản

 

BoniVein - Nâng tầm hiệu quả của hoa hòe nhờ kết hợp thêm các thảo dược kinh điển

Ngoài hoa hòe, BoniVein còn kết hợp thêm những thảo dược khác giúp tăng hiệu quả co búi trĩ và giảm nhanh triệu chứng:

- Nhóm tăng sức bền thành tĩnh mạch: rutin từ hoa hòe, hạt dẻ ngựa, diosmin, hesperidin

- Nhóm chống oxy hóa, ngăn ngừa xơ vữa mạch: lý chua đen, hạt nho , vỏ thông

- Nhóm hoạt huyết tránh ứ máu ở búi trĩ: butcher's brom, bạch quả

Với liều 2-6 viên mỗi ngày, BoniVein giảm nhanh đau rát, chảy máu, ngứa hậu môn sau 2-3 tuần sử dụng, co búi trĩ sau 3 tháng. Sản phẩm do công ty Botania phân phối rộng rãi ra hệ thống các nhà thuốc tây. 

 

 

 

Xem thêm:  Điều trị trĩ ở phụ nữ mang thai và sau sinh

 

  •  

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

250.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc